Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 4 17/07/19 20:33

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hoá học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Trường Khánh
MSHV: 18831064023
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B (đợt 2)
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Phật giáo Đại thừa] [<Champa> <thời kỳ Đồng Dương>]
- Cụm từ trung tâm: Phật giáo Đại thừa
- Cụm từ định tố: Champa thời kỳ Đồng Dương

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo Đại thừa
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Vương quốc Champa
+ Phạm vi thời gian: Thời kỳ Đồng Dương (hay thời Indrapura, từ năm 875 - 982)

3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Phật giáo Đại thừa - Phật giáo tiểu thừa
+ Phật giáo Đại thừa - Bà-la-môn giáo
+ Phật giáo Đại thừa Champa - Phật giáo Đại thừa Ấn Độ
+ Phật giáo Đại thừa Champa - Phật giáo Đại thừa Việt Nam
+ Phật giáo Đại thừa Champa thời Đồng Dương - Phật giáo Đại thừa Champa ở thời kỳ khác

- Giả thuyết nghiên cứu: Phật giáo Đại thừa Champa, vốn được du nhập từ Ấn Độ, chứa nét đặc trưng văn hoá riêng biệt, so với Phật giáo Đại thừa Ấn Độ cũng như các nước khác chịu ảnh hưởng truyền thống Phật giáo này như Việt Nam, và tại Champa nó được thể hiện rõ nhất trong thời kỳ Đồng Dương - Indrapura, khi mà Phật giáo chiếm địa vị tôn giáo chủ lưu tại vương quốc này. Những nét văn hoá đặc thù ấy thể hiện tính cách đặc trưng của dân tộc Champa trong tâm thế và quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá của nền văn hoá này.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 3 23/07/19 16:55

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hoá học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Trường Khánh
MSHV: 18831064023
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B (đợt 2)
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Sau khi nhận được sự góp ý của thầy và các anh chị trên lớp, xin được điều chỉnh lại tên đề tài như sau:

Tên đề tài: DẤU ẤN PHẬT GIÁO TRONG VĂN HOÁ CHAMPA

Theo tên đề tài mới, xin được xác định lại các nội dung phác thảo bên dưới.

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[<Dấu ấn><Phật giáo>] [<trong văn hoá><Champa>]
- Cụm từ trung tâm: Dấu ấn Phật giáo
- Cụm từ định tố: trong văn hoá Champa

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Văn hoá Champa
+ Phạm vi thời gian: Thời kỳ tồn tại của vương quốc Champa, từ năm 192 - 1832

3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Văn hoá Champa >< Các nền văn hoá khác (như Việt Nam hay Ấn Độ...)
+ Dấu ấn Phật giáo >< Dấu ấn tôn giáo khác (trong văn hoá Champa, như Bà-la-môn giáo, Islam giáo...)
+ Phật giáo Champa >< Phật giáo thuộc nền văn hoá khác
+ Văn hoá Chăm thời kỳ vương quốc Champa >< Văn hoá Chăm hiện nay

- Giả thuyết nghiên cứu
+ Phật giáo Champa để lại những dấu ấn nhất định trong văn hoá Champa, sẽ được khảo sát trong văn hoá Champa theo từng thành tố: nhận thức, tổ chức và ứng xử.
+ Phật giáo Champa sau giai đoạn hưng thịnh tồn tại dưới dạng thức những nét văn hoá dung hợp, pha trộn với các tôn giáo và tín ngưỡng khác ở Champa.
+ Sự biến đổi của Phật giáo khi du nhập và Champa là một yếu tố thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc này qua những nét đặc trưng trong tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo bổ sung trên những nét văn hoá mới du nhập.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 3 23/07/19 22:18

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương nghiên cứu

Đề tài: DẤU ẤN PHẬT GIÁO TRONG VĂN HOÁ CHAMPA

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Văn hoá Champa là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên văn hoá Việt Nam hiện nay. Cũng như, Chăm là một tộc người thiểu số sinh sống đông đúc tại miền Trung và Nam bộ Việt Nam. Từ đó đưa đến nhiệm vụ thiết yếu: cần hiểu biết văn hoá Champa vừa là để cùng chung sống hoà hợp,vừa là để bảo tồn những giá trị văn hoá đặc sắc của tộc người này, đồng thời còn là để hiểu biết rõ hơn và căn tính văn hoá Việt Nam, vốn một phần hình thành và phát triển trong tương quan giao lưu tiếp biến với văn hoá Champa.
- Không thể tìm hiểu văn hoá Champa mà không thông qua tìm hiểu tôn giáo Champa, mà Phật giáo là một trong số đó. Sự tồn tại, phát triển đỉnh cao và phai nhạt dần vai trò của Phật giáo trong lịch sử tôn giáo Champa là một vấn đề cần đào sâu nghiên cứu làm rõ hơn. Nghiên cứu vấn đề này vừa sẽ làm sáng tỏ "kiểu lựa chọn" đặc trưng của cư dân Champa trong tiếp nhận và ứng xử với Phật giáo và các tôn giáo khác, vừa là cơ sở để hiểu biết bộ mặt văn hoá Champa, vốn xuất phát từ kết quả quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá trong lịch sử, tức sự tiếp nhận dung hợp đa tôn giáo, đa sắc thái văn hoá.
- Một vấn đề còn hạn chế những nghiên cứu tập trung có trọng điểm đặt trên phương diện Phật giáo Champa, với sự vận dụng lý thuyết chức năng có kết hợp với lý luận giao lưu tiếp biến văn hoá.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo trong văn hoá Champa
Xác định đặc điểm Phật giáo Champa xét trong khung cảnh văn hoá Champa, từ đó nhận ra tính cách đặc trưng trong tiếp biến văn hoá của cư dân Champa qua các thời kỳ lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Ngô Văn Doanh. (2002). Văn hóa cổ Chămpa. Nxb. Văn hóa Dân tộc. Tiết 2, chương 3 có trình bày về lịch sử và đặc điểm các tôn giáo Champa, nhưng chưa đi sâu vào mối quan hệ và tác động giữa chúng gây ra các biến đổi, cụ thể là với Phật giáo.
- Sakaya. (2008). “Sự biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam”, trong Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb. Thế giới, trang 131 – 173. Bài viết dừng lại ở sự mô tả quá trình, chưa tiến sâu lý giải quan hệ chức năng - nhu cầu tôn giáo.
- Bá Trung Phụ. (2008). "Vài nét về Phật giáo Chămpa". Nghiên cứu tôn giáo. Số 2-2018. Trình bày về lịch sử du nhập và các đặc điểm, các di sản của Phật giáo Chămpa.
- Nguyễn Duy Hinh. (2010). Người Chăm xưa và nay. Nxb. Từ điển Bách khoa. Chương II, tiết 2, trình bày về lịch sử, đặc điểm, nội dung tư tưởng và sinh hoạt của các tôn giáo Champa, trong đó có Phật giáo và sự phai nhạt dần của Phật giáo, chuyển hoá và quan điểm của các tôn giáo được bản địa hoá khác.
- Quảng Văn Sơn. (2014). "Phật giáo Champa: Từ tư liệu đến nhận thức". Nghiên cứu tôn giáo. Số 06(132)-2014, tr.46-57. Tiếp cận các nguồn văn bia, sử liệu cổ, mô tả về bộ mặt của Phật giáo trong xã hội Champa, lý giải bước đầu nguyên nhân mờ nhạt dần của tôn giáo này từ giác độ chức năng luận.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử - logic; phương pháp hệ thống - cấu trúc
- Nguồn tư liệu: Sử liệu về Champa, Việt Nam, về Phật giáo; Các công trình chú, dịch các văn bia và nghiên cứu khảo cổ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Bố cục nội dung đề tài

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm
- Khái niệm "Champa"
- Khái niệm "văn hoá", "văn hoá Champa"; triển khai đến "cấu trúc các thành tố của văn hoá", mà trong đề tài vận dụng đồng thời hai cấu trúc: cấu trúc ba thành tố (nhận thức, tổ chức, ứng xử) trong khảo sát văn hoá Champa, và cấu trúc năm thành tố (nhận thức, tận dụng, đối phó, lưu luyến, sùng bái) trong đánh giá mức độ lưu dấu hay ảnh hưởng của đạo Phật đối với văn hoá Champa.
- Khái niệm "tôn giáo", "Phật giáo".
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết chức năng luận
Đây là khung lý thuyết chính của đề tài, triển khai theo hướng xác định vai trò của Phật giáo trong sự thích ứng và tương hợp với nhu cầu tín ngưỡng của cư dân Champa để lý giải diễn trình du nhập, tồn tại và chuyển biến của tôn giáo này trong bối cảnh văn hoá nơi đây. Quá trình chuyển biến nhu cầu có thể đưa đến sự chuyển đổi chức năng, khiến Phật giáo hoặc đánh mất vị thế vốn có, hoặc phải thay đổi dạng thức tồn tại để đáp ứng phù hợp hơn.
1.2.2. Lý thuyết vùng văn hoá
Đây là lý thuyết nghiên cứu liên quan, vận dụng nhằm xác định rõ hơn cơ tầng bản địa của văn hoá Champa xét trong khung cảnh văn hoá khu vực, cũng như khi lãnh thổ Champa ngày nay có thể thấy tương ứng với một không gian địa lý tương đối thống nhất, là cơ sở để hình thành một vùng văn hoá đặc thù.
1.2.3. Lý thuyết giao lưu - tiếp biến văn hoá
Đây là lý thuyết nghiên cứu liên quan, được vận dụng nhằm lý giải sâu sắc hơn quá trình biến đổi của Phật giáo từ sau khi du nhập vào Champa, đặt trong mối quan hệ với tâm thức dân cư, nền tảng tín ngưỡng bản địa, cũng như với những tôn giáo khác cùng tồn tại trên mảnh đất này như Bà-la-môn giáo, Islam giáo.
Bên cạnh đó, từ tiêu điểm lý thuyết này, có thể phóng chiếu khai thác thêm những xung động va chạm lịch sử giữa Champa với các nền văn hoá khác như Ấn Độ, giáp ranh và lân cận như Việt Nam hoặc Trung Hoa...
1.3. Tổng quan về Vương quốc Champa
1.3.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên
1.3.2. Bối cảnh lịch sử - chính trị
1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tiểu kết chương 1

Chương 2. BỐI CẢNH VĂN HOÁ CHAMPA VÀ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN PHẬT GIÁO
2.1. Bối cảnh văn hoá Champa trước khi tiếp nhận "Ấn hoá"
2.1.1. Cơ tầng văn hoá bản địa Champa
2.1.2. Sự tiếp xúc với Việt Nam và Trung Hoa
2.2. Tiến trình "Ấn hoá" ở Champa sự du nhập của Phật giáo
2.2.1. Bối cảnh giao lưu Champa và Ấn Độ
2.2.2. Những tiếp nhận văn hoá Ấn Độ của Champa
2.2.3. Quá trình du nhập của Phật giáo vào Champa
2.3. Quá trình tiếp nhận Phật giáo ở Champa xét trong quan hệ với các tôn giáo, tín ngưỡng khác
2.3.1. Đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng Champa
2.3.2. Các thời kỳ tồn tại, phát triển của Phật giáo và những va chạm tôn giáo, tín ngưỡng
Tiểu kết chương 2

Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HOÁ CHAMPA
3.1. Phật giáo trong văn hoá nhận thức của Champa
3.1.1. Vũ trụ quan và nhân sinh quan của Champa
3.1.2. Những tương quan và ảnh hưởng từ quan niệm Phật giáo
3.2. Phật giáo trong văn hoá tổ chức của Champa
3.2.1. Đặc điểm văn hoá tổ chức của Champa
3.2.2. Văn hoá tổ chức tăng đoàn Phật giáo
3.2.3. Những nét tương quan và ảnh hưởng
3.3. Phật giáo trong văn hoá ứng xử Champa
3.3.1. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của Champa
3.3.2. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội của Champa
3.3.3. Tương quan và ảnh hưởng trong văn hoá ứng xử giữa Phật giáo với Champa
Tiểu kết chương 3

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bá Trung Phụ. (2008). "Vài nét về Phật giáo Chămpa". Nghiên cứu tôn giáo. Số 2-2018.
2. Conze, Edward. (2005). Lược sử Phật giáo (người dịch: Nguyễn Minh Tiến). Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
3. Dorohiêm & Dohamide. (1965). Dân tộc Chàm lược sử. Sài Gòn: Hiệp hội Chàm Hồi giáo xuất bản.
4. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh và Lê Hải Thanh. (2005). Tôn giáo: Lý luận xưa và nay. Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
5. Inrasara. (1994). Văn học Chăm. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc.
6. Inrasara. (2003). Văn hóa – Xã hội Chăm: Nghiên cứu và đối thoại. Nxb. Văn học.
7. Keown, Damien. (2016). Dẫn luận về Phật giáo (người dịch: Thái An). Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Hồng Đức.
8. Lê Thành Khôi. (2018). Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX. Nxb. Thế giới.
9. Ngô Văn Doanh. (2002). Văn hóa cổ Chămpa. Nxb. Văn hóa Dân tộc.
10. Ngô Văn Doanh. (2006). Tháp cổ Chămpa. Hà Nội: Nxb. Thế giới.
11. Nguyễn Duy Hinh. (2010). Người Chăm xưa và nay. Nxb. Từ điển Bách khoa.
12. Nguyễn Lang. (2011). Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb. Văn học.
13. Pháp sư Thánh Nghiêm và Pháp sư Tịnh Hải. (2008). Lịch sử Phật giáo thế giới. Nxb, Khoa học Xã hội.
Quảng Văn Sơn. (2014). "Phật giáo Champa: Từ tư liệu đến nhận thức". Nghiên cứu tôn giáo. Số 06(132)-2014, tr.46-57.
14. Redpield, R., Linton, R. and Herskovits M.J. (1936). Memorandum for The Study of Acculturation. American Anthropologist (N.s., 38, 1936).
15. Sakaya. (2010). Văn hóa Chăm: Nghiên cứu và phê bình. Nxb. Phụ nữ.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 4 31/07/19 22:29

Điều chỉnh sơ đồ cấu trúc cấp hệ cho phác thảo nghiên cứu:
Hình ảnh

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương nghiên cứu

Đề tài: DẤU ẤN PHẬT GIÁO TRONG VĂN HOÁ CHAMPA

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
- Văn hoá Champa là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên văn hoá Việt Nam hiện nay. Cũng như, Chăm là một tộc người thiểu số sinh sống đông đúc tại miền Trung và Nam bộ Việt Nam. Từ đó đưa đến nhiệm vụ thiết yếu: cần hiểu biết văn hoá Champa vừa là để cùng chung sống hoà hợp,vừa là để bảo tồn những giá trị văn hoá đặc sắc của tộc người này, đồng thời còn là để hiểu biết rõ hơn và căn tính văn hoá Việt Nam, vốn một phần hình thành và phát triển trong tương quan giao lưu tiếp biến với văn hoá Champa.
- Không thể tìm hiểu văn hoá Champa mà không thông qua tìm hiểu tôn giáo Champa, mà Phật giáo là một trong số đó. Sự tồn tại, phát triển đỉnh cao và phai nhạt dần vai trò của Phật giáo trong lịch sử tôn giáo Champa là một vấn đề cần đào sâu nghiên cứu làm rõ hơn. Nghiên cứu vấn đề này vừa sẽ làm sáng tỏ "kiểu lựa chọn" đặc trưng của cư dân Champa trong tiếp nhận và ứng xử với Phật giáo và các tôn giáo khác, vừa là cơ sở để hiểu biết bộ mặt văn hoá Champa, vốn xuất phát từ kết quả quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá trong lịch sử, tức sự tiếp nhận dung hợp đa tôn giáo, đa sắc thái văn hoá.
- Một vấn đề còn hạn chế những nghiên cứu tập trung có trọng điểm đặt trên phương diện Phật giáo Champa, với sự vận dụng lý thuyết chức năng có kết hợp với lý luận giao lưu tiếp biến văn hoá.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo trong văn hoá Champa
- Xác định đặc điểm Phật giáo Champa xét như thành tố của hệ thống văn hoá Champa, từ đó nhận ra tính cách đặc trưng trong giao lưu tiếp biến văn hoá của cư dân Champa qua các thời kỳ lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Thời kỳ phong kiến Champa, tức giai đoạn tồn tại của các vương quốc của người Chăm từ khi lập quốc đến khi bị tiêu diệt và sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, tương ứng giai đoạn từ năm 192 đến năm 1832.
+ Không gian: Lãnh thổ của vương quốc Champa trong lịch sử.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Ngô Văn Doanh. (2002). Văn hóa cổ Chămpa. Nxb. Văn hóa Dân tộc. Tiết 2, chương 3 có trình bày về lịch sử và đặc điểm các tôn giáo Champa, nhưng chưa đi sâu vào mối quan hệ và tác động giữa chúng gây ra các biến đổi, cụ thể là với Phật giáo.
- Sakaya. (2008). “Sự biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam”, trong Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb. Thế giới, trang 131 – 173. Bài viết dừng lại ở sự mô tả quá trình, chưa tiến sâu lý giải quan hệ chức năng - nhu cầu tôn giáo.
- Bá Trung Phụ. (2008). "Vài nét về Phật giáo Chămpa". Nghiên cứu tôn giáo. Số 2-2018. Trình bày về lịch sử du nhập và các đặc điểm, các di sản của Phật giáo Chămpa, chưa thực hiện thao tác phân tích, lý giải sự chuyển biến của Phật giáo qua các thời kỳ tồn tại.
- Nguyễn Duy Hinh. (2010). Người Chăm xưa và nay. Nxb. Từ điển Bách khoa. Chương II, tiết 2, trình bày về lịch sử, đặc điểm, nội dung tư tưởng và sinh hoạt của các tôn giáo Champa, trong đó có đề cập Phật giáo và nêu giả thuyết rằng quan điểm của các tôn giáo được bản địa hoá khác có giao thoa, tiếp thu từ Phật giáo.
- Quảng Văn Sơn. (2014). "Phật giáo Champa: Từ tư liệu đến nhận thức". Nghiên cứu tôn giáo. Số 06(132)-2014, tr.46-57. Tiếp cận các nguồn văn bia, sử liệu cổ, mô tả về bộ mặt của Phật giáo trong xã hội Champa, lý giải bước đầu nguyên nhân mờ nhạt dần của tôn giáo này từ giác độ chức năng luận.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử - logic
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc
5.2. Nguồn tư liệu: Tư liệu về lịch sử, văn hoá, Phật giáo Champa; về lịch sử và Phật giáo Việt Nam; về lịch sử và tư tưởng Phật giáo.
- Tư liệu về lịch sử, văn hoá, Phật giáo Champa:
+ Dorohiêm & Dohamide. (1965). Dân tộc Chàm lược sử. Sài Gòn: Hiệp hội Chàm Hồi giáo xuất bản - 186 tr.
+ Inrasara. (1994). Văn học Chăm. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc.
+ Inrasara. (2017). Minh triết Chăm. Hà Nội: Nxb. Tri thức - 215 tr.
+ Lương Ninh. (2006). Vương quốc Champa. Hà Nội: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội - 405 tr.
+ Ngô Văn Doanh. (2002). Văn hóa cổ Chămpa. Nxb. Văn hóa Dân tộc.
+ Ngô Văn Doanh. (2006). Tháp cổ Chămpa. Hà Nội: Nxb. Thế giới.
+ Nguyễn Duy Hinh. (2010). Người Chăm xưa và nay. Nxb. Từ điển Bách khoa.
+ 《後漢書·南蠻西南夷列傳》
+ 《晉書卷九十七·列傳第六十七·四夷傳》
+ 《大唐西域求法高僧传.二卷.唐释义净撰.宋绍兴十八年福州开元禅寺刊本》
+ 《隋書·第四十七.南蠻.林邑列傳》
+ 《新唐書·南蠻下·環王》
+ 《宋史列傳第二百四十八·外國五》
+ 《元史·占城列傳》
- Tư liệu về lịch sử và Phật giáo Việt Nam:
+ Lê Mạnh Thát. (2003). Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 1). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Lê Mạnh Thát. (2001). Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 2). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Lê Thành Khôi. (2018). Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX. Nxb. Thế giới.
+ Nguyễn Lang. (2011). Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb. Văn học.
+ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. (1998). Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1, 2, 3). Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.
- Tư liệu về lịch sử và tư tưởng Phật giáo
+ Conze, Edward. (2005). Lược sử Phật giáo (người dịch: Nguyễn Minh Tiến). Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
+ Pháp sư Thánh Nghiêm và Pháp sư Tịnh Hải. (2008). Lịch sử Phật giáo thế giới. Nxb, Khoa học Xã hội.
+ Thích Thanh Kiểm. (1963). Lược sử Phật giáo Ấn Độ. Sài Gòn: Nxb. Vạn Hạnh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đóng góp quan điểm nghiên cứu về bản sắc văn hoá Champa trên phương diện văn hoá tôn giáo mà cụ thể là Phật giáo, dưới giác độ chức năng luận; Tìm kiếm, bổ sung các phát hiện để nhận diện sâu hơn về văn hoá tộc người Chăm
- Ý nghĩa thực tiễn: Gia tăng hiểu biết về văn hoá và con người Chăm, hướng đến hiểu biết để tôn trọng, trân trọng và cùng chung sống; Thắt chặt tinh thần tương giao, đại đoàn kết.
7. Bố cục nội dung đề tài

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm
- Khái niệm "Champa"
- Khái niệm "văn hoá", "văn hoá Champa"; triển khai đến "cấu trúc các thành tố của văn hoá", mà trong đề tài vận dụng đồng thời hai cấu trúc: cấu trúc ba thành tố (nhận thức, tổ chức, ứng xử) trong khảo sát văn hoá Champa, và cấu trúc năm thành tố (nhận thức, tận dụng, đối phó, lưu luyến, sùng bái) trong đánh giá mức độ lưu dấu hay ảnh hưởng của đạo Phật đối với văn hoá Champa.
- Khái niệm "tôn giáo", "Phật giáo".
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết chức năng luận
Đây là khung lý thuyết chính của đề tài, triển khai theo hướng xác định vai trò của Phật giáo trong sự thích ứng và tương hợp với nhu cầu tín ngưỡng của cư dân Champa để lý giải diễn trình du nhập, tồn tại và chuyển biến của tôn giáo này trong bối cảnh văn hoá nơi đây. Quá trình chuyển biến nhu cầu có thể đưa đến sự chuyển đổi chức năng, khiến Phật giáo hoặc đánh mất vị thế vốn có, hoặc phải thay đổi dạng thức tồn tại để đáp ứng phù hợp hơn.
1.2.2. Lý thuyết vùng văn hoá
Đây là lý thuyết nghiên cứu liên quan, vận dụng nhằm xác định rõ hơn cơ tầng bản địa của văn hoá Champa xét trong khung cảnh văn hoá khu vực, cũng như khi lãnh thổ Champa ngày nay có thể thấy tương ứng với một không gian địa lý tương đối thống nhất, là cơ sở để hình thành một vùng văn hoá đặc thù.
1.2.3. Lý thuyết giao lưu - tiếp biến văn hoá
Đây là lý thuyết nghiên cứu liên quan, được vận dụng nhằm lý giải sâu sắc hơn quá trình biến đổi của Phật giáo từ sau khi du nhập vào Champa, đặt trong mối quan hệ với tâm thức dân cư, nền tảng tín ngưỡng bản địa, cũng như với những tôn giáo khác cùng tồn tại trên mảnh đất này như Bà-la-môn giáo, Islam giáo.
Bên cạnh đó, từ tiêu điểm lý thuyết này, có thể phóng chiếu khai thác thêm những xung động va chạm lịch sử giữa Champa với các nền văn hoá khác như Ấn Độ, giáp ranh và lân cận như Việt Nam hoặc Trung Hoa...
1.3. Tổng quan về Vương quốc Champa
1.3.1. Đặc điểm không gian văn hoá
1.3.2. Đặc điểm chủ thể văn hoá
1.3.3. Đặc điểm thời gian văn hoá

Tiểu kết chương 1

Chương 2. BỐI CẢNH VĂN HOÁ CHAMPA VÀ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN PHẬT GIÁO
2.1. Bối cảnh văn hoá Champa trước khi tiếp nhận "Ấn hoá"
2.1.1. Cơ tầng văn hoá bản địa Champa
2.1.2. Sự tiếp xúc với Việt Nam và Trung Hoa


2.2. Tiến trình "Ấn hoá" ở Champa sự du nhập của Phật giáo
2.2.1. Bối cảnh giao lưu Champa và Ấn Độ
2.2.2. Những tiếp nhận văn hoá Ấn Độ của Champa
2.2.3. Quá trình du nhập của Phật giáo vào Champa


2.3. Quá trình tiếp nhận Phật giáo ở Champa xét trong quan hệ với các tôn giáo, tín ngưỡng khác
2.3.1. Đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng Champa
2.3.2. Các thời kỳ tồn tại, phát triển của Phật giáo và những va chạm tôn giáo, tín ngưỡng

Tiểu kết chương 2

Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HOÁ CHAMPA
3.1. Phật giáo trong văn hoá nhận thức của Champa
3.1.1. Vũ trụ quan và nhân sinh quan của Champa
3.1.2. Những tương quan và ảnh hưởng từ quan niệm Phật giáo


3.2. Phật giáo trong văn hoá tổ chức của Champa
3.2.1. Đặc điểm văn hoá tổ chức của Champa
3.2.2. Văn hoá tổ chức tăng đoàn Phật giáo
3.2.3. Những nét tương quan và ảnh hưởng


3.3. Phật giáo trong văn hoá ứng xử Champa
3.3.1. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của Champa
3.3.2. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội của Champa
3.3.3. Tương quan và ảnh hưởng trong văn hoá ứng xử giữa Phật giáo với Champa

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO (Trước mắt hiện có)
1. Bá Trung Phụ. (2008). "Vài nét về Phật giáo Chămpa". Nghiên cứu tôn giáo. Số 2-2018.
2. Dương Ngọc Dũng. (2016). Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Hồng Đức.
3 . Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh và Lê Hải Thanh. (2005). Tôn giáo: Lý luận xưa và nay. Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Inrasara. (2003). Văn hóa – Xã hội Chăm: Nghiên cứu và đối thoại. Nxb. Văn học.
5. Jean-François Hubert. (2005). The Art of Champa. Parkstone International Press.
6. Keown, Damien. (2016). Dẫn luận về Phật giáo (người dịch: Thái An). Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Hồng Đức.
7. Nguyễn Đăng Thục. (1961). Văn hoá Việt Nam với Đông Nam Á. Sài Gòn: Nxb. Văn hoá Á Châu.
8. Phan An. (2004). "Người Chăm và tôn giáo". Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ hai. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 519-522.
9. Phan Đăng Nhật. (2003). Luật tục Chăm và luật tục Raglai. Hà Nội: Nxb. Văn hoá dân tộc.
10. Quảng Văn Sơn. (2014). "Phật giáo Champa: Từ tư liệu đến nhận thức". Nghiên cứu tôn giáo. Số 06(132)-2014, tr.46-57.
11. Redpield, R., Linton, R. and Herskovits M.J. (1936). "Memorandum for The Study of Acculturation". American Anthropologist (N.s., 38, 1936).
12. Sakaya. (2010). Văn hóa Chăm: Nghiên cứu và phê bình. Nxb. Phụ nữ.
13. Smart, Ninian. (1997). Reflections in the Mirror of Religion. London: MacMillan Press.
14. Trần Đình Hằng. (2008). "Tiếp xúc văn hoá Việt- Champa ở miền Trung: Nhìn từ làng xã vùng Huế". Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 371-387.
15. Trần Ngọc Thêm. (1996). Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Trần Ngọc Thêm. (2014). Những vấn đề văn hoá học lý luận và ứng dụng. Nxb. Văn hoá - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Thiều. (2004). "Sắc thái Chăm trong văn hoá Việt Nam". Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ hai. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 681-688.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 6 09/08/19 8:11

Bài thực hành 3: Sư tầm tài liệu và tạo Document Map

TÀI LIỆU THAM KHẢO (Trước mắt hiện có)
1. Bá Trung Phụ. (2008). "Vài nét về Phật giáo Chămpa". Nghiên cứu tôn giáo. Số 2-2018.
2. Dương Ngọc Dũng. (2016). Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Hồng Đức.
3. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh và Lê Hải Thanh. (2005). Tôn giáo: Lý luận xưa và nay. Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Inrasara. (2003). Văn hóa – Xã hội Chăm: Nghiên cứu và đối thoại. Nxb. Văn học.
5. Jean-François Hubert. (2005). The Art of Champa. Parkstone International Press.
6. Keown, Damien. (2016). Dẫn luận về Phật giáo (người dịch: Thái An). Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Hồng Đức.
7. Nguyễn Đăng Thục. (1961). Văn hoá Việt Nam với Đông Nam Á. Sài Gòn: Nxb. Văn hoá Á Châu.
8. Phan An. (2004). "Người Chăm và tôn giáo". Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ hai. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 519-522.
9. Phan Đăng Nhật. (2003). Luật tục Chăm và luật tục Raglai. Hà Nội: Nxb. Văn hoá dân tộc.
10. Quảng Văn Sơn. (2014). "Phật giáo Champa: Từ tư liệu đến nhận thức". Nghiên cứu tôn giáo. Số 06(132)-2014, tr.46-57.
11. Redpield, R., Linton, R. and Herskovits M.J. (1936). "Memorandum for The Study of Acculturation". American Anthropologist (N.s., 38, 1936).
12. Sakaya. (2010). Văn hóa Chăm: Nghiên cứu và phê bình. Nxb. Phụ nữ.
13. Smart, Ninian. (1997). Reflections in the Mirror of Religion. London: MacMillan Press.
14. Trần Đình Hằng. (2008). "Tiếp xúc văn hoá Việt- Champa ở miền Trung: Nhìn từ làng xã vùng Huế". Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 371-387.
15. Trần Ngọc Thêm. (1996). Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Trần Ngọc Thêm. (2014). Những vấn đề văn hoá học lý luận và ứng dụng. Nxb. Văn hoá - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Thiều. (2004). "Sắc thái Chăm trong văn hoá Việt Nam". Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ hai. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 681-688.

Hình ảnh
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 4 25/09/19 17:05

Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa

Bài làm: Xây dựng định nghĩa cho thuật ngữ "Văn hoá dân gian"

Thuật ngữ “văn hoá dân gian” tương ứng với thuật ngữ “folklore” hay “folk culture” trong tiếng Anh, lần đầu tiên được đặt ra và sử dụng bởi nhà văn người Anh William Thoms trong một bức thư gửi tạp chí Athenaeum năm 1846. Trong đó, thuật từ “folklore” được Thoms gán nghĩa dùng để chỉ những lề thói, tập tục, những tín ngưỡng hay mê tín và những bài ca dao, tục ngữ, v.v.. Đây là dạng định nghĩa mô tả, liệt kê các thành tố của văn hoá dân gian. Các thành tố trên dễ nhận thấy thuộc về những sản phẩm văn hoá và thực hành văn hoá thuộc giới bình dân đại chúng.

Nhấn mạnh về chủ thể tạo tác và sở đắc của văn hoá dân gian, đồng thời mang hơi hướng của tinh thần vô sản chủ nghĩa, học giả người Soviet Vladimir Propp (1984) đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoá dân gian, đầu tiên và trên hết là những sản phẩm sáng tạo của những giai cấp bị trị, của cả nông dân lẫn giới thợ thuyền, cũng như của những tầng lớp trung lưu trí thức bị thu hút về phía những giai tầng thấp hơn và dành sự quan tâm đến họ” (Vladimir Propp, 1984, p.5). Định nghĩa của Propp là một định nghĩa nêu đặc trưng, chỉ ra đặc điểm nhận diện văn hoá dân gian về mặt chủ thể sáng tạo và hưởng dụng các sản phẩm văn hoá này, là giới bình dân, nhân dân lao động và bộ phận trí thức mang tư tưởng hướng về giới bình dân.

Thuật ngữ “folklore” hay “folk cuture” trong ý nghĩa hiện đại theo bộ từ điển bách khoa về folklore Folklore: An Encyclopedia of Beliefs, Customs, Tales, Music and Art do học giả Thomas A. Green (1998) chủ biên mang ý nghĩa “gồm những niềm tin, tập tục, những dạng thức xã hội hay những cấu trúc vật chất mang tính phổ thông của một cộng đồng bình dân cụ thể. Văn hoá dân gian (folk culture) là một tổng thể liên hợp của những thành tố như, các mẫu thức giao tiếp ngôn từ, hoạt động và sinh hoạt cộng đồng, những tín niệm, tập quán, ý thức hệ hay những sáng tạo đặc trưng của một nhóm người bình dân”. (Thomas A. Green, 1998, p.316). Định nghĩa trên gồm hai vế theo hai dạng thức, vừa nêu ra các đặc trưng, vừa mô tả các thành tố hệ thuộc. Văn hoá dân gian theo đó được hiểu là một tổng thể liên hợp, bao chứa các sản phẩm văn hoá mà ta nhận ra vừa là vật chất vừa là tinh thần, do và thuộc về sự sáng tạo của giới bình dân.

Ta có thể tham khảo thêm cách hiểu của những nhà nghiên cứu Việt Nam về văn hoá dân gian. Tác giả Vũ Ngọc Khánh (2007) nêu định nghĩa như sau: “Văn hoá dân gian là sáng tạo của dân, từ dân mà ra và phục vụ cho cuộc sống của dân. Văn hoá dân gian được thể hiện ở mọi lĩnh vực, mọi không gian, môi trường và ở mọi thời điểm. Có cuộc sống, có người dân thì có văn hoá dân gian” (Vũ Ngọc Khánh, 2007, tr.22). Định nghĩa này nhấn mạnh đặc trưng chủ thể và phạm vi của của văn hoá dân gian, chủ thể là người bình dân, phạm vi bao quát không gian và xuyên suốt thời gian.

Học giả Trần Quốc Vượng (2000) cũng có nêu một định nghĩa về “folklore”: “Nói Folklore Việt Nam là nói tổng thể mọi sáng tạo, mọi thành tựu của văn hoá dân gian ở mọi nơi, trong mọi thời của mọi thành phần dân tộc đang hiện tồn trên lãnh thổ Việt Nam (…) Sáng tạo dân gian bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, từ đời sống làm ăn ngày thường (ăn, mặc, ở, đi lại) – đến đời sống vui chơi, buông xả, (thể thao dân gian, võ, vật, đánh cầu, hát phết) hát hò (hát đò đưa, hò giã gạo, đúm, ví, xoan, ghẹo), đến đời sống tâm linh (giỗ, tết, lễ hội)” (Trần Quốc Vượng, 2000, tr.179). Vế đầu của định nghĩa chỉ ra đặc trưng của văn hoá dân gian, là một tổng thể mọi sáng tạo của chủ thể người bình dân (thuộc về dân gian). Vế sau liệt kê các thành tố của văn hoá dân giang bao quát cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần.

Ta thấy, các định nghĩa trên, đúc kết các điểm chung ta có thể hình thành sơ đồ định nghĩa như sau cho khái niệm văn hoá dân gian:

Hình ảnh

Tựu trung, có thể có một cách hiểu sơ bộ về văn hoá dân gian, đó là tổng thể những sản phẩm vật chất lẫn tinh thần được sáng tạo bởi một nhóm người gắn bó nhất định thuộc tầng lớp bình dân qua các thời kỳ lịch sử để phục vụ cho nhu cầu đời sống của họ. Văn hoá dân gian, như vậy, là văn hoá của người bình dân, trong phân biệt với văn hoá chính thống của giới tinh hoa hay uy quyền, tức văn hoá bác học.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 4 25/09/19 18:06

Bài thực hành 5:Lập bảng so sánh

Bài làm: Bảng: Đặc điểm tư duy trong thần thoại Sáng thế của Champa trước và sau khi tiếp nhận văn hoá Ấn Độ

Trước khi tiếp nhận văn hoá Ấn Độ: Thần thoại Sakkarai Krân ka Nam mâk mang kal lak (vũ trụ thuở hồng hoang) thuộc về yếu tố văn hoá bản địa quan niệm rằng: Vũ trụ ban đầu là một cõi hư vô (elak) tối tăm mù mịt gồm có hai phần. Phần trên là trời (akal). Phần dưới là đất (tanâh riya). Sau đó vũ trụ sinh ra Thần trời (Po Iangik) và rồi Thần đất (Po tanah riya). Thần trời kết hợp với thần đất sinh ra muôn vị thần (các Po yang), muôn vạn vật (suk sar) và con người (adam).

Sau tiếp nhận văn hoá Ấn: Thần thoại Damnưy Ppadauk Tanưh Riya kể rằng, Thần Mẹ Po Ina Nagar từ cõi hư không giáng thế, trên thế gian chưa có gì. Mỗi bộ phận trên cơ thể nữ thần tượng trưng cho từng phần của vạn vật trong vũ trụ. Thần sinh ra thần Cha Po Yang Ama, rồi cùng thần Cha sinh ra Shiva và 9 vị thần khác. Thần dùng 8 bùa phép để tạo nên Mặt trời, Mặt trăng, các vì tinh tú, các giống dân và nhà vua để cai quản… Thần cưới 37 người chồng sinh ra 37 người con tượng trưng cho 37 giống cây chồng vật nuôi…



Bảng so sánh đặc điểm tư duy trong thần thoại Sáng thế của Champa trước và sau khi tiếp nhận văn hoá Ấn Độ:

Hình ảnh
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 4 25/09/19 18:53

Bài thực hành 6: Lập mô hình

Bài làm: Mô hình tính dung hợp trong vương quyền Champa




Hình ảnh
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Đại thừa Champa thời kỳ Đồng Dương

Gửi bàigửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM » Thứ 4 02/10/19 23:19

Chào Thầy / Cô Nguyen Truong Khanh!
Em cảm ơn vì bài tập của Thầy / Cô giúp em hiểu thêm về văn hóa Champa -Phật giáo Chămpa
RANDOM_AVATAR
PHẠM THỊ THANH THẮM
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:25
Cảm ơn: 48 lần
Được cám ơn: 37 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến152 khách

cron