THẦN THOẠI VỚI VĂN HÓA NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: THẦN THOẠI VỚI VĂN HÓA NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT

Gửi bàigửi bởi Võ Ngọc Tường Vân » Thứ 6 09/08/19 13:51

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Võ Ngọc Tường Vân
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 12/06/19 6:11
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 1 lần

Sửa bài tập: NỮ THẦN TRONG VĂN HÓA HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

Gửi bàigửi bởi Võ Ngọc Tường Vân » Thứ 4 18/12/19 15:43

Học phần: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS. TSKH Trần Ngọc Thêm
Học viên: Võ Ngọc Tường Vân
MSHV: 18831064034
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B
(Sửa lại các bài tập)
Thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: Nữ thần trong văn hóa Hy Lạp thời cổ đại
1. Phân tích ngữ pháp tên đề tài
[Nữ thần] [trong văn hóa Hy Lạp thời cổ đại]
Cụm từ trung tâm: Nữ thần
Cụm từ định tố:
- văn hóa (giới hạn lĩnh vực nghiên cứu)
- Hy Lạp (giới hạn không gian)
- thời cổ đại (giới hạn thời gian)
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nữ thần
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Hy Lạp
- Phạm vi thời gian: thời cổ đại (khoảng từ năm 800 TCN - sau thời kỳ Homeros đến năm 323 TCN - sau cái chết của Alexandros Đại đế)
- Chủ thể: người Hy Lạp
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
Các cặp đối lập cơ bản:
- nữ thần và nam thần
- văn hóa Hy Lạp và văn hóa Ấn Độ
- Hy Lạp và Ấn Độ
- thời cổ đại và thời hiện đại
- người Hy Lạp và người Ấn Độ
Giả thuyết nghiên cứu: Trong hệ thống thần linh Hy Lạp cổ đại, các vị nam thần luôn là các vị thần đứng ở vị thế tối cao, cai quản thế giới thần linh và loài người, các nữ thần thường chỉ đóng vai trò những vị thần cai quản việc gia đình và thuộc gia đình, vị trí xếp sau các nam thần; tuy nhiên, vai trò của các nữ thần mới là nhân tố nền tảng quyết định sự tồn tại và phát triển của con người.

Thực hành 2: Lập đề cương nghiên cứu
Tên đề tài: Nữ thần trong văn hóa Hy Lạp thời cổ đại
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Bố cục nội dung đề tài
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Giới thuyết một số khái niệm
- Văn hóa
- Thần linh
- Nữ thần và nam thần
1.1.2 Quan điểm tiếp cận
- Tiếp cận từ lí thuyết loại hình kinh tế văn hóa
- Tiếp cận từ góc độ văn hóa so sánh
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tọa độ văn hóa hy Lạp cổ đại
- Không gian
- Thời gian
- Chủ thế
1.2.2 Khái quát hệ thống thần linh Hy Lạp thời cổ đại
CHƯƠNG 2: NỮ THẦN TRONG VĂN HÓA NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI HY LẠP CỔ ĐẠI
2.1 Nhận thức về nguồn gốc các nữ thần
2.2 Nhận thức về chức năng các nữ thần
2.3 Nhận thức về vị trí các nữ thần trong hệ thống thần linh
CHƯƠNG 3: NỮ THẦN TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HY LẠP CỔ ĐẠI
3.1 Sự tôn kính các nữ thần của người Hy Lạp cổ đại
3.2 Khát vọng chinh phục các nữ thần của người Hy Lạp cổ đại
3.3 Ứng xử về giới trong xã hội Hy Lạp cổ đại
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Thực hành 3: Thực hành Document Map và Danh mục Tài liệu tham khảo
Tên đề tài: Nữ thần trong văn hóa Hy Lạp thời cổ đại
Thực hành Document Map:
Hình ảnh
Danh mục Tài liệu tham khảo:
1. E. M Burns. (2008). Văn minh phương Tây – Lịch sử và văn hóa. Nxb Từ điển bách khoa
2. E. B Taylor . (2019). Văn hóa nguyên thủy (Huyền Giang dịch). Nxb Tri thức
3. M Kishlansky, P Geary, P. O’ Brien. (2005). Nền tảng văn minh phương Tây. Nxb Văn hóa thông tin
4. Nguyễn Văn Ánh. (2017). Lịch sử văn minh thế giới. Nxb Giáo dục Việt Nam
5. Nguyễn Văn Khỏa (dịch và giới thiệu). (2017). Thần thoại Hy Lạp (Tái bản lần 2). Nxb Văn học
6. Phạm Trường Khang (Tuyển chọn, biên soạn). (2019). Thần thoại thế giới chọn lọc. Nxb Thanh niên
7. T. R Martin. (2013). Ancient Greece: From Prehistoric to Hellenistic Times. New Haven: Yale University Press
8. Trần Ngọc Thêm. (2014). Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng (Tái bản có sửa chữa). Nxb Văn hóa – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
9. Wendy Doniger O’flaherty (Lê Thành dịch). (2005). Thần thoại Ấn Độ. Nxb Mỹ thuật
10. Will Durant . (2018). Lịch sử văn minh Ấn Độ (Nguyễn Hiến Lê dịch). Nxb Hồng Đức

