Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi Phú Lê » Thứ 6 02/08/19 12:24

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hoá học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Lê Ái Phú
MSHV: 18831064031
Lớp: Cao học Văn hóa học 19B
----------------------------


Bài tập 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài:
[Ý NIỆM PHỒN THỰC] [<TRONG TRANH DÂN GIAN> <VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA>]

1. Phân tích tên đề tài:
- Cụm từ trung tâm: Ý niệm phồn thực
- Cụm từ định tố: Trong tranh dân gian Việt Nam và Trung Hoa.

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Ý niệm phồn thực trong tranh dân gian
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Việt Nam và Trung Hoa.
Thời gian: Toàn thời.

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu:
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Tranh dân gian Việt Nam >< Niên họa Trung Hoa
+ Ý niệm phồn thực trong tranh dân gian Việt Nam >< Ý niệm phồn thực trong niên họa Trung Hoa

- Giả thuyết nghiên cứu:
+ Ý niệm phồn thực trong niên họa Trung Hoa không có sự thể hiện rõ nét như trong tranh dân gian Việt Nam, sự mờ nhạt ấy minh chứng cho việc quan niệm phồn thực là một sản phẩm được Trung Hoa tiếp nhận chứ không phải sáng tạo.
+ Chất liệu, kỹ thuật và các chủ đề sáng tác chính trong tranh dân gian Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng hoặc vay mượn từ niên họa Trung Hoa, nhưng có sự độc lập trong quan niệm chuyển tải và chức năng sử dụng.
RANDOM_AVATAR
Phú Lê
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 4 24/07/19 13:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG

Gửi bàigửi bởi Phú Lê » Thứ 6 02/08/19 12:43

Bài tập 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA

DẪN NHẬP

1. Đặt vấn đề
• Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: phồn là tốt, nhiều; thực là đầy đủ và phồn thực nghĩa là nảy nở ra nhiều. Nét phồn thực trong tranh dân gian cần được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là biểu đạt tính tượng trưng của giao hòa nam nữ mà đó là ước nguyện, mong muốn, khát khao cuộc sống no đủ, đông đúc, vạn vật được sinh sôi, nảy nở, mùa màng bội thu, cây cỏ xanh tươi, hoa quả nặng trĩu cành…
• Văn hóa nước ta xuất phát từ cái gốc nông nghiệp. Khát vọng của cư dân nông nghiệp là sự sinh sôi, nảy nở trong cuộc sống con người và vạn vật. Do đó, tín ngưỡng phồn thực như một mạch sống bền bỉ thẩm sâu trong tiềm thức của người dân Việt, trở thành thuộc tính văn hóa sâu đậm với những biểu hiện đặc sắc trong nghệ thuật suốt tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc.
• Dòng tranh dân gian được sáng tạo ra bởi những người nông dân và để phục vụ người chơi tranh, phần lớn cũng là nông dân, họ có sự cảm thụ nghệ thuật hồn nhiên, chân chất và mộc mạc. Bởi thế, tranh dân gian là những tác phẩm mỹ thuật thẩm thấu sâu sắc cội nguồn lịch sử dân tộc cùng những giá trị tinh thần nhân văn và khát vọng về sự sinh tồn thuần Việt.
• Tại Trung Hoa cũng có một dòng tranh dân gian tương tự được gọi là “niên họa” tranh Tết (từ thời Quang Tự). Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo trong dân gian tại Trung Quốc, là một thể thức để người nông dân xưa gửi gắm ý niệm cát tường như ý [trong đó có ý niệm phồn thực] như một khát vọng hướng đến tương lai trong thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới.
 Có sự tương đồng nhất định trong dòng tranh này ở hai quốc gia. Vấn đề là liệu có sự ảnh hưởng, giao thoa tiếp biến hay không, hay chỉ đơn thuần đó là sự tương đồng ngẫu nhiên trong hai nền văn hóa  cần có một công trình nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề.
 Từ tương quan so sánh giữa hai loại hình tranh này phát hiện bản sắc văn hoá Việt Nam trong nghệ thuật tranh dân gian thông qua những đặc trưng có tính khu biệt.

2. Mục tiêu nghiên cứu
• Ý niệm phồn thực trong tranh dân gian Việt Nam (Kinh) và Trung Hoa (Hán);
• Mối quan hệ trong dòng tranh dân gian giữa Việt Nam (Kinh) và Trung Hoa (Hán).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng: Ý niệm phồn thực trong tranh dân gian
• Phạm vi:
+ Không gian: Việt Nam và Trung Hoa.
+ Thời gian: Toàn thời.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập, nghiên cứu tài liệu;
• So sánh thực chứng;
• So sánh cấu trúc.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Bố cục
Bố cục của tiểu luận được chia ra làm ba chương và tám tiết. Trong đó, ở phần chương một sẽ là chương trình bày các cơ sở lý luận và thực tiễn (2 tiết). Phần nội dung chính của tiểu luận nằm ở chương 2 và chương 3. Ở chương 2, người thực hiện tiểu luận tập trung làm rõ ý niệm phồn thực trong tâm thức văn hóa của người Việt Nam (Kinh) và Trung Hoa (Hán) được thể hiện qua dòng tranh dân gian, từ đó làm cơ sở để tìm ra các đặc trưng nội hàm phồn thực (chức năng, chủ đề, phương thức thể hiện…) trong dòng tranh dân gian của cả Việt Nam và Trung Hoa, và đó cũng chính là chương thứ 3 của tiểu luận.
Nội dung của tiểu luận dự kiến sẽ triển khai như sau:

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
• Phồn thực
• Nghệ thuật tạo hình dân gian
• Tranh dân gian
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
• Cấu trúc luận (Strauss)
• Lý thuyết loại hình văn hóa (Trần Ngọc Thêm)
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về tranh dân gian Trung Hoa
1.2.2. Tổng quan về tranh dân gian Việt Nam

Tiểu kết chương 1

Chương 2. Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TÂM THỨC VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA
2.1 Trong văn hoá nhận thức

2.1.1. Phồn thực trong văn hóa nhận thức của người Việt Nam
(Về vũ trụ, về nhân sinh)
2.1.2. Phồn thực trong văn hóa nhận thực của người Trung Hoa
(Về vũ trụ, về nhân sinh)
2.2. Trong văn hoá tổ chức
2.2.1. Phồn thực trong văn hoá tổ chức của người Việt Nam
2.2.2. Phồn thực trong văn hóa tổ chức của người Trung Hoa

2.3. Trong văn hoá ứng xử
2.3.1. Phồn thực trong văn hoá ứng xử Việt Nam
2.3.2. Phồn thực trong văn hóa ứng xử Trung Hoa

Tiểu kết chương 2

Chương 3. ĐẶC TRƯNG NỘI HÀM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA
3.1. Đặc trưng về chức năng
3.2. Đặc trưng về chủ đề
3.3. Đặc trưng về phương thức biểu hiện
Tiểu kết chương 3


PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Marcus Durand (Société Asiatique) và Philippe Papin (EPHE, PSL). (2017). Tranh dân gian Việt Nam. Nxb. Văn hóa - Văn nghệ.
• Phan Ngọc Khuê. (2016). Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội, Nxb. Hà Nội.
• Nguyễn Xuân Diện và Trang Thanh Hiền. (2019). Tranh Tết – Nét tinh hoa truyền thống Việt. Nxb. Thế Giới.
• Nguyễn Kim Thản. (2017). Tết Việt Nam qua tranh dân gian. Nxb. Văn Hoá Thông Tin.
• Huỳnh Ngọc Trảng. (2018). Khảo luận về Tết. Nxb. Văn Hóa Văn Nghệ.
• Trần Ngọc Thêm. (1996). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
• 天津大学冯骥才艺术研究院. (2018). 年画研究. 天津市.
• 万建中 林晓平. (2015). 民间年画的技艺表现与民俗志书写:以朱仙镇为调查点. 客家与民俗研究丛书.
• 张瑞民. (2017). 年画民俗文化及其传承与保护创新机制研究. 复旦大学出版社.
• 程宜. (2017). 佛山木版年画历史与文化. 广东人民出版社.
RANDOM_AVATAR
Phú Lê
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 4 24/07/19 13:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG

Gửi bàigửi bởi Phú Lê » Thứ 5 19/12/19 23:02

Bài thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và tạo Document Map
[Đề tài: TÍN NGƯỠNG THIÊN HẬU TẠI THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bình Nguyên Lộc. (2001) Tuyển tập Bình Nguyên Lộc. Nxb. Văn Học.
2. Bửu Kế. (1993). Tầm nguyên từ điển. Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
3. Ca Văn Thỉnh. (2016). Đất và người Nam Bộ. Nxb. Trẻ.
4. Đào Duy Anh. (2005). Hán – Việt tự điển giản yếu. Nxb. Văn hoá thông tin.
5. Hoàng Anh. (2014). Chùa Bà Bình Dương. Nxb. Thời đại.
6. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Tp. Hồ Chí Minh (nhiều tác giả). (2016). Văn hóa người Hoa Nam Bộ. Nxb. Văn hóa – Văn nghệ.
7. Huỳnh Công Tín. (2007). Từ điển phương ngữ Nam Bộ. Nxb. Khoa học xã hội.
8. Huỳnh Ngọc Đáng. (2005). Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa (Luận án tiến sĩ Lịch sử). ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM.
9. Huỳnh Ngọc Đáng. (2012). Người Hoa ở Bình Dương. Nxb. Chính trị Quốc gia.
10. Huỳnh Ngọc Đáng. (chủ biên). (2017). Tìm hiểu liễn đối Hán – Nôm trong các đình, chùa, miếu tỉnh Bình Dương. Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật.
11. Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường. (2018). Đình Nam Bộ xưa & nay. Nxb. Văn hóa – Văn nghệ.
12. Léopld Cadière. (2015). Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt. Nxb. Thuận Hóa.
13. Lê Văn Hòe. (1941), Tầm nguyên từ điển. Nxb. Quốc học thư xã.
14. Ngô Đức Thịnh. (2009). Bản sắc văn hoá vùng ở Việt Nam. Đà Nẵng: Nxb. Giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng.
15. Ngô Văn Lệ. (2004). Tộc người và văn hoá tộc người. Nxb. Đại học quốc gia TP.HCM.
16. Nguyễn Ngọc Thơ. (2014). Đặc trưng tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. TC Phát triển Khoa học và Công nghệ.
17. Nguyễn Ngọc Thơ. (2017). Tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây Nam Bộ. Nxb. Chính trị Quốc gia.
18. Nguyễn Ngọc Thơ. (6/2012). Văn hóa tâm linh và phát triển: Tín ngưỡng Thiên Hậu tại Nam bộ Việt Nam, TC Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
19. Phan An. (2005). Người Hoa ở Nam Bộ. Nxb. Khoa học Xã hội.
20. Phan An. (2006). Vai trò của người Hoa trên đất Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Xã hội số 5 (93)-2006, tr.62-66.
21. Phan An. (2016). Tín ngưỡng Thiên Hậu trong bối cảnh tín ngưỡng của người Hoa ở Nam bộ. TCKH Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
22. Phan Huy Chú. (2012). Hoàng Việt dư địa chí. Tổng tập địa dư Việt Nam. Nxb. Thanh Niên.
23. Phan Thị Yến Tuyết và Cao Tự Thanh. (2013). Người Hoa ờ Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb. Văn hóa – Văn nghệ.
24. Quốc sử quán triều Nguyễn. (1972). Minh Mệnh Chính Yếu. Phủ Quốc vụ Khanh đặc trách Văn hóa.
25. Sơn Nam. (2006). Đình miếu và lễ hội dân gian Việt Nam. Nxb. Trẻ.
26. Trần Hồng Liên. (2015). Thiết chế văn hóa tâm linh qua tục thờ Thiên Hậu của người Hoa ở Tây Nam bộ: Truyền thống & Biến đổi. Nghiên cứu Tôn giáo Số 2 (140).
27. Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb. Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.
28. Trần Ngọc Thêm. (2004). Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam. Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.
29. Trần Quốc Vượng. (2006). Cơ sở Văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo Dục.
30. Trịnh Hoài Đức. (1972). Gia Định thành thông chí (Nguyễn Tạo dịch). Sài Gòn: Nha Văn hoá.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (nhiều tác giả). (2001). Địa chí Bình Dương, tập 1. Nxb. Chính trị Quốc gia.
32. Viện Ngôn ngữ học. (2003). Từ điển tiếng Việt. Nxb. Đà Nẵng.
33. Võ Thanh Bằng. (2008). Tín ngưỡng dân gian ở thành phố Hồ Chí Minh. Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM.
Tài liệu tiếng Anh
34. Winthrop, Robert H. (1991). Dictionary of Concepts in Cultural Anthropology, Greenwood Press, New York, p.61
Tài liệu tiếng Hoa
35. 王丹露(2018). 明清时期西南地区天后信仰研究. 西南大学.
36. 蔡相辉(2006).妈祖信仰研究.秀威资讯科技股份有限公司.
37. 阮玉诗(2017). 天后信仰在越南湄公河流域的传播及其特点.
38. 阮玉詩(2017). 越南湄公河三角洲天后信仰中的儒、道、佛因素.
39. 王守恩(2014). 民间信仰研究的价值、成就与未来趋向.
40. 钟建华(2018). 闽南民间信仰研究的回顾与思考.
41. 南宋李丑父《灵惠妃庙记》
42. 南宋李俊甫《莆阳比事》
43. (明)严从简《殊域周咨录》
44. (清)杨俊《湄州屿志略》
45. (清)《长乐县志》
Tài liệu internet
46. http://cdmd.cnki.com.cn
47. http://gitlci.ccu.edu.tw
48. http://gj.zdic.net/
49. http://sugia.vn/
50. http://www.cssn.cn
51. http://www.guoxuedashi.com/
52. http://www.pacilution.com
53. http://www.vanhoahoc.vn
54. https://baike.baidu.com
55. https://commons.ln.edu.hk
56. https://ir.lib.ntut.edu.tw
57. https://www.ncl.edu.tw



Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Phú Lê
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 4 24/07/19 13:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG

Gửi bàigửi bởi DUONG THI HUONG LY » Thứ 4 01/01/20 9:47

Phú Lê đã viết:Bài tập 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA

DẪN NHẬP

1. Đặt vấn đề
• Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: phồn là tốt, nhiều; thực là đầy đủ và phồn thực nghĩa là nảy nở ra nhiều. Nét phồn thực trong tranh dân gian cần được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là biểu đạt tính tượng trưng của giao hòa nam nữ mà đó là ước nguyện, mong muốn, khát khao cuộc sống no đủ, đông đúc, vạn vật được sinh sôi, nảy nở, mùa màng bội thu, cây cỏ xanh tươi, hoa quả nặng trĩu cành…
• Văn hóa nước ta xuất phát từ cái gốc nông nghiệp. Khát vọng của cư dân nông nghiệp là sự sinh sôi, nảy nở trong cuộc sống con người và vạn vật. Do đó, tín ngưỡng phồn thực như một mạch sống bền bỉ thẩm sâu trong tiềm thức của người dân Việt, trở thành thuộc tính văn hóa sâu đậm với những biểu hiện đặc sắc trong nghệ thuật suốt tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc.
• Dòng tranh dân gian được sáng tạo ra bởi những người nông dân và để phục vụ người chơi tranh, phần lớn cũng là nông dân, họ có sự cảm thụ nghệ thuật hồn nhiên, chân chất và mộc mạc. Bởi thế, tranh dân gian là những tác phẩm mỹ thuật thẩm thấu sâu sắc cội nguồn lịch sử dân tộc cùng những giá trị tinh thần nhân văn và khát vọng về sự sinh tồn thuần Việt.
• Tại Trung Hoa cũng có một dòng tranh dân gian tương tự được gọi là “niên họa” tranh Tết (từ thời Quang Tự). Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo trong dân gian tại Trung Quốc, là một thể thức để người nông dân xưa gửi gắm ý niệm cát tường như ý [trong đó có ý niệm phồn thực] như một khát vọng hướng đến tương lai trong thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới.
 Có sự tương đồng nhất định trong dòng tranh này ở hai quốc gia. Vấn đề là liệu có sự ảnh hưởng, giao thoa tiếp biến hay không, hay chỉ đơn thuần đó là sự tương đồng ngẫu nhiên trong hai nền văn hóa  cần có một công trình nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề.
 Từ tương quan so sánh giữa hai loại hình tranh này phát hiện bản sắc văn hoá Việt Nam trong nghệ thuật tranh dân gian thông qua những đặc trưng có tính khu biệt.

2. Mục tiêu nghiên cứu
• Ý niệm phồn thực trong tranh dân gian Việt Nam (Kinh) và Trung Hoa (Hán);
• Mối quan hệ trong dòng tranh dân gian giữa Việt Nam (Kinh) và Trung Hoa (Hán).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng: Ý niệm phồn thực trong tranh dân gian
• Phạm vi:
+ Không gian: Việt Nam và Trung Hoa.
+ Thời gian: Toàn thời.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập, nghiên cứu tài liệu;
• So sánh thực chứng;
• So sánh cấu trúc.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Bố cục
Bố cục của tiểu luận được chia ra làm ba chương và tám tiết. Trong đó, ở phần chương một sẽ là chương trình bày các cơ sở lý luận và thực tiễn (2 tiết). Phần nội dung chính của tiểu luận nằm ở chương 2 và chương 3. Ở chương 2, người thực hiện tiểu luận tập trung làm rõ ý niệm phồn thực trong tâm thức văn hóa của người Việt Nam (Kinh) và Trung Hoa (Hán) được thể hiện qua dòng tranh dân gian, từ đó làm cơ sở để tìm ra các đặc trưng nội hàm phồn thực (chức năng, chủ đề, phương thức thể hiện…) trong dòng tranh dân gian của cả Việt Nam và Trung Hoa, và đó cũng chính là chương thứ 3 của tiểu luận.
Nội dung của tiểu luận dự kiến sẽ triển khai như sau:

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
• Phồn thực
• Nghệ thuật tạo hình dân gian
• Tranh dân gian
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
• Cấu trúc luận (Strauss)
• Lý thuyết loại hình văn hóa (Trần Ngọc Thêm)
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về tranh dân gian Trung Hoa
1.2.2. Tổng quan về tranh dân gian Việt Nam

Tiểu kết chương 1

Chương 2. Ý NIỆM PHỒN THỰC TRONG TÂM THỨC VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA
2.1 Trong văn hoá nhận thức

2.1.1. Phồn thực trong văn hóa nhận thức của người Việt Nam
(Về vũ trụ, về nhân sinh)
2.1.2. Phồn thực trong văn hóa nhận thực của người Trung Hoa
(Về vũ trụ, về nhân sinh)
2.2. Trong văn hoá tổ chức
2.2.1. Phồn thực trong văn hoá tổ chức của người Việt Nam
2.2.2. Phồn thực trong văn hóa tổ chức của người Trung Hoa

2.3. Trong văn hoá ứng xử
2.3.1. Phồn thực trong văn hoá ứng xử Việt Nam
2.3.2. Phồn thực trong văn hóa ứng xử Trung Hoa

Tiểu kết chương 2

Chương 3. ĐẶC TRƯNG NỘI HÀM PHỒN THỰC TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA
3.1. Đặc trưng về chức năng
3.2. Đặc trưng về chủ đề
3.3. Đặc trưng về phương thức biểu hiện
Tiểu kết chương 3


PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Marcus Durand (Société Asiatique) và Philippe Papin (EPHE, PSL). (2017). Tranh dân gian Việt Nam. Nxb. Văn hóa - Văn nghệ.
• Phan Ngọc Khuê. (2016). Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội, Nxb. Hà Nội.
• Nguyễn Xuân Diện và Trang Thanh Hiền. (2019). Tranh Tết – Nét tinh hoa truyền thống Việt. Nxb. Thế Giới.
• Nguyễn Kim Thản. (2017). Tết Việt Nam qua tranh dân gian. Nxb. Văn Hoá Thông Tin.
• Huỳnh Ngọc Trảng. (2018). Khảo luận về Tết. Nxb. Văn Hóa Văn Nghệ.
• Trần Ngọc Thêm. (1996). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
• 天津大学冯骥才艺术研究院. (2018). 年画研究. 天津市.
• 万建中 林晓平. (2015). 民间年画的技艺表现与民俗志书写:以朱仙镇为调查点. 客家与民俗研究丛书.
• 张瑞民. (2017). 年画民俗文化及其传承与保护创新机制研究. 复旦大学出版社.
• 程宜. (2017). 佛山木版年画历史与文化. 广东人民出版社.



Chào bạn,

Chủ đề bạn lựa chọn rất hay,mang lại cho mình thêm nhiều kiến thức mà mình chưa biết.
Mình có góp ý về tiêu đề chia chương của bạn. Mình thấy Chương 2 trùng với tên đề tài.
Bạn suy nghĩ lại và chỉnh sửa cho phù hợp nhé.
Chúc bạn hoàn thành tốt bài tập của mình và đừng quên bấm biểu tượng like (hình bài tay ngón trỏ hướng lên phía bên phải mỗi bài) cho phần bình luận của mình nhé.
Cám ơn bạn. 

Dương Thị Hương Ly
RANDOM_AVATAR
DUONG THI HUONG LY
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 15:33
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 17 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron