CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi Pham Tan Duc » Thứ 6 19/07/19 22:53

Học phần: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS. TSKH Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phạm Tấn Đức
MSHV: 18831064018
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B

Thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: CĂN TÍNH VIỆT TRONG “NGÀN NĂM ÁO MŨ” CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

1. Phân tích ngữ pháp tên đề tài
[Căn tính Việt] [<trong “Ngàn năm áo mũ”> của Trần Quang Đức]
Cụm từ trung tâm: Căn tính Việt
Cụm từ định tố: Trong “Ngàn năm áo mũ” của Trần Quang Đức

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Căn tính Việt
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Việt Nam
- Phạm vi thời gian: 1009 - 1945
- Chủ thể: người Việt trong “Ngàn năm áo mũ”

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ


Hình ảnh

4. Xác định các cặp đối lập
- Căn tính Việt><căn tính Trung Hoa
- Trước 1009><sau 1945

Gỉa thuyết nghiên cứu: Có hay không căn tính Việt tồn tại trong trang phục người Việt giai đoạn 1009 - 1945 khi văn hóa Trung Hoa lan tỏa sự ảnh hưởng lên văn hóa Việt, và nếu như có sự tồn tại ấy, quá trình đó diễn ra như thế nào?
RANDOM_AVATAR
Pham Tan Duc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 19/06/19 13:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi Võ Ngọc Tường Vân » Thứ 7 20/07/19 19:03

Phần sơ đồ, chỗ chủ thể: Các tộc người khác, em nghĩ mình nên để là Các dân tộc khác để nó cân bằng với bên kia là người Trung Hoa ạ. Với lại ở phần không gian là Trung Hoa, Việt Nam, Ấn Độ, vậy Các tộc người khác ở trên là người Ấn Độ hay sao vậy anh Đức?
RANDOM_AVATAR
Võ Ngọc Tường Vân
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 12/06/19 6:11
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi Pham Tan Duc » Chủ nhật 21/07/19 7:54

Chào Vân,

Xin cảm ơn comment của bạn.

Đúng là phần chủ thể anh nên để là các dân tộc khác (để phân biệt với các tộc người khác) thì mới tương đồng.

Còn về phần không gian, anh muốn nói là văn hóa Việt Nam nằm giữa hai nền văn hóa lớn nên anh để là Trung Hoa và Ấn Độ. Anh nghĩ như vậy, anh biết có ổn không.

Anh đang mong chờ sự phản hồi của các bạn nhiều hơn, để đề tài này phác thảo một cách trọn vẹn nhất có thể.

Cám ơn bạn.
RANDOM_AVATAR
Pham Tan Duc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 19/06/19 13:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi DinhGiang » Chủ nhật 21/07/19 19:07

Theo mình, anh Đức nên xem lại sơ đồ:
Đối tượng cần có sự so sánh với các "đặc tính, đặc trưng" khác (xác định như thế nào là căn tính, cặp đối lập với nó là gì)./.
Chủ thể thì chỉ cần để là người Việt (phần còn lại sẽ được giới hạn trong không gian và thời gian)./.
Không gian thay vì đặt trong sự so sánh với Trung Hoa và Ấn Độ thì có thể thay Ấn Độ bằng Đông Nam Á (sẽ có liên hệ gần hơn), từ đó có thể đối chiếu.
Cảm ơn anh!
Liên hệ: Đình Giang.
Tell: 0888656764
Mail: ngotamthich@gmail.com
RANDOM_AVATAR
DinhGiang
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:35
Đến từ: Đà Lạt
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi Pham Tan Duc » Chủ nhật 21/07/19 22:29

Chào bạn Giang,

Mình rất vui khi nhận được comment của bạn.

Khi đặt tên cho đề tài này, mình có hơi băn khoăn giữa 2 khái niệm "căn tính" và "bản sắc", dù rằng ở một khía cạnh ngữ nghĩa nào đó, chúng đều có sự tương đồng, tức là cùng chia sẻ những đặc trưng, đặc điểm, đặc tính liên quan đến văn hóa của cá nhân, cộng đồng hay quốc gia dân tộc.

Tuy nhiên, đặt vào hoàn cảnh cụ thể của việc nghiên cứu sự tồn tại dòng chảy ngầm mang tính dân tộc về trang phục, mình thấy khái niệm "căn tính "sẽ hợp lý hơn, và quan trọng hơn là, mình thích từ "căn tính".

Còn việc đặt Đông Nam Á với Việt Nam và Trung Hoa về mặt không gian khi nghiên cứu đề tài này, mình thấy là một ý kiến hay.

Một lần nữa, xin cám ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các bạn cho đề tài nghiên cứu này của mình. Cơ bản là mình thấy đề tài nghiên cứu này sẽ rất thú vị.

Trân trọng,

Phạm Tấn Đức
RANDOM_AVATAR
Pham Tan Duc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 19/06/19 13:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi Pham Tan Duc » Thứ 3 30/07/19 14:42

Sau khi nhận được sự góp ý của Thầy và các bạn trên lớp, mình khi thấy đề tài nghiên cứu về Bản sắc Việt Nam hơi khó so với năng lực cuả mình, nên mình quyết định chuyển hướng nghiên cứu và đề tài lần này của mình là:

VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU HÒA BÌNH

Theo đề tài mới, xin phép được làm lại các bài tập thực hành như sau:

Bài tập thực hành số 1: PHÂN TÍCH TÊN ĐỀ TÀI

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[<Văn hóa><vật chất>] [<của người Thái><ở Mai Châu Hòa Bình>]
- Cụm từ trung tâm: Văn hóa vật chất
- Cụm từ định tố: của người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa vật chất
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ thể: người Thái
+ không gian: Mai Châu, Hòa Bình
+ Thời gian: Từ khi tỉnh Hòa Bình thành lập (1886) đến nay

3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Văn hoá vật chất>< Văn hóa tinh thần
+ người Thái >< các tộc người khác
- Giả thuyết nghiên cứu: Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra hết sức sâu rộng như hiện nay, liệu người Thái ở Mai Châu Hòa Bình có giữ được bản sắc cộng đồng của họ hay không, và nếu có thì việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của họ đã diễn ra như thế nào

Bài tập thực hành số 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU HÒA BÌNH

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu này được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Các bình diện văn hoá vật chất của người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình
Chương 3: Bảo tồn và phát giá trị văn hóa của người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình

Nội dung dự kiến của đề tài nghiên cứu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tây Bắc là vùng đất có sức hấp dẫn, nhiều tiềm năng, cơ bản vì cảnh quan văn hóa đa dạng và là vùng đất có nhiều tộc người sinh sống, trong đó người Thái là đại diện cho một trong hai chủ thể văn hóa ở vùng Tây Bắc này. Trong thời điểm khi Việt Nam bước vào con đường hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế, cùng với quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra hết sức sâu rộng, việc nghiên cứu văn hóa vật chất của người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình là điều cần thiết, từ đó góp phần trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của người Thái vùng Tây Bắc Việt Nam.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích (i) tìm hiểu những thành tố, những đặc điểm cơ bản trong văn hóa vật chất của người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình, và (ii) đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Thái trong tiến trình giao lưu và tiến biến văn hóa đang diễn ra hiện nay.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong đề tài này là tộc người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình.

4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Về tộc người Thái, từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm các tài liệu liên quan đến đời sống văn hóa- xã hội của người Thái Nguồn tư liệu có thể tìm thấy từ Thư tịch biên soạn dưới các triều đại phong kiến khác nhau, từ các công trình nghiên cứu, sưu tầm được biên soạn dưới góc độ văn hóa học và du lịch, từ một số tạp chí thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và văn hóa nghệ thuật, tạp chí Dân tộc học, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tạp chí Văn hóa dân gian. Có thể kể ra như sau: Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam của Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, năm 1998, do Cẩm Trọng chủ biên; Người Tày Thái cổ ở Việt Nam của Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015, do Hoàng Lương chủ biên; và đặc biệt là nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn đã dành nhiều th7i2 gian và công sức cho các công trình nghiên cứu quan trọng về người Thái như “Sơ lược về sự thiên di của các bộ tộc Thái vào Tây Bắc Việt Nam”, như “Quá trình hình thành các nhóm Tày Thái Việt Nam”, như “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc thực hiện đề tài này, bên cạnh việc thực hiện chuyến đi thực địa gần nhất đến Mai Châu, Hòa Bình vào tháng 1/2019.

6. BỐ CỤC NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm “văn hóa”
1.1.2. Khái niệm “văn hóa vật chất”
1.1.3. Khái niệm “tộc người”

1.2. LÝ THUYẾT TIẾP CẬN
Đề tài nghiên cứu này dựa trên các lý thuyết như sau: Lý thuyết “Vùng văn hóa” (Cultural Area) của Clark Wissler (1870-1947) và Alfred Kroeber (1876-1960); Lý thuyết “Sinh thái học văn hóa” (Cultural Ecology) của Julian Haynes Steward (1902-1972); Lý thuyết “Địa văn hóa” (Cultural Geography) của Carl O. Sauer (1899-1975) với thuật ngữ Cảnh quan văn hóa (Cultural Landscape); Lý thuyết Giao lưu tiếp biến văn hóa.

1.3. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU, HÒA BÌNH
Người Thái Hoà Bình sinh sống chủ yếu ở huyện Mai Châu. Tên gọi xưa của Mai Châu là Mương Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Từ khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, người Thái từ vùng Bắc Hà, Lào Cai đã về đây định cư. Mai Châu vốn là một trong 5 châu của phủ Chợ Bờ khi thành lập tỉnh Mường, tiền thân của tỉnh Hòa Bình (năm 1886). Đến năm 1892, Mai Châu là một trong 5 châu của Hòa Bình. Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện nay, Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hoà Bình, và theo số liệu thống kê năm 2015, Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 57.127,98 ha; với dân số là 54.537 người, là vùng đất tập trung sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Thái chiếm đa số 57,3%, tiếp theo là người Mường (17,33%), người Kinh (11,96%), người Mông (9,83%), và cuối cùng là người Dao (1,98%).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: CÁC BÌNH DIỆN VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGUỜI THÁI Ở MAI CHÂU HÒA BÌNH
2..1. VĂN HÓA SẢN XUẤT
2.2. VĂN HÓA CƯ TRÚ
2.3. VĂN HÓA ẨM THỰC
2.4. VĂN HÓA TRANG PHỤC
2.5. PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU, HÒA BÌNH HIỆN NAY
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Pham Tan Duc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 19/06/19 13:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi Pham Tan Duc » Thứ 3 30/07/19 20:37

Bài tập thực hành số 3: SỬ DỤNG DOCUMENT MAP VÀ SƯU TẦM TÀI LIỆU

3.1. DOCUMENT MAP
Hình ảnh

3.2. SƯU TẦM TÀI LIỆU

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Thái Sơn, Văn hóa tộc người Thái, NXB Quân Đội Nhân Dân, 2016
2. Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên), Đặc trưng Văn hóa Vùng Tây Bắc,NXB Khoa Học Xã hội,, 2018
3. Ngô Đức Thịnh, Bản sắc Văn hóa vùng, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2009
4. Lê Bá Thảo, Việt Nam Lãnh thổ và Các vùng Địa lý, NXB Thế Giới, 2001
5. Cẩm Trọng (chủ biên), Văn hóa và Lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, 1998
6. Vương Xuân Tình (chủ biên), Các Dân tộc ở Việt Nam, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016
7. Đinh Thị Dung, Đề cương và Tài Liệu tham khảo Địa văn hóa, ĐHKHXHNV TP.HCM, 2015
8. Thư viện Hòa Bình Online
9. http://thegioidisan.vn/vi/vai-net-ve-ng ... oc-ta.html
10. https://www.dulichvietnam.com.vn/tinh-h ... t-nam.html
11. https://news.zing.vn/phong-tuc-don-tet- ... 14621.html
12. http://vov4.vov.vn/TV/chuyen-muc/net-kh ... 26236.aspx
13. https://www.trangphucbongsen.vn/phan-bi ... a-thai-den
14. http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-ho ... 041408.htm
15. https://www.dulichvietnam.com.vn/lang-n ... y-bac.html
16. http://mocchautourism.com/index.php/vi/ ... c-Thai-56/
RANDOM_AVATAR
Pham Tan Duc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 19/06/19 13:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi Pham Tan Duc » Thứ 6 09/08/19 2:27

Bài tập thực hành số 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA

Có nhiều định nghĩa về Gia đình, nhưng có thể kể ra vài định nghĩa cơ bản dưới đây:

1. Theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam: “Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng”.
--> liệt kê thiếu các chức năng khác của gia đình như chức năng giáo dục, chức năng tình dục, chức năng nghỉ ngơi, giải trí…

2. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục”.
--> liệt kê thiếu các quan hệ khác trong gia đình như quan hệ tài chính, quan hệ chính trị…

3. Theo ngành Xã hội học thì: “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”.
--> chấp nhận được

4. Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, tại Khoản 2 Điều 3: “Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
--> chấp nhận được. Tuy nhiên, trong định nghĩa gia đình, lại xuất hiện thêm 1 từ gia đình khác là không thể chấp nhận

5. Theo United Nations (1948): “Family is the natural and fundamental group unit of society and is entitled to protection by society and the State”.
[Theo Liên Hiệp Quốc (1948): Gia đình là nhóm đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội và được xã hội và Nhà nước bảo vệ”].
--> quá đơn giản, thiếu đặc trưng loài

6. Theo Encyclopedia: “Family is a group of persons united by the ties of marriage, blood, or adoption, constituting a single household and interacting with each other in their respective social positions, usually those of spouses, parents, children, and siblings”.
[Gia đình là một nhóm người hợp nhất bởi mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi, tạo thành một hộ duy nhất và tương tác với nhau theo các vị trí xã hội tương ứng của họ, thường bao gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái và anh chị em”].
--> Chấp nhận được

--> ĐỊNH NGHĨA GIA ĐÌNH: Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống nhằm thực hiện các chức năng và các mối quan hệ giữa các thành viên thông qua sự gắn kết trách nhiệm và quyền lợi được xã hội chấp nhận và nhà nước bảo vệ.

LẬP SƠ ĐỒ ĐỊNH NGHĨA:

Hình ảnh

Bài tập thực hành số 5: LẬP BẢNG SO SÁNH
(Trong tác phẩm VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG của học giả Đào Duy Anh)

Hình ảnh

Bài tập thực hành số 6: LẬP MÔ HÌNH
MÔ HÌNH TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM
(Trong tác phẩm TÌM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM của GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm)


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Pham Tan Duc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 19/06/19 13:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 3 03/09/19 17:36

Pham Tan Duc đã viết:Bài tập thực hành số 3: SỬ DỤNG DOCUMENT MAP VÀ SƯU TẦM TÀI LIỆU

3.1. DOCUMENT MAP
Hình ảnh

3.2. SƯU TẦM TÀI LIỆU

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Thái Sơn, Văn hóa tộc người Thái, NXB Quân Đội Nhân Dân, 2016
2. Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên), Đặc trưng Văn hóa Vùng Tây Bắc,NXB Khoa Học Xã hội,, 2018
3. Ngô Đức Thịnh, Bản sắc Văn hóa vùng, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2009
4. Lê Bá Thảo, Việt Nam Lãnh thổ và Các vùng Địa lý, NXB Thế Giới, 2001
5. Cẩm Trọng (chủ biên), Văn hóa và Lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, 1998
6. Vương Xuân Tình (chủ biên), Các Dân tộc ở Việt Nam, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016
7. Đinh Thị Dung, Đề cương và Tài Liệu tham khảo Địa văn hóa, ĐHKHXHNV TP.HCM, 2015
8. Thư viện Hòa Bình Online
9. http://thegioidisan.vn/vi/vai-net-ve-ng ... oc-ta.html
10. https://www.dulichvietnam.com.vn/tinh-h ... t-nam.html
11. https://news.zing.vn/phong-tuc-don-tet- ... 14621.html
12. http://vov4.vov.vn/TV/chuyen-muc/net-kh ... 26236.aspx
13. https://www.trangphucbongsen.vn/phan-bi ... a-thai-den
14. http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-ho ... 041408.htm
15. https://www.dulichvietnam.com.vn/lang-n ... y-bac.html
16. http://mocchautourism.com/index.php/vi/ ... c-Thai-56/

Chào anh Đức, em có góp ý hy vọng sẽ giúp anh làm bài tốt hơn.
Hiện nay, Trường mình sử dụng chuẩn trích APA để trích dẫn và liệt kê danh mục tài liệu tham khảo. Em thấy a liệt kê danh mục tài liệu tham khảo chưa đúng lắm. Phần tên tác giả chúng ta phải đánh số thứ tự dựa theo theo ký tự từ A -Z. Anh xem lại nhé.
Thân ái.
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CĂN TÍNH VIỆT TRONG "NGÀN NĂM ÁO MŨ" CỦA TRẦN QUANG ĐỨC

Gửi bàigửi bởi Pham Tan Duc » Thứ 6 20/09/19 7:05

Cảm ơn em đã góp ý phần danh mục tài liệu. Anh sẽ điều chỉnh sau.
RANDOM_AVATAR
Pham Tan Duc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 19/06/19 13:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến204 khách

cron