Bạn đang xem trang 1 / 6 trang

THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 05/10/19 22:04
gửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM
THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN
- Môn : Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
- Giảng viên : GS. TSKH TRẦN NGỌC THÊM
- Học viên : PHẠM THỊ THANH THẮM
- MSHV : 19831060111
- LỚP : Cao Học CHÂU Á HỌC CA 1901
- ĐT : 07 6263 5959
- Email : ayaviet@gmail.com
---------------------------------------------------------
Bài thực hành 1 : Phân tích tên đề tài
Tên đề tài : THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN
1. Phân tích cấu trức ngữ pháp tên đề tài
[ THẦN ĐẠO][ < VĂN HÓA> < NHẬT BẢN> ]
- Cụm từ trung tâm : THẦN ĐẠO
- Cụm từ định tố : Văn hóa Nhật Bản

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Thần đạo
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Phạm vi không gian : Văn Hóa Nhật Bản
+ Phạm vi thời gian : Thần đạo từ thời xưa đến nay trong văn hóa Nhật

3.Lập sơ đồ phân tích :


Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lặp cơ bản :
+ Thần đạo >< Phật giáo
+ Văn hóa Nhật Bản >< Văn Hóa Việt Nam
+ Thần đạo Nhật Bản >< Tín ngưỡng thờ thần của Việt Nam
5. Giả thuyết nghiên cứu :
- Thần đạo (Shinto) là một tôn giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật Bản. Người ta thờ cúng các sự vật, hiện tượng được coi là có năng lực linh thiêng trong tự nhiên và xã hội, như đỉnh núi, con sông, biển, mặt trời, mưa, dông bão, các vị anh hùng và tổ tiên để mong được sự phù hộ, chở che trong cuộc sống hiện tại. Những truyền thuyết về nguồn gốc thần linh của Hoàng tộc đã trở thành một phần quan trong của giáo lý Thần đạo . Thần đạo phát triển rộng lớn nhờ niềm tin vào nhiều thần. Với tư cách là một tôn giáo chính thống của Nhật Bản, Thần đạo chưa bao giờ đánh mất vị trí độc tôn của nó trong lòng người dân Nhật Bản Và Thần đạo được người Nhật Bản bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong văn hoá bản địa cho đến ngày nay.
- Qua việc nghiên cứu , Thần đạo Nhật Bản có điểm tương đồng hay khác so với tín ngưỡng thờ ông bà của Việt Nam

Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy / Cô và các anh / chị và các bạn . Em chân thành cảm ơn
Học viên : PHẠM THỊ THANH THẮM
MSHV : 19831060111

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 05/10/19 23:01
gửi bởi Loan.ntbl
Em chào chị,
Em rất tò mò với đề tài của chị ạ. Vì tôn giáo là một trong những đề tài em rất quan tâm nên em rất trông chờ sản phẩm của chị.
Chị ơi phân vẽ sơ đồ với phần phân tích ở câu 1,2 của chị có chút mâu thuẫn ạ. Trong tên đề tài chị không để thời gian nên em nghĩ là về Thời gian là từ khi nó mới ra đời, xuất hiện như chị phân tích ở câu 2 là hợp lý rồi. Nên câu 3 vẽ sơ đồ, ở Thời gian chị chia 3 mốc thời gian như vậy là không hợp lý. Em nghĩ chị không nhất thiết bỏ thêm phần thời gian vào đâu, hoặc nếu có thì hãy để là "Toàn thời gian" hoặc "Từ khi ra đời đến nay".
Hy vọng ý kiến của em giúp ích cho chị.
Cảm ơn ạ ^^

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 05/10/19 23:08
gửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM
Thắm cảm ơn Loan.ntbl đã nhận xét về bài tập của mình,
Mình cũng nhận thấy không ổn phần sơ đồ ngay phần thời gian ấy.

Cảm ơn Loan

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 06/10/19 11:56
gửi bởi TRAN THI HUE
Em thấy đề tài rất hay ạ, em nghĩ cần nghiên cứu thêm về triết lý của Thần đạo khác biệt như thế nào so với các tôn giáo khác và có thay đổi ra sao qua các thời kì lịch sử của Nhật Bản. ( ý kiến cá nhân của em )

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 06/10/19 12:45
gửi bởi thuyhangtranbl
Xin chào chị Thắm,
Em đã đọc đề tài khá thú vị của chị rồi ạ, em luôn tò mò về văn hoá đặc sắc của Nhật Bản, em có ý kiến nho nhỏ muốn trao đổi cùng chị là phần không gian chị chọn so sánh với Trung Quốc và Việt Nam, nhưng em nghĩ cả 2 nước đều thuộc Châu Á, em chưa thấy chị đề cập tới phương Tây (Thiên chúa giáo).
Rất mong chị em ta sẽ trao đổi thêm để mở rộng kiến thức.
Mến chào,
Thuý Hằng

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 06/10/19 13:43
gửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM
TRAN THI HUE đã viết:Em thấy đề tài rất hay ạ, em nghĩ cần nghiên cứu thêm về triết lý của Thần đạo khác biệt như thế nào so với các tôn giáo khác và có thay đổi ra sao qua các thời kì lịch sử của Nhật Bản. ( ý kiến cá nhân của em )

Hi TRAN THI HUE sensei
Thắm cảm ơn ý Kiến của Hue sensei, t sẽ cố gắng tìm hiểu thêm các triết lý của các tôn giáo khác để xem bổ sung thêm phần bài làm.

T chan thành cảm ơn ý Kiến của Hue sensei

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 06/10/19 17:23
gửi bởi đỗ văn duy thịnh
--Về phạm vi nghiên cứu:
Về mặt thời gian: Từ xưa đến nay, theo mình nghĩ là quá rộng, nếu làm sẽ khó.

------------------------------------------------------------

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 07/10/19 9:55
gửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM
thuyhangtranbl đã viết:Xin chào chị Thắm,
Em đã đọc đề tài khá thú vị của chị rồi ạ, em luôn tò mò về văn hoá đặc sắc của Nhật Bản, em có ý kiến nho nhỏ muốn trao đổi cùng chị là phần không gian chị chọn so sánh với Trung Quốc và Việt Nam, nhưng em nghĩ cả 2 nước đều thuộc Châu Á, em chưa thấy chị đề cập tới phương Tây (Thiên chúa giáo).
Rất mong chị em ta sẽ trao đổi thêm để mở rộng kiến thức.
Mến chào,
Thuý Hằng

Hi Cô Thuyhangtranbl!
Thắm cảm ơn phần đóng góp ý kiến của Cô Hằng, .Do t đã nghĩ Thần Đạo là xuất phát từ Châu Á, nên Trung Quốc và Việt Nam sẽ có những tín ngưỡng dân gian hơi giống Thần Đạo của Nhật, T muốn làm so sánh này trong bài tập của mình. Nên Thắm ko nhắc đến Phương Tây.
Chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Cô Hằng ạ

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 07/10/19 10:01
gửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM
đỗ văn duy thịnh đã viết:--Về phạm vi nghiên cứu:
Về mặt thời gian: Từ xưa đến nay, theo mình nghĩ là quá rộng, nếu làm sẽ khó.

------------------------------------------------------------

Dạ, em cảm ơn sự đóng góp ý kiến của
Thầy Đỗ Văn Duy Thịnh ạ.
Về mặt thời gian đúng là quá rộng : từ xưa đến hiện tại luôn. Lý do là e muốn nghiên cứu sơ lượt tổng quát về
Thần đạo luôn đó Thầy Thịnh. Còn 1 lý do nào nữa là e ko biết bỏ thời gian nào cho hợp lý nên ôm hết luôn cho tiện đó ạ.

Em cảm ơn Thầy Thịnh rất nhiều ạ

Re: THẦN ĐẠO TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 09/10/19 14:35
gửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM
Các anh / chị đã qua kinh nghiệm làm bài tập cho e hỏi : chỉnh sửa bài tập là mình chỉnh trực tiếp hay làm bài tập số 2 rồi post lại chỉnh sửa bài tập số 1 ạ?
Bài tập 1 sơ đồ bị sai nên muốn chỉnh lại ạ

Em cảm ơn ạ