TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 4 18/12/19 22:01

DẠ EM CẢM ƠN GÓP Ý CỦA CHỊ VÂN Ạ
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 5 19/12/19 0:03

Bài tập thực hành số 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Tín ngưỡng vốn có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tín ngưỡng hoàn toàn khác với tôn giáo và có mối quan hệ với trình độ nhận thức, kinh tế, xã hội của con người trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Mặt khác, tín ngưỡng không tồn tại một cách đơn lẻ mà còn là một tích hợp với nhiều hình thức văn hóa khác nhau để thể hiện niềm tin của con người bằng các hành vi cụ thể như lễ hội, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, phẩm vật,…
- Theo Wikipedia Tiếng Việt: Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững, đôi khi được hiểu là tôn giáo.
- Theo từ điển Anh – Việt: Tín ngưỡng (belief) là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người, đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng của con người từ xưa cho đến nay.
- Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”.
- Trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng nghĩa là: “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng”. Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi con người.
- Theo Đặng Văn Nghiêm, trong công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, ông đã phân tích khá rõ khái niệm tín ngưỡng với tư cách là đức tin tôn giáo, tín ngưỡng không hoàn toàn tách rời khỏi tôn giáo: “Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believe, theo nghĩa hẹp, croyance religieuse) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo”.
- Theo GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm, dưới góc nhìn của văn hóa học, đã lý giải rất thuyết phục về sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo dựa vào bối cảnh, đặc điểm riêng của văn hóa Việt Nam. Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, ông xếp tín ngưỡng thuộc về văn hóa tổ chức đời sống cá nhân và đồng thời nhấn mạnh rằng: Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh mà họ tưởng tượng ra. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường-tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do mạnh về tư duy tổng hợp mà thiếu óc phân tích nên các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển biến hoàn toàn được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó-mới có những mầm móng của những tôn giáo như thế-đó là đạo Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo du nhập vào và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc (như Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo) mới xuất hiện.
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 5 19/12/19 0:35

Bài tập thực hành số sô 6: LẬP MÔ HÌNH

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến178 khách