NHÂN TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA VN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NHÂN TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA VN

Gửi bàigửi bởi ThuyMinh » Thứ 3 16/04/19 20:14

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Hồ Thuỳ Minh
MSHV: 18831064026
Lớp: Cao học Văn hóa học K19 (đợt 2)

Bài tập thực hành 1:Phân tích đề tài
Đề tài: NHÂN TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Nhân tố văn hoá] [<trong việc gia tăng sức mạnh mềm> <ở Việt Nam> <từ đầu TK 21 đến nay>]
Cụm từ trung tâm: Nhân tố văn hoá
Cụm từ định tố: trong việc gia tăng sức mạnh mềm

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhân tố văn hoá trong sức mạnh mềm
Chủ thể: Người Việt Nam
Không gian: Việt Nam
Thời gian: từ đầu thế kỷ 21 đến nay

3. Sơ đồ:
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu:
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Sức mạnh mềm và sức mạnh cứng
+ Ngoại giao văn hoá và ngoại giao quân sự
+ Ngoại giao văn hoá và ngoại giao kinh tế
+ Việt Nam và các nước phương Tây
-> Giả thuyết nghiên cứu: Việt Nam là một quốc gia có đầy đủ các giá trị văn hoá tiềm năng cho việc sử dụng sức mạnh mềm nhằm tăng giá trị và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tuy nhiên những giá trị này chưa được hiểu rõ và phát huy một cách hiệu quả.
RANDOM_AVATAR
ThuyMinh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 4 28/01/15 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÂN TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA VN

Gửi bàigửi bởi ThuyMinh » Thứ 3 16/04/19 20:32

Bài tập thực hành 2: Xây dựng đề cương
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục chính của luận văn
CHƯƠNG MỘT: NHữNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Những vấn đề lý luận
1.2 Nhân tố văn hoá trong sức mạnh mềm của một số quốc gia hiện nay
1.3 Sức mạnh mềm của Việt Nam trước thế kỷ 21.
CHƯƠNG HAI:NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG SỨC MẠNH MỀM CỦA VIỆT NAM
2.1 Những nét đặc trưng tiêu biểu của văn hoá Việt Nam
2.2 Những tiềm năng sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam
CHƯƠNG BA: PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐỂ GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA VIỆT NAM
3.1 Đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hoá Việt Nam ra thế giới
3.2. Khai thác tiềm năng ngoại giao văn hoá của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
ThuyMinh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 4 28/01/15 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÂN TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA VN

Gửi bàigửi bởi ThuyMinh » Thứ 3 16/04/19 20:56

Bài tập 3 + 4: Làm Document Map + Danh mục tài liệu tham khảo

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
ThuyMinh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 4 28/01/15 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÂN TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA VN

Gửi bàigửi bởi ThuyMinh » Thứ 4 12/06/19 19:26

Bài tập 5: Định nghĩa
1. Ngoại giao văn hoá:
- Theo nhà nghiên cứu Milton C. Cummings Jr. thuộc Trung tâm Nghệ thuật và Văn hóa Mỹ, Washington, Hoa Kỳ: "Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc"
- Theo nhà nghiên cứu Simeon Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương mại Anh: “Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại"
- Còn theo Giáo sư Joseph S. Nye thuộc Đại học Havard: "Ngoại giao văn hóa là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự"
2. Sức mạnh mềm:
* Định nghĩa của Giáo sư Joseph S. Nye
- Trong cuốn Bound to Lead: The Changing Nature of American Power lần đầu tiên đưa ra khái niệm (năm 1990): “Sức mạnh mềm là khả năng khiến người khác muốn cái bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải bị ép buộc hoặc mua chuộc.
- Trong bài viết Americas information, Giáo sư Joseph S. Nye đã bổ sung thêm (năm 1996): “Đối với một quốc gia mà nói, sức mạnh mềm tức là chỉ sự hấp dẫn của nó (attraction), chứ không phải là sự cưỡng chế (coercion), tức năng lực của một nước thông qua sức hấp dẫn của bản thân mình, chứ không phải sức cưỡng chế, thực hiện mục tiêu dự kiến trong công việc quốc tế”
- Năm 1999, Joseph S. Nye đã đưa ra khái niệm chi tiết hơn: "Sức mạnh mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hóa và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tin theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình. Ở mức độ rất lớn, sức mạnh mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin"
* Định nghĩa của các nhà nghiên cứu khác:
- Theo tác giả Kurlantzich: “Sức mạnh mềm là khả năng một quốc gia thuyết phục và gây ảnh hưởng đối với nước khác không phải bằng đe dọa hay cưỡng ép mà bằng sức hấp dẫn của xã hội, giá trị, văn hóa và thể chế của chính quốc gia đó"
- Theo tạp chí Havard Business Essential: "Sức mạnh mềm là khả năng khuyến khích người khác thực hiện những gì mình muốn họ làm thông qua sự lựa chọn của riêng họ."
RANDOM_AVATAR
ThuyMinh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 4 28/01/15 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến88 khách

cron