TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (trường hợp Đền t

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (trường hợp Đ

Gửi bàigửi bởi Nguyen Le Uyen Diem » Thứ 5 16/05/19 16:27

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương

DẪN NHẬP

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm tín ngưỡng
1.2. Nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng và tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng
1.3. Lịch sử hình thành đền thờ Hai Bà Trưng (quận Bình Thạnh, TPHCM)
Tiểu kết

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG THỜ HAI BÀ TRƯNG TỪ VĂN HÓA VẬT CHẤT
2.1. Bố cục tổng thể đền thờ
2.1.1. Kết cấu kiến trúc
2.1.2. Không gian cảnh quan
2.2. Tổ chức thờ cúng và trang trí các điện thờ
Tiểu kết

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG THỜ HAI BÀ TRƯNG TỪ VĂN HÓA TINH THẦN
3.1. Sinh hoạt tại đền thờ
3.2. Các hoạt động nghi lễ tại đền thờ
Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng Document Map


Hình ảnh


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nguyen Le Uyen Diem
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 4 20/03/19 8:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (trường hợp Đ

Gửi bàigửi bởi Nguyen Le Uyen Diem » Thứ 5 16/05/19 17:35

Bài tập thực hành 4: xây dựng định nghĩa

Định nghĩa “Tín ngưỡng”

Bước 1:
a) Nhóm Từ điển:

- Theo từ điển Tiếng Việt, tín ngưỡng là “lòng tin và sự tôn thờ một tôn giáo” [Nguyễn Như Ý (chủ biên) 2004: 1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn giáo.

b) Nhóm Sách chuyên khảo, bài báo khoa học

- Trong công trình Ma thuật khoa học và tôn giáo, Malinowski cho rằng: “tín ngưỡng ra đời khi mà cuộc sống của con người có nhiều sự trở ngại và bất trắc. Cụ thể hơn, ông đưa ra một ví dụ về sự tồn tại của ma thuật (tín ngưỡng) ở nghề đánh cá: “Vấn đề quan trọng nhất là ở chỗ đối với việc đánh bắt cá ở phá, khi con người hoàn toàn dựa vào kiến thức và kĩ năng của mình, ma thuật không tồn tại; trong khi đối với việc đánh bắt cá ngoài khơi, đầy nguy hiểm và bất trắc, người ta sử dụng một hệ thống nghi lễ ma thuật với phạm vi rộng lớn để đảm bảo an toàn và kết quả cao” [Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 2006: 159].
- Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”.
- Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...” [Ngô Đức Thịnh 2001: 16].
- Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm mống của những tôn giáo như thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo… đã được du nhập và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài, Hòa Hảo mới xuất hiện” [Trần Ngọc Thêm 1997: 262].
- Đặng Nghiêm Vạn trong công trình “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” ông đã phân tích khá rõ khái niệm tín ngưỡng với tư cách là đức tin tôn giáo, tín ngưỡng không hoàn toàn tách rời khỏi tôn giáo: “Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believe, theo nghĩa hẹp, croyance religieuse) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo” [6, tr.76]

Bước 2 và 3:
Nhóm 1:
- Hình thức: Định nghĩa ngắn gọn, 1 câu.
- Nội dung: diễn đạt khá rõ, nhưng chưa bao trùm và cụ thể vấn đề, người đọc còn mơ hồ về “tín ngưỡng” là gì.
 Định nghĩa chỉ mới nêu được khái quát vấn đề, chưa đi vào chuyên sâu bản chất và đặc điểm.
Nhóm 2:
- Hình thức: rõ ràng, dễ hiểu; ngắn gọn (đa phần là một câu).
- Nội dung: các định nghĩa đi thẳng vào vấn đề, từ bao quát đến cụ thể, cho chúng ta thấy được đặc điểm và bản chất của vấn đề, bên cạnh đó, một số định nghĩa còn kết hợp trong đó là phép so sánh với vấn đề liền cạnh là “tôn giáo” nhằm thấy rõ vấn đề hơn, không mập mờ và ẩn dụ khó hiểu.

Bước 4:
Đặc trưng giống: “Văn hóa tín ngưỡng”

Bước 5:
Ngoại diên của định nghĩa:
- Đặc điểm và bản chất của tín ngưỡng dân gian
- Thể hiện tâm thức của con người qua giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà tín ngưỡng thể hiện.

Bước 6: Các tiêu chí
- Truyền thống
- Hiện đại
- Nội sinh
- Ngoại sinh
- Giá trị vật chất
- Giá trị tinh thần

Bước 7: Định nghĩa mới:
--> Qua những tổng hợp về các quan điểm tín ngưỡng, có thể nói tín ngưỡng là lòng tin, sự ngưỡng mộ cái gì đó mang tính chất thiêng, mang nội dung, hình thái tôn thờ, lễ bái; nhưng không mang trong mình nội dung sáng thế cứu thế; không có bốn yếu tố: giáo chủ, giáo lí, giáo dân và giáo điều; là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội, được hình thành bởi quá trình lịch sử-văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng liêng thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng của con người và cộng đồng người trong xã hội.
Lập sơ đồ kiểm tra

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nguyen Le Uyen Diem
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 4 20/03/19 8:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (trường hợp Đ

Gửi bàigửi bởi Nguyen Le Uyen Diem » Thứ 6 17/05/19 16:41

Bài tập số 5: Lập bảng so sánh
Đối tượng: đền thờ Hai Bà Trưng ở Thành phố Hồ Chí Minh (miền Nam) với đền thờ Hai Bà Trưng ở Vĩnh Phúc và Hà Nội (đại diện miền Bắc)
So sánh các đặc điểm theo cấu trúc vật chất và tinh thần (tĩnh và động) --> nhằm thấy rõ ý nghĩa, bản chất của đền thờ cũng như là tâm thức trong việc thờ cúng Hai Bà Trưng ở miền Bắc và miền Nam. --> chứng minh giả thuyết đưa ra.
(2 ảnh đính kèm)

Hình ảnh

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nguyen Le Uyen Diem
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 4 20/03/19 8:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến91 khách

cron