Thực hành 4: Xây dựng định nghĩa
Tên đề tài: Nữ thần trong văn hóa Hy Lạp thời cổ đại
Xây dựng định nghĩa cho khái niệm thần linh:
Theo L.C.Scott (2005). Gods, Goddesses, and Mythology. New York: Marshall Cavendish: Thần linh là “a being with powers greater than those of ordinary humans, but who interacts with humans, positively or negatively, in ways that carry humans to new levels of consciousness, beyond the grounded preoccupations of ordinary life” (tr378) (tạm dịch: thần linh là sinh vật có sức mạnh hơn người, có mối quan hệ với con người, tích cực hoặc tiêu cực, theo cách đưa con người đến những mức độ nhận thức mới, vượt ra ngoài những mối bận tâm cơ bản của cuộc sống)
Thần linh theo định nghĩa này được xem như là những sinh vật sống, có hình dạng, có tính cách, được so sánh với con người với ưu thế về sức mạnh và có mối liên hệ với con người, cuộc sống của con người, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển về mặt tinh thần của con người.
Trong Kinh Toran của Do Thái giáo có nhắc đến khái niệm thần linh, được gọi là ruah, có nghĩa là hơi thở: ruah không phải là cái cụ thể, ta không thể thấy được, không thể nắm bắt được, dường như không là gì nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo tôn sùng một vị thần độc tôn là Thượng Đế, nên hơi thở của Thượng Đế cũng có sức mạnh phi thường hơn con người, đó là gió. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng hơi thở của con người và hơi thở của Thượng Đế có mối liên hệ với nhau và không thể thiếu trong cuộc sống.
Khác với cách giải thích của C.Scott như đã đề cập ở trên, ruah theo người Do Thái giáo không có thực thể, nhưng lại ở xung quanh và không thể thiếu đối với đời sống con người và nó tồn tại khách quan so với con người, nhưng cả hai định nghĩa đều có chung ý kiến rằng giữa ruah và con người hay giữa gods/deities và con người luôn có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời.
Cả hai cách hiểu trên về thần linh xem xét dựa trên góc độ thần học và thần thoại học, đứng ở lập trường chủ quan khi xem xét “thần linh” là con người trong thần thoại hay là một tín đồ tôn giáo. Họ đều cho rằng giữa thần linh và con người có mối quan hệ với nhau, nhưng vẫn xem thần linh là yếu tố khách quan tác động vào con người chứ không phải do trí tưởng tượng của con người để thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm tri thức mới, đây có thể coi là hạn chế lớn nhất của cả hai cách định nghĩa này.
Cho nên, từ những ý kiến trên, ta có thể rút ra một định nghĩa về thần linh theo cách hiểu cá nhân như sau: Thần linh, trước hết là sản phẩm từ trí tưởng tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm tri thức mới của con người, có sức mạnh lớn hơn con người, có mối quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển trong cuộc sống con người.

Thực hành 5: Lập bảng so sánh
Tên đề tài: Nữ thần trong văn hóa Hy Lạp thời cổ đại
Bảng so sánh: Nữ thần Hy Lạp và nữ thần Ấn Độ
Hình ảnh

Thực hành 6: Lập mô hình
Tên đề tài: Nữ thần trong văn hóa Hy Lạp thời cổ đại
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Võ Ngọc Tường Vân
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 12/06/19 6:11
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến163 khách

cron