TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 4 17/07/19 22:19

Môn: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
MSHV: 18831064035
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B ( Khóa 2018 – Đợt 2)
---------------------------
Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài [ Tín ngưỡng thờ Mẫu ] [ của người Việt] [ ở thành phố Hồ Chí Minh]
- Cụm từ trung tâm: Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Cụm từ định tố: Người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ thể: Người Việt ( người Kinh)
+ Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
+ Thời gian: Từ năm 1976 đến nay
3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc và miền Nam
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và người Hoa
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và người Khmer
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu và các tín ngưỡng khác
- Giả thuyết nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Đó là việc tôn thờ người phụ nữ lên thành Thánh Mẫu. Bên cạnh đó là niềm tin, sự khát khao vào một cuộc sống ấm no, an lành. Tục thờ Mẫu ở thành phố Hồ Chí Minh thể hiện mối giao lưu văn hóa giữa người Việt – Khmer, Việt – Hoa… qua đó thấy được tinh thần đoàn kết của những người dân nhập cư khi đến sinh sống và lập nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 3 23/07/19 22:16

Môn: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
MSHV: 18831064035
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B ( Khóa 2018 – Đợt 2)
---------------------------
Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sau khi nhận được sự góp ý của thầy và các anh, chị trên lớp, xin chỉnh sửa lại bố cục trình bày như sau:
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài [ Tín ngưỡng thờ Mẫu ] [ của người Việt] [ ở thành phố Hồ Chí Minh]
- Cụm từ trung tâm: Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Cụm từ định tố: Của người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ thể: Người Việt ( người Kinh)
+ Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
+ Thời gian: Từ khi xuất hiện người Việt tại Tp.HCM
3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc và miền Nam còn lại
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và người Hoa
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và người Chăm
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng phồn thực
- Giả thuyết nghiên cứu:
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Đó là việc tôn thờ người phụ nữ lên thành Thánh Mẫu như thế nào?
+ Tục thờ Mẫu ở thành phố Hồ Chí Minh thể hiện mối giao lưu văn hóa giữa người Việt – Chăm, Việt – Hoa ra sao?
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 4 24/07/19 13:43

Gửi chị Voanh,
Có mấy ý kiến sau muốn trao đổi với chị. Một góp ý nhỏ ở chỗ [Cụm từ định tố] trong đề tài này, không nên bỏ từ "của", nên đầy đủ là "của người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh".
Về phạm vi thời gian, không phải "toàn thời gian", mà nên là "Từ khi xuất hiện người Việt ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", sẽ bám sát vấn đề nghiên cứu hơn.
Ngoài ra còn một vấn đề nữa, như thảo luận giữa thầy với lớp hôm trước, Cấp độ Zero của đề tài này sẽ là "Tín ngưỡng kết hợp tự nhiên và con người", bao gồm tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ Mẫu. Như vậy ở phần Đối tượng, Tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ đặt trong tương quan với "Tín ngưỡng phồn thực".
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 4 24/07/19 13:56

Chào thầy Khánh!
Cảm ơn những ý kiến đóng góp của thầy.
Mình sẽ bổ sung và chỉnh sửa lại cho phù hợp.
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 4 24/07/19 14:49

Em chào chị Voanh, em bị lấn cấn chút
Em có thắc mắc ở chỗ thời gian trong cấu trúc cấp hệ của chị, chị xác định thời gian là "từ khi xuất hiện người Việt ở Tp. HCM" nhưng đối tượng nghiên cứu là Tín ngưỡng thờ Mẫu, vậy phải chăng thời gian nghiên cứu sẽ là : "từ khi xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tphcm ".
Đây là ý kiến của em, xin cảm ơn chị.
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 4 24/07/19 22:32

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
GVDH: GS.TSKH.VS. Trần Ngọc Thêm
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Kim Voanh
MSHV: 18831064035
Lớp cao học văn hóa học lớp 19B

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương nghiên cứu
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Bố cục nội dung đề tài

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Những tri thức liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng dân gian
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tín ngưỡng phồn thực
1.1.2 Lý thuyết tiếp cận
Sử dụng lý thuyết chức năng luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan về Tp. Hồ Chí Minh
1.2.2 Sự xuất hiện người Việt tại Tp. Hồ Chí Minh

Chương 2: NGUỒN GỐC TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
2.1 Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu
2.2 Hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại Tp. Hồ Chí Minh
2.3 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trong so sánh với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Hoa và người Chăm tại Tp. Hồ Chí Minh
2.3.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trong so sánh với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Hoa tại Tp. Hồ Chí Minh
2.3.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trong so sánh với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm tại Tp.HCM

Chương 3: GIAO LƯU VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
3.1 Giao lưu văn hóa Việt – Hoa – Chăm qua tín ngưỡng thờ Mẫu tại Tp. Hồ Chí Minh
3.2 Giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại Tp. Hồ Chí Minh
3.2.1 Giá trị tâm linh
3.2.2 Giá trị gắn kết cộng đồng

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Nguyen Truong Khanh » Thứ 5 25/07/19 7:26

sui nghiep phat đã viết:Em chào chị Voanh, em bị lấn cấn chút
Em có thắc mắc ở chỗ thời gian trong cấu trúc cấp hệ của chị, chị xác định thời gian là "từ khi xuất hiện người Việt ở Tp. HCM" nhưng đối tượng nghiên cứu là Tín ngưỡng thờ Mẫu, vậy phải chăng thời gian nghiên cứu sẽ là : "từ khi xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tphcm ".
Đây là ý kiến của em, xin cảm ơn chị.


Gửi anh Phát, em xin có quan điểm riêng như sau về ý kiến của anh. Thời gian nghiên cứu của đề tài này là “Từ khi xuất hiện người Việt tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” có hai nguyên do: thứ nhất, đề tài chỉ nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt; mà, nguyên do thứ hai, tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hoá người Việt có thể truy nguyên lịch sử về cơ tầng văn hoá bản địa, theo dấu chân người Việt xuyên suốt hành trình lịch sử. Nghiên cứu này vì thế có thể đặt giả thiết ban đầu là người Việt đã mang theo tín ngưỡng thờ Mẫu vào mảnh đất ngày nay là thành phố Hồ Chí Minh, tức người Việt và tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện tại đây một cách đồng thời.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Trường Khánh
Điện thoại: 0963324898
Email: donghuy.mythien@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Nguyen Truong Khanh
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 5 01/08/19 21:59

Bài tập 3: Sử dụng Document Map và Sưu tầm tài liệu
3.1. Document Map
Hình ảnh
3.2. Sưu tầm tài liệu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ngô Đức Thịnh. (2014). Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Hà Nội: Nxb Dân trí.
2.Ngô Đức Thịnh. (2009). Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1). Hà Nội: Nxb Tôn giáo.
3.Nguyễn Quang Lê. (2014). Bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Khoa học Xã hội.
4.Nguyễn Minh San. (1998). Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam. Tp.Hồ Chí Minh: Nxb Văn hóa Dân tộc.
5.Phan Ngọc. (2006). Bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn học.
6.Trần Ngọc Thêm. (1996/2004). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Tp.Hố Chí Minh: Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
7.Trần Ngọc Thêm. (2013). Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Văn hóa - Văn nghệ.
8.Võ Văn Sen, Ngô Đức Thịnh & Nguyễn Văn Lên (Đồng chủ biên). (2014). Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ – Bản sắc và Giá trị”. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
9.Vũ Ngọc Khánh. (2012). Tục thờ Thánh – Mẫu ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin.
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 6 09/08/19 11:44

Bài tập 5: Lập bảng so sánh

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Đỗ Thị Thanh Vân » Chủ nhật 25/08/19 14:38

Chào Voanh.
Phần đề cương á V, phần cơ sở lý luận các khái niệm. V nên chia mục các khái niệm ra nhé.
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Tín Ngưỡng
1.1.1.2 ...
Hy vọng giúp V hoàn chỉnh cách thức trình bày trong bài

Thân.
RANDOM_AVATAR
Đỗ Thị Thanh Vân
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 11/07/19 11:22
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến178 khách

cron