Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 4 17/07/19 19:09

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Sui Nghiệp Phát
MSHV: 18831064030
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B

Bài tập thực hành 1:Phân tích đề tài
Đề tài: DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÙ LAO THỚI SƠN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
Du lịch bền vững (DTTT) cù lao Thới Sơn (định tố) từ góc nhìn văn hóa (cách thức)
Cụm danh từ trung tâm: du lịch bền vững
Cụm từ định tố: cù lao Thới Sơn
Cách thức nghiên cứu: từ góc nhìn văn hóa

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn
Chủ thể: Người Việt Nam
Không gian: cù lao Thới Sơn
Thời gian: thế kỷ 21

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ

Hình ảnh

4. Xác định các cặp phạm trù đối lập
+ bền vững >< không bền vững
+ nhu cầu bền vững >< cách thức bền vững
+ nhu cầu phát triển du lịch bền vững >< cách thức phát triển du lịch bền vững
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 4 24/07/19 19:44

Bài tập 2: Lập đề cương

DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÙ LAO THỚI SƠN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
1. Lí do chọn đề tài
- Miền Tây Nam bộ là khu vực thu hút du khách do sự phong phú, đa dạng về môi trường tự nhiên lẫn môi trường nhân văn của vùng.
- Cù lao Thới Sơn ở thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đang là điểm đến nhận được nhiều quan tâm, lựa chọn từ khách du lịch và nhà tổ chức du lịch, thu được các hiệu quả tích cực trong những hoạt động du lịch tại địa phương.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch và du lịch bền vững ở miền Tây Nam bộ, nhưng riêng về nghiên cứu du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc độ văn hóa thì còn hạn chế.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa mà không phải từ góc nhìn kinh tế hay các góc nhìn khác. Đây là điểm mấu chốt của đề tài.
- Qua đó, nhận diện được các khía cạnh như văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử trong các hoạt động du lịch bền vũng ở cù lao Thới Sơn.
- Để làm nổi bật những đặc điểm của du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa, đề tài tiến hành mở rộng so sánh với du lịch bền vững ở các cù lao có hoạt động du lịch ở một vài địa phương khác ở miền Tây Nam bộ.
3. Lịch sử nghiên cứu
- Tình hình nghiên cứu về cù lao Thới Sơn
- Tình hình nghiên cứu về văn hóa du lịch ở cù lao Thới Sơn
- Tình hình nghiên cứu về du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn, với chủ thể văn hóa là người Việt Nam, trong không gian cù lao Thới Sơn, thời gian là thế kỷ 21.
4.2.Nguồn tài liệu bao gồm tài liệu khảo sát và tài liệu tham khảo
5.Cơ sở lý thuyết vận dụng trong đề tài
- Lý thuyết địa sinh thái văn hóa và lý thuyết chức năng được vận dụng để làm sáng tỏ các luận điểm trong đề tài.
6.Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp: phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp nghiên cứu điền dã, phương pháp thống kê
- Hướng nghiên cứu tiếp cận liên ngành
7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1.Trên phương diện khoa học
- Kết quả của đề tài gợi mở hướng nghiên cứu chuyên sâu về du lịch ở một địa phương cụ thể ở miền Tây Nam bộ từ góc nhìn văn hóa.
- Cung cấp lượng thông tin cần thiết về nghiên cứu du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa.
- Đề tài khảo cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về đặc điểm của du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử trong du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn mang những đặc trưng riêng của địa phương và của vùng nói chung.
- Bổ sung tư liệu nghiên cứu trường hợp cho hướng nghiên cứu về văn hóa du lịch ở miền Tây Nam bộ.
7.2.Trên phương diện thực tiễn
- Đây là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa đối với du lịch ở tỉnh Tiền Giang nói riêng và ở miền Tây Nam bộ nói chung.
- Du lịch bền vững ở miền Tây Nam bộ được nghiên cứu một cách có hệ thống, đây chính là sự mới mẻ của đề tài.
- Kết quả của đề tài là tài liệu trong công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đê về văn hóa, văn hóa du lịch, du lịch bền vững, văn hóa Tây Nam bộ… ở các ngành Văn hóa học, Du lịch, Việt Nam học, Dân tộc học…
8.Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương này là tiền đề cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo.
Chương 2: Văn hóa tổ chức du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn. Chương này đề cập đến văn hóa tổ chức các hoạt động tham quan, văn hóa tổ chức các hoạt động xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cùng văn hóa tổ chức kinh doanh của cộng đồng địa phương trong du lịch ở cù lao Thới Sơn.
Chương 3: Văn hóa ứng xử với du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn. Chương 3 đề cập đến khía cạnh văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội trong du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn.

NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Khái niệm du lịch bền vững
1.1.2.Ý nghĩa của sự phát triển du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Không gian tự nhiên của cù lao Thới Sơn
1.2.2.Chủ thể của các hoạt động du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn
1.2.3.Quá trình phát triển của du lịch ở cù lao Thới Sơn
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TỔ CHỨC DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÙ LAO THỚI SƠN
2.1. Văn hóa tổ chức các hoạt động tham quan ở cù lao Thới Sơn
2.2. Văn hóa tổ chức các hoạt động xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch ở cù lao Thới Sơn
2.3. Văn hóa tổ chức kinh doanh trong du lịch của các hộ dân ở cù lao Thới Sơn
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÙ LAO THỚI SƠN
3.1. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn
3.2. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội trong du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn
Tiểu kết chương 3
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 6 26/07/19 17:08

Bài tập 3: Sử dụng Document Map và Sưu tầm tài liệu
3.1. Document Map

Hình ảnh
3.2. Sưu tầm tài liệu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ngô Đức Thịnh. (2009). Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam. Hà Nội: Giáo dục Việt Nam.
2.Ngô Văn Lệ, Ngô Thị Phương Lan & Huỳnh Ngọc Thu (đồng chủ biên). (2018). Hoạt động thương hồ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Truyền thống và biến đổi. Hà Nội: Chính trị Quốc gia sự thật.
3.Nguyễn Thị Thanh Kiều. (2016). Vận dụng lý thuyết các bên liên quan trong nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, 4(1), 143-159.
4.Nguyễn Văn Hiệu & Đinh Thị Dung. (2017). Văn hóa học và một số vấn đề lịch sử, văn hóa. Tp.HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
5.Nhiều tác giả. (2008). Nhân học đại cương. Tp.HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
6.Phan Kim Thoa. (2018). Tìm hiểu cơ sở hình thành bản chất người Việt ở Tây Nam Bộ. Tạp chí Văn hóa và Nguồn lực, 13(1), 33-38.
7.Phan Thị Yến Tuyết. (2013). Văn hóa của cư dân miền Đông Nam bộ - Tiếp cận sinh thái văn hóa. Việt Nam học tuyển tập. Tp.HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 583-605.
8.Phan Thị Yến Tuyết. (2015). Những loại hình kinh tế biển, đảo và tiềm năng kinh tế tại vùng biển Nam Bộ, Việt Nam - Tiếp cận sinh thái văn hóa (cultural ecology). Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 18(X2), 146-160.
9.Trần Ngọc Thêm. (1996/2004). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
10.Trần Ngọc Thêm. (2013). Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. TP. HCM: Văn hóa - Văn nghệ.
11.Trần Ngọc Thêm. (2014). Văn hóa người Việt miền Tây Nam bộ. Tp.HCM: Văn hóa – Văn nghệ.
12.Trần Ngọc Thêm. (2016). Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai. TP. HCM: Văn hóa - Văn nghệ.
13.Trần Thuận. (2014). Nam bộ vài nét lịch sử - văn hóa. Tp.HCM: Văn hóa – Văn nghệ.
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Phan Thị Kim Hiện » Thứ 7 27/07/19 22:25

Chào Phát,
Theo mình thì tài liệu tham khảo bạn nên sưu tầm thêm những tài liệu liên quan đến du lịch. Ví dụ như cuốn "quy hoạch du lịch" của Bùi Thị Hải Yến...
Đây là ý kiến cá nhân của mình, bạn có thể tham khảo.
Trân trọng cảm ơn bạn.
RANDOM_AVATAR
Phan Thị Kim Hiện
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 14/06/19 19:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Chủ nhật 28/07/19 9:53

Phan Thị Kim Hiện đã viết:Chào Phát,
Theo mình thì tài liệu tham khảo bạn nên sưu tầm thêm những tài liệu liên quan đến du lịch. Ví dụ như cuốn "quy hoạch du lịch" của Bùi Thị Hải Yến...
Đây là ý kiến cá nhân của mình, bạn có thể tham khảo.
Trân trọng cảm ơn bạn.

Chào bạn Kim Hiện, Phát rất cảm ơn bạn đã đóng góp nguồn tài liệu tham khảo về du lịch cho Phát. Phát sẽ bổ sung vào tài liệu tham khảo.
Thân
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 6 09/08/19 11:14

Bài tập 4: Xây dựng định nghĩa
Định nghĩa về Văn hóa du lịch
a. Nhóm tác giả Trung Quốc là Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2001) trong Kinh tế Du Lịch và Du lịch học viết: “Văn hóa du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hóa và du lịch mà là sự kết hợp giữa du lịch và văn hóa, là kết quả tinh thần và vật chất do tác động tương hỗ lẫn nhau giữa 3 loại: nhu cầu văn hóa và tinh thần của chủ thể du lịch (du khách), nội dung và giá trị văn hóa của khách thể du lịch (là tài nguyên du lịch có thể thỏa mãn sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người du lịch), ý thức và tố chất văn hóa của người môi giới phục vụ du lịch (hướng dẫn viên, thuyết minh viên, người thiết kế sản phẩm, nhân viên phục vụ…) sản sinh ra” (tr.325-326).
Nhận định: Đây chưa phải là một định nghĩa hoàn chỉnh, mà nên xem là một cách hiểu về văn hóa du lịch. Trong cách hiểu này có một vài cụm từ không chính xác, chẳng hạn cụm từ “tinh thần của chủ thể du lịch” nên thay bằng “tâm lý của chủ thể du lịch”; cụm từ “chủ thể du lịch” không xác định rõ chủ thể gì của du lịch. Cách hiểu này vẫn chưa lý giải được cụ thể văn hóa du lịch là loại văn hóa gì hay văn hóa như thế nào, mà chỉ dừng lại ở mức cơ bản xem văn hóa du lịch là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực văn hóa và du lịch.

