Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân TP. Mỹ Tho

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân TP. Mỹ Tho

Gửi bàigửi bởi Minh Đạt 0502 » Thứ 5 25/07/19 19:14

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Huỳnh Minh Đạt
MSHV: 18831064016
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B
Đề tài: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phố Mỹ Tho hiện nay
1. Cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong] của [cư dân thành phố Mỹ Tho] [hiện nay].
Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong là cụm từ trung tâm.
cư dân thành phố Mỹ Tho hiện nay là cụm từ định tố.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong.
Chủ thể: cư dân mưu sinh trên sông Mekong.
Không gian: Địa bàn thành phố Mỹ Tho.
Thời gian: hiện nay (từ năm 2001 đên nay).
3. Sơ đồ

Hình ảnh
4. Trọng tâm nghiên cứu
Các cặp đối lặp cơ bản:
Cư dân sống trên sông và cư dân sống ven sông.
Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Hoạt động mưu sinh (vật chất) và hoạt động tinh thần.
Giả thuyết nghiên cứu:
Hoạt động mưu sinh trên sông của cư dân địa bàn thành phố Mỹ Tho đặc biệt là ở Phường Tân Long và xã Thới Sơn vô cùng phong phú kể từ năm 2001 đến nay. Các hoạt động mưu sinh của người dân phần nào đã tạo ra sự tương tác của họ với môi trường tự nhiên và xã hội, hình thành nên những lối ứng xử văn hóa cần được nghiên cứu để có những nhận định về vai trò và tầm quan trọng của họ đối với các vấn đề trên sông Mekong hiện nay (đặc biệt về môi trường sống trong sự phát triển).
RANDOM_AVATAR
Minh Đạt 0502
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/07/19 9:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phố M

Gửi bàigửi bởi sui nghiep phat » Thứ 6 26/07/19 17:25

anh chào Đạt,
Anh có chút thắc mắc về tên đề tài của em, mong em giải thích rõ chút nhé.
Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phồ Mỹ Tho hiện nay, sao em lại dùng "sông Mekong" mà không dùng "sông Cửu Long" vậy Đạt.
RANDOM_AVATAR
sui nghiep phat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 18/06/19 18:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phố M

Gửi bàigửi bởi Kim Voanh » Thứ 6 26/07/19 20:52

Đạt ơi!
Theo chị tên đề tài em có thể đổi thành "Văn hoá mưu sinh của cư dân thành phố Mỹ Tho trên sông Mekông". Như thế sẽ dễ hiểu và em sẽ dễ xác định Đối tuợng nghiên cứu và chủ thể. Vì đối tượng và chủ thể của em đang lặp lại từ "trên sông Mêkong" 2 lần.
RANDOM_AVATAR
Kim Voanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 10/06/19 10:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phố M

Gửi bàigửi bởi Minh Đạt 0502 » Thứ 2 29/07/19 11:40

dạ em cảm ơn chị đã góp ý e sẽ tranh thủ sửa chữa
RANDOM_AVATAR
Minh Đạt 0502
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/07/19 9:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phố M

