NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VỆT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI

Gửi bàigửi bởi ThuHa Ngo » Thứ 5 19/12/19 22:12

ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT
Môn: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS. TSKH Trần Ngọc Thêm
Học viên: Ngô Thị Thu Hà
MSHV: 18831064020
Lớp: Cao học Văn hóa học K18B
---------------------------
Bài tập 4: Xây dựng định nghĩa
Xây dựng định nghĩa cho khái niệm "Văn hóa dân gian"
Dưới góc nhìn của Vũ Ngọc Khánh (2003) trong công trình Văn hóa dân gian, tác giả cho rằng Văn hóa dân gian chính là sáng tạo của dân, từ dân mà ra, phục vụ cho đời sống của dân. Văn hóa dân gian là ở mọi lĩnh vực, mọi không gian, môi trường và ở mọi thời điểm. Đi vào văn hóa dân gian, ta có thể thu hoạch được nhiều điều, hiểu được thế giới, xã hội quanh ta và hiểu được chính cả ta nữa.
==> Định nghĩa này nhấn mạnh về chủ thể của văn hóa dân gian chính là nhân dân, không bị giới hạn về phạm vi thời gian và không gian. Đây là một định nghĩa chung mang tính khái quát, ưu điểm là nhấn mạnh được vai trò của chủ thể văn hóa dân gian. Tuy nhiên vì tính bao quát rộng nên định nghĩa này thiếu tính cụ thể.
Trong bài viết Văn hóa dân gian – Hồn của dân tộc, tác giả Trần Nhu cho rằng Văn hóa dân gian là những kho báu không thành văn, không có tác giả hay nói đúng hơn tác giả chính là cả dân tộc – lưu luyến từ đời này sang đời khác, phản ánh chất lượng cuộc sống và chất lượng tinh thần của dân tộc đó và tác giả cũng khẳng định văn hóa dân gian là phần quan trọng nhất của bản sắc dân tộc, là sức mạnh để một dân tộc có tồn tại và phát triển.
==> Điểm khác biệt của định nghĩa này so với định nghĩa trên là thể hiện rõ mối quan hệ giữa văn hóa dân gian (xem văn hóa dân gian là một phần của bản sắc dân tộc). Thế nhưng phần xác định chủ thể và phạm vi thì khá tương tự với định nghĩa của tác giả Vũ Ngọc Khánh đã nêu ở trên. Do đó, định nghĩa này cũng thiếu tính cụ thể.
Còn tác giả Chu Xuân Diên (2002) cho rằng văn hóa dân gian (folk culture hay folklore) được hiểu là những văn hóa truyền thống của những cộng đồng người, những nhóm, những tầng lớp xã hội... có khả năng giúp cho mỗi người nhận ra được bản sắc riêng của cộng đồng, của nhóm hay của tầng lớp xã hội mà người đó là thành viên. Văn hóa dân gian trước hết là khoa học về các truyền thống, từ “truyền thống” theo giải thích của tác giả là một khái niệm chỉ chung cho việc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Định nghĩa này cho thấy văn hóa dân gian chính là cái bản sắc của văn hóa dân tộc.
==> Đây là một dạng định nghĩa mô tả các đặc trưng của văn hóa dân gian và tác giả đã đồng nhất văn hóa dân gian là bản sắc của văn hóa dân tộc
Trong tiếng Anh, khái niệm văn hóa dân gian tương đồng với Folklore. Thuật ngữ này ra đời vài giữa thế kỉ XIX, trong một bài báo cùng tên của tác giả William John Thomp (1846). Folklore cấu thành từ hai phần gồm folk và lore. Folk là thuộc về nhân dân, là dân gian, những người chưa biết chữ, không được đào tạo qua trường lớp; còn lore là tri thức, sự hiểu biết, là tinh thần, thậm chí là câu chuyện. Ông cho rằng Folklore là từ dùng để chỉ những di tích văn hóa vật chất, nhưng chủ yếu là văn hóa tinh thần có liên quan đến văn hóa vật chất đó như phong tục, tập quán, ca dao, cách ngôn, mê tín, dị đoan… của cư dân thời xưa.
==> Định nghĩa này nghiêng về dạng định nghĩa liệt kê nhiều hơn. Tuy nhiên sự liệt kê lại không đầy đủ và thiếu sự bao quát
Nhìn chung, Văn hóa dân gian là toàn bộ những sản phẩm phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của tầng lớp bình dân, do người bình dân sáng tạo và được gìn giữ qua nhiều thế hệ, đó là những sản phẩm truyền miệng của tập thể, nội dung thì đa dạng được thể hiện một cách giản dị và do sự lan truyền từ người này sang người khác chủ yếu là qua con đường kể lại nên văn hóa dân gian có thêm tính dị bản. Mỗi cộng đồng, mỗi vùng miền sẽ có những giá trị, những sản phẩm văn hóa riêng, và điều đó góp phần tạo nên bản sắc chung cho văn hóa Việt Nam. Nếu dựa vào cách phân loại theo hoạt động chủ thể thì cấu trúc văn hóa dân gian sẽ bao gồm 4 thành tố nhận thức, tổ chức, ứng xử và tái hiện.
Đối với văn hóa Việt Nam thì ranh giới giữa tầng lớp nông dân với tầng lớp quan lại, quý tộc chỉ là ranh giới mờ, do đó cũng rất khó để phân biệt rạch ròi giữa văn hóa dân gian với văn hóa bác học.
RANDOM_AVATAR
ThuHa Ngo
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 6 14/06/19 16:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách

cron