b. Bùi Thanh Thủy (2009) trong bài viết Về nội hàm của Văn hóa du lịch đăng trên Tạp chí Du lịch nhận định về văn hóa du lịch như sau: “Văn hóa du lịch là một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hóa của toàn bộ hoạt động du lịch. Tất cả hoạt động của từng bộ phận, những sản phẩm du lịch trong quá trình tạo dựng đều hướng vào mục đích hình thành nên những nét đặc trưng riêng mang bản sắc văn hóa dân tộc, sẽ giúp hình thành nên một văn hóa du lịch đặc trưng riêng cho đất nước”.
Nhận định: Đây cũng chưa thể xem là một định nghĩa hoàn chỉnh, mà chỉ là một cách lý giải hoặc một cách hiểu. Nếu có thì chỉ 1 câu “Văn hóa du lịch là một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hóa của toàn bộ hoạt động du lịch” có thể xem là một định nghĩa ở chừng mực cơ bản nhất. Trong câu này, Bùi Thanh Thủy xác định văn hóa du lịch thể hiện những giá trị văn hóa của hoạt động du lịch, tức là mới chỉ xem văn hóa du lịch như là một phương tiện biểu đạt. Chúng tôi đồng tình với nội dung “giá trị văn hóa” mà Bùi Thanh Thủy đề cập ở đây, văn hóa phải mang những giá trị và văn hóa du lịch cũng vậy. Vì tác giả cho rằng “văn hóa du lịch là một phạm trù rộng” nên không thể khái quát được đối tượng và nội dung cụ thể của văn hóa du lịch.

c. Dương Văn Sáu trong bài viết Phát triển sản phẩm du lịch trên nền tảng các di sản văn hóa: Công cụ hữu hiệu để quảng bá Việt Nam (2013) và bài viết Văn hóa du lịch: sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay (2013) hiểu văn hóa du lịch như sau: “Văn hóa du lịch là một khoa học mà đối tượng nghiên cứu của nó là văn hóa Việt Nam, mục tiêu của nó là đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu khác nhau ngày càng cao, càng văn hóa của du khách trong và ngoài nước. Văn hóa du lịch chính là phương pháp để giải bài toán cung-cầu của du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay”.
Nhận định: Cách hiểu này bị khập khễnh khi dùng nội dung là văn hóa Việt Nam để làm đối tượng nghiên cứu cho văn hóa du lịch. Đây là 2 đối tượng có nội hàm, phạm vi khác nhau, văn hóa Việt Nam phải bao hàm văn hóa du lịch Việt Nam, văn hóa du lịch phải có đối tượng nghiên cứu là các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch của con người. Cách lý giải này không chính xác và không đầy đủ ở chỗ xác định mục tiêu của văn hóa du lịch là để đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Rõ ràng, tác giả có sự nhầm lẫn về phạm trù nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu... Tác giả chỉ đề cập đến du khách mà bỏ qua các bên liên quan khác như chính quyền địa phương, các công ty du lịch, người phục vụ du lịch và cộng đồng địa phương...

Từ những phân tích về các cách hiểu văn hóa du lịch trên, kết hợp với cách định nghĩa văn hóa của GS. Trần Ngọc Thêm (2004) trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (tr.25) thì có thể xây dựng 1 định nghĩa văn hóa du lịch như sau:
Văn hóa du lịch là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn du lịch, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn trong hoạt động du lịch.
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 6 09/08/19 11:17

Bài tập 5: Lập bảng biểu
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 6 09/08/19 12:07

Bìa tập 6: Vẽ sơ đồ
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Phan Thị Kim Hiện » Thứ 6 09/08/19 19:00

Chào Phát,
Mình xin có góp ý phần sơ đồ của bạn. Mình nghĩ bạn nên đặt tên sơ đồ cụ thể để người người xem nhìn vào biết bạn đang nói đến vấn đề gì, và tên sơ đồ có phù hợp với sơ đồ mà bạn phân tích hay không.
Trân trọng cảm ơn bạn.
RANDOM_AVATAR
Phan Thị Kim Hiện
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 14/06/19 19:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Du lịch bền vững ở cù lao Thới Sơn từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 7 10/08/19 16:00

Phan Thị Kim Hiện đã viết:Chào Phát,
Mình xin có góp ý phần sơ đồ của bạn. Mình nghĩ bạn nên đặt tên sơ đồ cụ thể để người người xem nhìn vào biết bạn đang nói đến vấn đề gì, và tên sơ đồ có phù hợp với sơ đồ mà bạn phân tích hay không.
Trân trọng cảm ơn bạn.

Chào bạn Kim Hiện, Phát cảm ơn bạn đã góp ý cho phần sơ đồ của Phát. Phát đã chỉnh sửa và bổ sung tên sơ đồ là Sơ đồ định nghĩa Văn hóa du lịch.
Thân
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến187 khách

cron