Gửi bàigửi bởi Minh Đạt 0502 » Thứ 4 31/07/19 19:31

Bài tập thực hành số 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: Văn hóa mưu sinh của cư dân thành phố Mỹ Tho trên sông Mekong hiện nay
ĐỀ CƯƠNG
1. Lý do chọn đề tài
Các nền văn hóa của các cư dân sống ven sông Mekong đa dang và phong phú (6 quốc gia Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thai Lan, Campuchia, Việt Nam).
Các vấn đề trên sông Mekong hiện nay là những vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng đến đời sống của các cư dân ở hạ nguồn sông.
Những thay đổi lưu lượng nước do tác động của con người trên sông Mekong gây những thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế nông nghiệp đối với cư dân ở Mỹ Tho nói riêng và các cư dân sống ven bờ sông Mekong nói chung.
Ở cấp độ môn học, việc tìm hiểu nghiên cứu về văn hóa mưu sinh của cư dân sinh sống trên sông nước ở địa bàn thành phố Mỹ Tho góp phần tạo sự hiểu biết và học tập các phương pháp nghiên cứu trong ngành văn hóa học. Làm cơ sở để có những bài nghiên cứu tốt hơn, có sự đóng góp về mặt kiến thức và khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những quy luật trong phương thức ứng xử của cư dân mưu sinh trên sông Mekong ở Mỹ Tho đối với dòng sông. Chỉ ra tầm quan trọng của cư dân đối với các vấn đề về môi trường trên sông Mekong hiên nay.
3. Lịch sử nghiên cứu (bổ sung sau)
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa mưu sinh.
Chủ thể: cư dân mưu sinh trên sông.
Không gian nghiên cứu: Địa bàn thành phố Mỹ Tho (cụ thể ở Phường Tân Long và xã Thới Sơn).
Thời gian nghiên cứu: hiện nay (đầu TK XXI năm 2001 đến nay)
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: làm cơ sở và tài liệu tiền đề có các nghiên cứu sâu thêm về sông Mekong cho bản thân.
Ý nghĩa thực tiễn: chỉ ra vai trò tầm quan trọng trong ứng xử tác động qua lại giữa các cư dân và dòng sông Mekong trong các vấn đề môi trường trên sông Mekong hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
Phương pháp tra cứu bản đồ.
Phương pháp điền giả (dự kiến sẽ khảo sát điền giả ở ven sông địa bàn thành phố mỹ tho và hai cù lao Tân Long và Thới Sơn).
Nguồn tư liệu: Bám sát vào bộ tài liệu phim ảnh: “Mekong ký sự” của hãng phim TFS sản xuất. Các tư liệu về sông Mekong trên các trang mạng, báo chí, diễn đàn. Một số tài liệu về Tây Nam Bộ (hiện chưa định hình được)
7. Bố cục
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Văn hóa
1.1.2. Văn hóa mưu sinh
1.2. Lý thuyết tiếp cận
Vùng văn hóa
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Địa bàn thành phố Mỹ Tho
1.3.2. Điều kiện tự nhiên sông Mekong khu vực Mỹ Tho
Chương 2 Đặc điểm hoạt động mưu sinh ở sông Mekong của cư dân Mỹ Tho
2.1. Hoạt động mưu sinh trên sông
2.1.1. Hoạt động đánh bắt trên sông
2.1.2. Nuôi trồng thủy sản
2.1.3. Buôn bán ven sông
2.2. Đời sống tin thần gắn với hoạt động mưu sinh
2.2.1. Vài trò của sông với cư dân
2.2.2. Tính ngưỡng nghề nghiệp của cư dân
Chương 3 Ứng xử của cư dân với sông Mekong
3.1. Ứng xử với môi trường tự nhiên
3.1.1. Tận dụng dòng sông để nuôi trồng thủy sản
3.1.2. Tận dụng dòng nước làm đóng đáy đánh bắt thủy hải sản
3.1.3. Khai thác cát trên sông và các nguy cơ
3.1.4. Cải tạo và bảo vệ môi trường sông
3.2. Ứng xử với môi trường xã hội
3.2.1. Hình thành các làng bè trên sông
3.2.2. Họp chợ nhỏ trên sông
3.4. Thực trạng và dự báo cho vấn đề môi trường trên sông
3.4.1. Thực trạng
3.4.2. Dự báo cho tương lai
Kết luận
RANDOM_AVATAR
Minh Đạt 0502
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/07/19 9:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phố M

Gửi bàigửi bởi Minh Đạt 0502 » Thứ 4 31/07/19 19:39

Minh Đạt 0502 đã viết:Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Huỳnh Minh Đạt
MSHV: 18831064016
Lớp: Cao học Văn hóa học K19B
Bài tập 1: phân tích đề tài
Đề tài: Văn hóa mưu sinh của cư dân thành phố Mỹ Tho trên sông Mekong hiện nay
1. Cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong] của [cư dân thành phố Mỹ Tho] [hiện nay].
Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong là cụm từ trung tâm.
cư dân thành phố Mỹ Tho hiện nay là cụm từ định tố.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa mưu sinh.
Chủ thể: cư dân mưu sinh trên sông Mekong.
Không gian: Địa bàn thành phố Mỹ Tho.
Thời gian: hiện nay (từ năm 2001 đên nay).
3. Sơ đồ

Hình ảnh
4. Trọng tâm nghiên cứu
Các cặp đối lặp cơ bản:
Cư dân sống trên sông và cư dân sống ven sông.
Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Hoạt động mưu sinh (vật chất) và hoạt động tinh thần.
Giả thuyết nghiên cứu:
Hoạt động mưu sinh trên sông của cư dân địa bàn thành phố Mỹ Tho đặc biệt là ở Phường Tân Long và xã Thới Sơn vô cùng phong phú kể từ năm 2001 đến nay. Các hoạt động mưu sinh của người dân phần nào đã tạo ra sự tương tác của họ với môi trường tự nhiên và xã hội, hình thành nên những lối ứng xử văn hóa cần được nghiên cứu để có những nhận định về vai trò và tầm quan trọng của họ đối với các vấn đề trên sông Mekong hiện nay (đặc biệt về môi trường sống trong sự phát triển).
RANDOM_AVATAR
Minh Đạt 0502
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/07/19 9:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phố M

Gửi bàigửi bởi Minh Đạt 0502 » Thứ 5 05/12/19 16:03

Bài tập 3 SỬ DỤNG DOCUMENT MAP VÀ SƯU TẦM TÀI LIỆU
1. SỬ DỤNG DOCUMENT MAP
Hình ảnh
2. Sưu tầm tài liệu
1. A.A. Belik (2000), “Văn hoá học những lý thuyết Nhân học văn hoá”, Đỗ Lai Thuý, Hoàng Vinh, Huyền Giang dịch, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật Hà Nội (bản tiếng Nga in năm 1999).
2. Lý Tùng Hiếu (2013), Đạo đức làm giàu ở Việt Nam nhìn từ chiều sâu văn hóa, Khoa Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM.
3. Ngô Đức Thịnh, Bản sắc Văn hóa vùng, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2009.
4. Ngô Thị Phương Lan (2012), Sinh kế, biến đổi sinh thái và sự thích nghi của con người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm thương mại, Khoa Nhân học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Chí Bền (chủ biên), (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2010.
6. Nguyễn Chí Bền, (2006), Văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
7. Nguyễn Đức Hữu (2015), Sinh kế của người nông dân bị mất đất trong quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
8. Trần Ngọc Thêm (cb), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nxb Văn hóa Nghệ thuật.
9. Trần Tấn Đăng Long (2016), Biến đổi sinh kế của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1986 đến nay” (Nghiên cứu trường hợp xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An), Luận văn Th.S Nhân học, ĐH Khoa học Xã hội Nhân Văn, TP. Hồ Chí Minh.
RANDOM_AVATAR
Minh Đạt 0502
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/07/19 9:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân thành phố M

Gửi bàigửi bởi Minh Đạt 0502 » Thứ 4 18/12/19 6:50

Bài tập 6 lập mô hình

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Minh Đạt 0502
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/07/19 9:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân TP. Mỹ Tho

Gửi bàigửi bởi Minh Đạt 0502 » Thứ 4 18/12/19 22:29

Bài tập 5 lập bảng so sánh

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Minh Đạt 0502
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/07/19 9:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa mưu sinh trên sông Mekong của cư dân TP. Mỹ Tho

Gửi bàigửi bởi Minh Đạt 0502 » Thứ 5 19/12/19 13:35

Bài tập 4: Xây dựng định nghĩa
Xây dựng định nghĩa cho khái niệm mưu sinh:
Sinh kế hay mưu sinh được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Theo Robert Champers cho rằng: “sinh kế gồm năng lực, tài sản, các tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống”
Trong khung phân tích bền vững của DFID “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết đển kiếm sống”
Theo tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam) “sinh kế là tập hợp tất cả nguồn lực mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được mục tiêu và nguyện ước của họ”
Như vậy, Sinh kế có thể được hiểu là năng lực và hoạt động của con người qua sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội nhằm kiếm sống và để đạt được những mục tiêu, nguyện vọng của họ.
RANDOM_AVATAR
Minh Đạt 0502
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/07/19 9:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron