Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Thứ 7 05/10/19 21:02

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Thúy Hằng
MSHV: 19831060105
LỚP: CA1901 (đợt 1)
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Làn sóng Hàn Quốc] [<Việt Nam> <giai đoạn hội nhập quốc tế- từ 1986 đến nay>
- Cụm từ trung tâm: Làn sóng Hàn Quốc
- Cụm từ định tố: Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Làn sóng Hàn Quốc
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Việt Nam
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn hội nhập quốc tế- từ 1986 đến nay

3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Làn sóng Hàn Quốc (Hàn lưu) - Làn sóng Nhật Bản (Nhật lưu)
+ Làn sóng Hàn Quốc (Hàn lưu) - Làn sóng các nước phương Tây (Tây hóa)
+ Làn sóng Hàn Quốc (Hàn lưu) ở Việt Nam - Làn sóng Hàn Quốc (Hàn lưu) ở một số nước Châu Á khác
+ Tác động tích cực - tiêu cực của làn sóng Hàn Quốc (Hàn lưu) ở Việt Nam
+ Đón nhận và bài xích làn sóng Hàn Quốc (Hàn lưu) ở Việt Nam
+ Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Hàn lưu - dấu hiệu thoái trào

- Giả thuyết nghiên cứu: Hàn lưu mang sứ mệnh truyền bá văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Hàn Quốc đến các quốc gia Châu Á trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia đón nhận cuồng nhiệt và chịu những tác động rõ rệt đến nhiều lĩnh vực văn hóa - xã hội,... Như một quy luật tất yếu thì Hàn lưu có giai đoạn phát triển mạnh mẽ cũng có những dấu hiệu thoái trào, tuy nhiên thành công của Hàn lưu khiến chúng ta nghĩ đến phương pháp học tập để xây dựng làn sóng Việt Nam - Việt lưu.
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi Loan.ntbl » Thứ 7 05/10/19 22:29

Xin chào Hằng,

Đề tài Hằng dù không mới nhưng luôn thu hút được mọi người quan tâm. Bởi "Hallyu - sức mạnh mềm" của Hàn Quốc dù không còn rộ như những năm cuối TK 20 và đầu 21 nhưng cũng không thể phủ nhận rằng Hallyu vẫn không ngừng khuếch tán ảnh hưởng trên thế giới. Mình rất mong chờ đề tài này ạ.
Nhưng mình xin góp ý một chút về tên đề tài, Hằng xem thử nhé. Đó là Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) thật sự chỉ mới xuất hiện khoảng từ những năm cuối TK 20 nên liệu rằng lấy mốc từ năm 1986 có ổn không ạ.
Cảm ơn Hằng ^^
NGUYỄN THỊ BÉ LOAN
RANDOM_AVATAR
Loan.ntbl
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:04
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 18 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi Doan Thi Kieu Loan » Chủ nhật 06/10/19 0:08

Gửi Hằng,
Mình có chút ý kiến về phạm vi thời gian bạn nêu ra. Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ cuối năm 1992. Vì vậy, sau thời gian này mới bắt đầu có sự giao lưu văn hóa, kinh tế,... giữa hai nước. Sau đó vài năm thì làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) mới xuất hiện ở Việt Nam. Nếu theo như phạm vi thời gian bạn nêu ra là từ 1986 thì lúc đó chưa có làn sóng Hàn Quốc (Hallyu).

Thân mến,
Kiều Loan
RANDOM_AVATAR
Doan Thi Kieu Loan
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 12:25
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 24 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Chủ nhật 06/10/19 11:57

Em rất vui và cảm ơn sự đóng góp của chị Kiều Loan và chị Bé Loan ạ. Em sẽ xem lại phần khung thời gian ạ.
Lần nữa cảm ơn 2 chị đã quan tâm và dành thời gian đóng góp cho bài của em !

Trân trọng mến chào,
Thuý Hằng
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM » Chủ nhật 06/10/19 13:26

Chào Cô thuyhangtranbl !
Mình thấy đề tài của bạn rất hay và cuốn hút bạn đọc. T mong chờ đọc tiếp phần chi tiết sau. T cũng có suy nghĩ giống Cô Loan, phần mốc thời gian 1986 thì hơi quá sớm hay ko ta?! . Cô Hằng xem thử lại sô liệu nào thì hợp lý nhé.
Cảm ơn Hằng!
RANDOM_AVATAR
PHẠM THỊ THANH THẮM
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:25
Cảm ơn: 48 lần
Được cám ơn: 37 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Thứ 2 07/10/19 18:22

em cảm ơn góp ý của chị Thắm nhiều ạ. Em đang xem lại phần thời gian để điều chỉnh hợp lý hơn ạ.
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Thứ 2 07/10/19 18:22

em cảm ơn góp ý của chị Thắm nhiều ạ. Em đang xem lại phần thời gian để điều chỉnh hợp lý hơn ạ.
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Thứ 2 14/10/19 10:27

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Thúy Hằng
MSHV: 19831060105
LỚP: CA1901 (đợt 1)
----------------------------
Em đổi đề tài mới nha mọi người ơi!

Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài

Tên đề tài: MÔ HÌNH TÀI PHIỆT-CHAEBOL Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Mô hình Tài phiệt-Chaebol] [<Hàn Quốc> <hiện nay>][góc nhìn VHH]
- Cụm từ trung tâm: Mô hình Chaebol
- Cụm từ định tố: Ở Hàn Quốc hiện nay từ góc nhìn VHH

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình Chaebol
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Hàn Quốc
+ Phạm vi thời gian: chủ yếu trong giai đoạn hiện tại
+ Giới hạn bình diện: Văn hóa học

3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Mô hình Chaebol (Hàn Quốc) - Mô hình Jituan Gongsi (Trung Quốc) - Mô hình Keiretsu (Nhật Bản)
+ Tác động tích cực - tiêu cực của mô hình Chaebol đến nền kinh tế Hàn Quốc
+ Điểm phù hợp - không phù hợp khi áp dụng cho thực tiễn tại Việt Nam

- Giả thuyết nghiên cứu: Với nền tảng hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa thì sự thành công của mô hình Chaebol rất đáng thử nghiệm tại Việt Nam. Thực tế thì ở Việt Nam cũng đã và đang có sự giao lưu, phát triển không ngừng trên mọi bình diện nên đã có một số doanh nghiệp đã học hỏi và xây dựng theo mô hình Chaebol. Bên cạnh những nét tương đồng thì sự khác biệt về thể chế chính trị, truyền thống kinh doanh,…của hai nước đặt ra vấn đề cần nghiên cứu thêm cho Việt Nam hướng tới một mô hình riêng và phù hợp nhất.
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Thứ 2 14/10/19 10:29

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Thúy Hằng
MSHV: 19831060105
LỚP: CA1901 (đợt 1)
----------------------------
Em đổi đề tài mới nha mọi người ơi!

Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài

Tên đề tài: MÔ HÌNH TÀI PHIỆT-CHAEBOL Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài

[Mô hình Tài phiệt-Chaebol] [<Hàn Quốc> <hiện nay>][góc nhìn VHH]
- Cụm từ trung tâm: Mô hình Chaebol
- Cụm từ định tố: Ở Hàn Quốc hiện nay từ góc nhìn VHH

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình Chaebol
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Hàn Quốc
+ Phạm vi thời gian: chủ yếu trong giai đoạn hiện tại
+ Giới hạn bình diện: Văn hóa học

3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Mô hình Chaebol (Hàn Quốc) - Mô hình Jituan Gongsi (Trung Quốc) - Mô hình Keiretsu (Nhật Bản)
+ Tác động tích cực - tiêu cực của mô hình Chaebol đến nền kinh tế Hàn Quốc
+ Điểm phù hợp - không phù hợp khi áp dụng cho thực tiễn tại Việt Nam

- Giả thuyết nghiên cứu: Với nền tảng hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa thì sự thành công của mô hình Chaebol rất đáng thử nghiệm tại Việt Nam. Thực tế thì ở Việt Nam cũng đã và đang có sự giao lưu, phát triển không ngừng trên mọi bình diện nên đã có một số doanh nghiệp đã học hỏi và xây dựng theo mô hình Chaebol. Bên cạnh những nét tương đồng thì sự khác biệt về thể chế chính trị, truyền thống kinh doanh,…của hai nước đặt ra vấn đề cần nghiên cứu thêm cho Việt Nam hướng tới một mô hình riêng và phù hợp nhất.
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Thứ 2 14/10/19 10:43

Bài tập 2: Lập đề cương

MÔ HÌNH TÀI PHIỆT-CHAEBOL Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

[b]1. Lí do chọn đề tài

- Hàn Quốc sở hữu một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (được xây dựng trên nền tảng của kinh tế thị trường), hỗn hợp, tự do và phát triển cao bậc nhất Châu Á. Hiện nay Hàn Quốc đã được xếp vào nhóm những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Một phân tích bởi Goldman Sachs vào năm 2007 đã chỉ ra rằng: "nếu có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng này, Hàn Quốc sẽ trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới vào năm 2025…”
- Góp phần không nhỏ cho sự phát triển vượt bậc của kinh tế Hàn Quốc chính là các Chaebol. Chaebol, tức là phiệt (財閥, 재벌) là tên gọi của các tập đoàn gia đình lớn tại Hàn Quốc. Thông thường Tài phiệt là các tập đoàn đa quốc gia, với thành viên bao gồm rất nhiều doanh nghiệp quốc tế nằm dưới sự điều khiển của một ông chủ nắm quyền hành trên tất cả các cơ sở này. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1984. Hiện nay, ở Hàn Quốc có khoảng vài chục nhóm Tài phiệt như vậy, nằm dưới sự điều khiển của những gia tộc lớn. Năm 2015, các gia tộc này được cho là kiểm soát tới 80% nền kinh tế Hàn Quốc.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế và mô hình Chaebol ở Hàn Quốc, nhưng riêng về nghiên cứu mô hình này từ góc độ văn hóa thì còn hạn chế.

2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu mô hình Chaebol ở Hàn Quốc từ góc nhìn văn hóa là chính mà không phải từ góc nhìn kinh tế hay các góc nhìn khác. Đây là điểm mấu chốt của đề tài.
- Qua đó, nhận diện được các khía cạnh như văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử trong các hoạt động của các tập đoàn Chaebol ở Hàn Quốc.
- Để làm nổi bật những đặc điểm của mô hình Chaebol từ góc nhìn văn hóa, đề tài tiến hành mở rộng so sánh với các mô hình tiên tiến ở các quốc gia phát triển trong khu vực Châu Á như mô hình Jituan Gongsi của Trung Quốc, mô hình Keiretsu của Nhật Bản.

3. Lịch sử nghiên cứu
- Tình hình nghiên cứu về mô hình Chaebol
- Tình hình nghiên cứu về mô hình Chaebol dưới góc nhìn văn hóa.

4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
4.1.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là mô hình Chaebol của Hàn Quốc, với chủ thể là các tập đoàn với mối quan hệ qua lại với chính phủ Hàn Quốc, trong không gian là tại Hàn Quốc, thời gian tập trung vào giai đoạn hiện tại.
4.2.Nguồn tài liệu bao gồm tài liệu tham khảo bằng các ngôn ngữ: Anh, Hàn, Việt.

5.Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp thống kê.
- Hướng nghiên cứu tiếp cận liên ngành.

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1.Trên phương diện khoa học
- Kết quả của đề tài gợi mở hướng nghiên cứu có hệ thống về mô hình tập đoàn kinh tế từ góc nhìn văn hóa.
- Cung cấp lượng thông tin cần thiết về nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc từ góc nhìn văn hóa.
- Bổ sung tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về mô hình tổ chức kinh doanh tiên tiến.
6.2.Trên phương diện thực tiễn
- Đây là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa đối với việc phát triển các mô hình kinh doanh ngày một hoàn thiện không chỉ ở Hàn Quốc nói riêng mà còn là xu hướng của các quốc gia đang phát triển.
- Kết quả của đề tài là tài liệu trong công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đề về văn hóa, kinh tế… ở các ngành Văn hóa học, Việt Nam học, Hàn Quốc học…

7.Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Mô hình Chaebol nhìn từ văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức
Chương 3: Mô hình Chaebol nhìn từ văn hóa ứng xử

NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron