TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

Gửi bàigửi bởi Phan Thị Kim Hiện » Chủ nhật 21/07/19 17:34

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hoá học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phan Thị Kim Hiện
MSHV: 18831064021
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B (đợt 2)
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: Trang phục truyền thống Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa học

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Trang phục truyền thống] [<Nhật Bản> <dưới gốc nhìn văn hóa học>]
- Cụm từ trung tâm: Trang phục truyền thống
- Cụm từ định tố: Nhật Bản dưới gốc nhìn văn hóa học

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trang phục truyền thống
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nhật Bản
+ Chủ thể: Người Nhật
+ Thời gian: Từ khi có Kimono đến nay

3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh


4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Trang phục truyền thống Nhật Bản><Trang phục truyền thống Việt Nam
+ Trang phụ truyền thống Nhật Bản><Trang phục truyền thống các quốc gia khác
+ Văn hóa Nhật><Văn hóa Việt

- Giả thuyết nghiên cứu: Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Kimono vẫn lưu giữ được yếu tố truyền thống và ngày càng phát triển, song không phải bất biến bởi đó là quy luật khách quan. Điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội, giao lưu văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật và nhận thức của con người đã dẫn đến những biến đổi theo dòng lịch sử. Điển hình, sự kết hợp màu sắc thể hiện màu theo mùa, từng dịp mặc Kimono hoặc địa vị chính trị của người mặc. Và trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì mọi quốc gia đều có những thời cơ nhất định nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức, một trong số đó là sự hòa tan, đồng hóa văn hóa. Nó có thể làm biến đổi những giá trị truyền thống và những nếp sống văn hóa cũng diễn ra ngày một phức tạp. Vì thế mà những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia có khả năng sẽ bị mai một, điển hình như trang phục truyền thống.
RANDOM_AVATAR
Phan Thị Kim Hiện
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 14/06/19 19:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Chủ nhật 21/07/19 17:44

Chào Kim Hiện, mình có chút nhận xét trong sơ đồ cấu trúc cấp hệ của bạn, hy vọng có chút đóng góp cho đề tài này.
- Ở cấp độ zero, bạn xác định là "văn hóa", tuy nhiên theo mình nghĩ thì có lẽ "văn hóa trang phục" thì sẽ gần hơn là văn hóa đó.
Đây là ý kiến cá nhân thôi nhé, bạn có thể tham khảo, mình cảm ơn bạn .
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi Hồ Lưu Phúc » Chủ nhật 21/07/19 23:21

Chào H. Theo ý kiến của P cấp độ Zero của H còn rộng quá. Thầy có nói là cấp Zero nên là cái gần nhất với đối tương nghiên cứu. Hiện tham khảo nhé. Mong các anh chị và các bạn góp ý thêm.
Trân trọng!
Hồ Lưu Phúc
Contact me : 0988 974 906
Add: 168/100 Lê Thị Bạch Cát, P.11, Q.11, TP. Hồ Chí Minh
Thank All! :roll: :roll: :roll:
Hình đại diện của thành viên
Hồ Lưu Phúc
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:05
Đến từ: Tiền Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi Phan Thị Kim Hiện » Thứ 2 22/07/19 11:33

Chào Phát, Phúc
Mình cảm ơn phần góp ý của hai bạn và mình xin ghi nhận góp ý của 2 bạn.
Mình cũng nhận thấy cấp độ zero của mình thật sự hơi rộng. Và mình sẽ chỉnh sử phần này lại sau.
Kính mong quý anh chị đóng góp ý kiến để đề tài phác thảo của em được hoàn chỉnh hơn ạ.
Thân !
RANDOM_AVATAR
Phan Thị Kim Hiện
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 14/06/19 19:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi Đỗ Thị Thanh Vân » Thứ 4 31/07/19 23:17

Chào Hiện.
phần đối tượng em để: Kimono
thời gian: Toàn thời gian thì sẽ hiểu là từ khi ra đời đến nay
RANDOM_AVATAR
Đỗ Thị Thanh Vân
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 11/07/19 11:22
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi Phan Thị Kim Hiện » Thứ 2 05/08/19 20:47

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phan Thị Kim Hiện
MSHV: 18831064021
Lớp: Cao học văn hóa học 19B

Bài tập thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: KIMONO DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Kimono] [dưới góc nhìn văn hóa]
- Cụm từ trung tâm: Kimono
- Cụm từ định tố: Dưới góc nhìn văn hóa

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kimono
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nhật Bản
+ Chủ thể: Người Nhật
+ Thời gian: Toàn thời

3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Kimono><Áo dài
+ kimono><Hanbok
+ Văn hóa vật chất><Văn hóa tinh thần

Bài tập thực hành 2: Xây dựng đề cương
Tên đề tài: KIMONO DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục chính của đề tài
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Khái niệm trang phục truyền thống
1.1.2.Khái niệm Kimono
1.1.3. Lý thuyết tiếp cận
- Chức năng luận
- Cấu trúc luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về Nhật Bản
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Kimono
Tiểu kết chương một
CHƯƠNG HAI: KIMONO TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI NHẬT
2.1. Cấu tạo Kimono
2.1.1. Cách may và chất liệu vải
2.1.2. Các phụ kiện mặc kèm với Kimono
2.2. Phân loại Kimono
2.2.2. Phân loại theo mùa
2.2.3. Phân loại theo giới
Tiểu kết chương hai
CHƯƠNG BA: KIMONO TRONG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI NHẬT
3.1. Trong lễ hội
3.2. Trong nghệ thuật
3.3. Trong văn học
Tiểu kết chương ba
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Bài tập thực hành 3: Thực hành Document Map và Danh mục Tài liệu tham khảo
Tên đề tài: KIMONO DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Phan Thị Kim Hiện
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 14/06/19 19:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi Phan Thị Kim Hiện » Thứ 4 21/08/19 10:43

Bài tập 4: Xây dựng định nghĩa
Định nghĩa văn hóa truyền thống
Theo GS.Trần Văn Giàu: "Giá trị truyền thống được hiểu là những cái tốt, bởi những cái tốt mới được gọi là giá trị. Thậm chí không phải cái tốt nào cũng được coi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cức cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa."
Theo GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm cho rằng: "Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hóa dưới dạng phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận..."
Một định nghĩa khác "Nền văn hóa được truyền lại gọi là văn hóa truyền thống. Như vậy nó phản ánh được những thành tựu con người tích tập được trong quá trình tìm hiểu, thực hiện và truyề bá ý nghĩa sau lắng nhất của cuộc sống. Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa của nó như là một hiện nhân của trí tuệ."
Như vậy có thể khái quát rằng: Văn hóa truyền thống bao gồm tính giá trị, lưu truyền và ổn định.
Định nghĩa trang phục truyền thống
"Trang phục truyền thống là quần áo đặc trưng riêng của một quốc gia, một dân tộc, một địa phương hay có quan hệ gần gũi với các vùng địa lí hoặc có khi là một thời kì lịch sử nào đó."
Bài tập 5: Lập bảng biểu
Hình ảnh
Bài tập 6: Vẽ sơ đồ
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Phan Thị Kim Hiện
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 14/06/19 19:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 3 03/09/19 17:27

Chào Hiện,
Theo mình, phần vẽ mô hình của Hiện chưa được hợp lý lắm. Trang phục truyền thống nên thêm Nhật Bản như vậy sẽ làm rõ hơn. Còn về phần các nhánh quan hệ theo ý của Hiện thì mình sẽ hiểu là Trang phục truyền thống là cái gốc bao gồm Kimono, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Không biết mình hiểu đúng ý của Hiện không. Mong Hiện giải thích thêm nhé.
Cảm ơn Hiện
Thân ái.
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi Đỗ Thị Thanh Vân » Chủ nhật 08/09/19 13:19

Chào Hiện.
- Chị thấy trong bảng so sánh nên có mục về màu sắc, họa tiết vì Kimono Nhật Bản được chú ý nghiêm ngặt về màu sắc.
- Về chủng loại chị được biết là Kimono có khoảng 8-9 loại.

Thân.
RANDOM_AVATAR
Đỗ Thị Thanh Vân
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 11/07/19 11:22
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM » Thứ 4 25/09/19 20:30

Thân Chào Cô Hiện !
Em rất vui khi đọc được các đề tài nghiên cứu về Nhật Bản. Em có phần chia sẽ Thông tin như sau: Hiện tại Người Nhật chúng e thường sử dụng KiMONO trong các dịp lễ hội , lễ thành nhân,.. ngoài ra còn sử dụng KiMONO trong lễ mừng các bé tròn : 七五三 お祝い ( 7-5-3 tuổi). Hy vọng chia sẽ của e sẽ được Cô đón nhận

Chúc Cô hoàn thành tốt Ạ
RANDOM_AVATAR
PHẠM THỊ THANH THẮM
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:25
Cảm ơn: 48 lần
Được cám ơn: 37 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến169 khách