TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI EDO

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI E

Gửi bàigửi bởi tungtruong2009 » Thứ 2 21/10/19 0:07

Hi Quang Anh,

Theo T thì Quang Anh nên chia đề mục sách riêng, website có đường dẫn riêng cho dễ xem. Chút góp ý như vậy nhé.
Hôm nay hơn hôm qua
Trương Thanh Tùng
Học viên Cao học Châu Á Học Khóa 2019
RANDOM_AVATAR
tungtruong2009
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 3 17/09/19 19:39
Cảm ơn: 103 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI E

Gửi bàigửi bởi Hồng Ngữ » Thứ 3 22/10/19 13:37

chào bạn Quang Anh :
mình có một số thắc mắc như này (chỉ là ý kiến cá nhân):
1."để tư duy về một vấn đề văn hóa học rất quan trọng và đầy ý nghĩa này" cụm từ văn hoá hay văn hoá học ,cái nào chính xác hơn trong ngữ cảnh này ?
2."2.4 Sự ảnh hưởng của văn chương Trung Quốc đến văn học Nhật Bản" văn chương / văn học ?
3. 3.1 Đặc điểm
3.1.1 Nhạy bén với sự phát triển của thời đại
3.1.2 Tiếp thu chọn lọc
3.1.3 Cải cách cho phù hợp
3.2 Ý nghĩa
3.2.1 Đưa Nhật Bản vào vùng văn hóa
3.2.2 Văn minh hóa đất nước
3.2.3 Tiếp thu để xây dựng thành công nên văn hóa quốc phong
phần này có nên nêu đặc điểm từng ý và sau đó là nêu ý nghĩa của từng đặc điểm đó hay không ?
ý kiến cá nhân ,mong nhận hồi âm !
RANDOM_AVATAR
Hồng Ngữ
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 14:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: ẢNH HƯỞNG CỦA TQ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NB TK HEI

Gửi bàigửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh » Thứ 2 04/11/19 2:25

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Môn học: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Đoàn Quang Anh
MSHV: 19831060101
Lớp: Châu Á Học 1901
***
Yêu cầu: Xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ)
Tên đề tài: Ảnh hưởng của Trung Quốc đến sự phát triển của văn hóa Nhật Bản thời kì Heian
* Xây dựng định nghĩa
1. Định nghĩa : “Văn minh”
-Định nghĩa 1: Almanach (1999), Những nền văn minh thế giới, NXB Giáo dục thì: Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man.
- Định nghĩa 2:Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994 thì: “văn minh là nền văn hóa đã đạt tới một trình độ nhất định, với những đặc trưng riêng, tiêu biểu cho một xã hội rộng lớn, một thời đại hoặc cho cả nhân loại”.
- Định nghĩa 3:Từ điển học sinh (NXB Giáo dục, HN 1971) thì: “văn minh là trình độ phát triển cao của nền văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội loài người ở một giai đoạn nhất định”.
- Định nghĩa 4: Vũ Dương Ninh: Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả vật chất cũng như tinh thần của xã hội loài người. Văn minh còn có thể hiểu là giai đoạn phát triển cao của văn hóa cũng như hành vi hợp lí của con người.
- Định nghĩa 5:Trần Ngọc Thêm: VĂN MINH (văn = vẻ đẹp, minh = sáng) là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất.
2. Phân tích định nghĩa:
- Định nghĩa 1:
Ưu điểm: Xúc tích, đơn giản dễ hiểu.
Khuyết điểm:Chưa nói đến văn minh là trình độ phát triển cao của nền văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội loài người “ở một giai đoạn nhất định”.
- Định nghĩa 2:
Ưu điểm: nêu đặc trưng theo khuynh hướng cổ điển, có tính khái quát cao
Khuyết điểm: Chưa định nghĩa một cách chính xác và đưa ra các tiêu chí cho cụm từ “đặc trưng riêng”.
- Định nghĩa 3:
Ưu điểm: Ngắn gọn, súc tích trong 1 câu,cho rằng văn minh là trình độ phát triển cao của nền văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội loài người ở một giai đoạn nhất định.
Khuyết điểm: Chưa giải thích được một cách rõ ràng như thế nào là “trình độ phát triển cao”
- Định nghĩa 4:
Ưu điểm: Nêu đặc trưng theo khuynh hướng cổ điển, có tính khái quát cao.
Khuyết điểm: Chưa đề cập đến yếu tố về thời gian.
- Định nghĩa 5:
Ưu điểm: Nêu đặc trưng theo hướng hiện đại, dễ chấp nhận. Ngoài việc giải thích nội hàm của khái niệm tác giả còn giải thích khái niệm bằng từ nguyên học.Điều này giúp làm rõ thêm tính lịch sử của khái niệm khi được tiếp nhận tại Việt Nam và Trung Quốc.
Khuyết điểm: Để hiểu được rõ ràng vẫn cần phải biết thêm định nghĩa về văn hóa của Trần Ngọc Thêm. Điều này càng giúp hiểu rõ thêm sâu sắc sự tương đồng và dị biệt giữa hai khác niệm “văn minh” và “văn hóa”
3. Xác định những điểm tương đồng hoặc bổ sung đặc trưng mới
- Điểm tương đồng:
+ Văn minh là giai đoạn phát triển cao của văn hóa bao gồm cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
+ Tồn tại trong một giai đoạn nhất định.
- Điểm khác biệt:
+ Bổ sung nguồn gốc: đến từ phương Tây
+Khuynh hướng hiện hữu: ở mặt vật chấtp
4. Xác định đặc trưng giống:
Đặc trưng giống: Trình độ phát triển của xã hội
5. Xác định những ngoại diên:
- Văn minh
- Văn hóa
- Văn hiến
- Văn vật
6. Tìm tất cả các tiêu chí để khu biệt khái niệm
Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm.
Sơ đồ:
Hình ảnh

7. Tổng hợp mục 4 + 6 xây dựng thành định nghĩa:
Văn minh là một trình độ phát triển nhất định trên phương diện vật chất nhằm mang lại tiện ích cho con người,mang tính đặc trưng của thời đại xuất phát từ phương Tây đô thị.
Sơ đồ:

Hình ảnh
............................................................................................................................

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5:LẬP BẢNG SO SÁNH
Tên đề tài: Ảnh hưởng của Trung Quốc đến sự phát triển của văn hóa Nhật Bản thời kì Heian

Sơ đồ:

Hình ảnh
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy và các Anh/Chị để bài được hoàn chỉnh hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

Thông tin liên hệ:
Nguyễn Đoàn Quang Anh
Điện thoại: 0946667268
Email:quanganh747@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Ng.Đoàn Quang Anh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 22:57
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI E

Gửi bàigửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh » Thứ 4 06/11/19 14:25

tungtruong2009 đã viết:Hi Quang Anh,

Theo T thì Quang Anh nên chia đề mục sách riêng, website có đường dẫn riêng cho dễ xem. Chút góp ý như vậy nhé.


Cảm ơn đóng góp của Anh Tùng nhiều nha.
RANDOM_AVATAR
Ng.Đoàn Quang Anh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 22:57
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI E

Gửi bàigửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh » Thứ 4 06/11/19 14:44

Hồng Ngữ đã viết:chào bạn Quang Anh :
mình có một số thắc mắc như này (chỉ là ý kiến cá nhân):
1."để tư duy về một vấn đề văn hóa học rất quan trọng và đầy ý nghĩa này" cụm từ văn hoá hay văn hoá học ,cái nào chính xác hơn trong ngữ cảnh này ?
2."2.4 Sự ảnh hưởng của văn chương Trung Quốc đến văn học Nhật Bản" văn chương / văn học ?
3. 3.1 Đặc điểm
3.1.1 Nhạy bén với sự phát triển của thời đại
3.1.2 Tiếp thu chọn lọc
3.1.3 Cải cách cho phù hợp
3.2 Ý nghĩa
3.2.1 Đưa Nhật Bản vào vùng văn hóa
3.2.2 Văn minh hóa đất nước
3.2.3 Tiếp thu để xây dựng thành công nên văn hóa quốc phong
phần này có nên nêu đặc điểm từng ý và sau đó là nêu ý nghĩa của từng đặc điểm đó hay không ?
ý kiến cá nhân ,mong nhận hồi âm !


Em chào Chị Hồng Ngữ
1. Theo em nghĩ là trong trường hợp này dùng văn hóa học. Vì theo Thầy Trần Ngọc Thêm "văn hóa là đối tượng của văn hóa học".
2. Văn chương là khái niệm dùng để chỉ một ngành nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Khái niệm văn chương và văn học thường bị dùng lẫn lộn.
Văn học là khoa học nghiên cứu về văn chương. Nó lấy các hiện tượng văn chương nghệ thuật làm đối tượng cho mình. Quan hệ giữa văn chương và văn học là quan hệ giữa đối tượng và chủ thể, giữa nghệ thuật và khoa học; văn chương (nghệ thuật) là đối tượng của văn học (khoa học).
Theo em nghĩ văn chương là nghệ thuật, là đối tượng của văn học.
3. Về phần đặc điểm nếu nêu ra từng ý thì em thấy chi tiết quá, sẽ khó cho em khi viết ạ.
Em cảm ơn phần góp ý của Chị. Em sẽ xem xét và sửa lại a.

Cảm ơn Chị nhiều.
RANDOM_AVATAR
Ng.Đoàn Quang Anh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 22:57
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI E

Gửi bàigửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh » Thứ 4 06/11/19 14:51

Ming Ming đã viết:Chào Quang Anh,
Chị là Diễm Minh, lớp Châu Á học 2018 - 2. Chị có vài đóng góp nhỏ đối với bài tập 2 của em nhé:

- Nên làm rõ khái niệm Văn hóa - Văn minh, vì ở chương 2 em có dùng "Văn minh Trung Quốc"
- Chương 2 gần như trùng với tên đề tài
- Ở đề tài này, chị nghĩ là em có thể triển khai chương 2, chương 3 theo hướng Ảnh hưởng góc độ văn hóa vật chất/tinh thần, hoặc Ảnh hưởng góc độ văn hóa tổ chức/nhận thức/ứng xử. Trong đó phân tích nội dung nào được tiếp nhận hoàn toàn, nội dung nào được tiếp nhận cải biến và nội dung nào hoàn toàn không phù hợp, không được tiếp nhận ở Nhật Bản.

Trân trọng.
Chị MM.


Em chào Chị Diễm Minh.
Cảm ơn Chị đã góp ý bài của em.
Em nghĩ chương 2 của em không trùng với tên đề tài a, vì đề tài là "ảnh hưởng của Trung Quốc " còn chương 2 của em là "sự tiếp nhận của Nhật Bản "a.

Về khái niệm văn hóa văn minh em có làm bảng so sánh ở bài tập 5 em đã đăng lên mong Chị xem và cho em xin ý kiến a.

Em cảm ơn góp ý của Chị, em sẽ xem lại bài và chỉnh sữa một số a.
RANDOM_AVATAR
Ng.Đoàn Quang Anh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 22:57
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI E

Gửi bàigửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh » Thứ 4 06/11/19 14:56

Lê Truyến đã viết:Chào bạn Quang Anh !
Về mặt thực tiễn mình có góp ý như sau: ở góc độ văn hóa nên nói đến lịch sử thời kỳ Heian, các tư tưởng nghệ thuật từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản. Quang Anh thấy thế nào? :P
Thân !


Em cảm ơn Chị Truyến đã góp ý bài của em.
Trong mặt thực tiễn phần 1.2 và 1.3 em có nói đến chính trị, xã hội và văn hóa trước Heian và Heian. Em định viết lịch sử thời kỳ Heian trong một trong 2 mục em đã nêu a.

Em sẽ xem lại bài và cảm ơn góp ý của Chị a.
RANDOM_AVATAR
Ng.Đoàn Quang Anh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 22:57
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: ẢNH HƯỞNG CỦA TQ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NB TK HEI

Gửi bàigửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh » Chủ nhật 10/11/19 22:23

BÀI THỰC HÀNH 6
LẬP MÔ HÌNH
Tên đề tài: Ảnh hưởng của Trung Quốc đến sự phát triển của văn hóa Nhật Bản thời kì Heian

Hình ảnh

Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy và các Anh/Chị để bài được hoàn chỉnh hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

Thông tin liên hệ:
Nguyễn Đoàn Quang Anh
Điện thoại: 0946667268
Email:quanganh747@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Ng.Đoàn Quang Anh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 22:57
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI E

Gửi bàigửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh » Thứ 4 04/12/19 19:55

Nguyễn Hà đã viết:Dạ em chào lớp trưởng ạ,
Sau khi em đọc đề cương của lớp trưởng, em thấy đề tài rất cụ thể và hay ạ. Em chỉ xin đóng góp 1 vài ý kiến của riêng mình một chút ạ.
Về phần 1. lí do chọn đề tài, e thấy rất ổn, chỉ xíu xiu vài lỗi chính tả "thẫm mỹ" và ý nghĩa khoa học và thực tiễn "gốc độ văn hóa"
Về phần đề cương chi tiết: e nghĩ
- "Cuộc cải cách Taika theo mẫu hình Trung Hoa" nên đứng trước sau "Các phái đoàn du học sinh của Nhật Bản" vì có mô hình chính trị quan trọng nên đặt trước các thành tựu văn hóa.
-"Ảnh hưởng của chữ Hán cũng là một phần của ảnh hưởng Văn học của Trung Quốc đến Nhật Bản nên mình có thể gộp chung lại được.


Chào Em Hà
Cảm ơn em đã góp ý để bài anh hoàn thiện nhé.
Anh sẽ tham khảo cái của em và sửa lại chút ít.
Cảm ơn em rất nhiều.
RANDOM_AVATAR
Ng.Đoàn Quang Anh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 22:57
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT UKIYOE CỦA NB THỜI E

Gửi bàigửi bởi Tran Thi Thu Hien » Thứ 5 05/12/19 9:58

Hi Quang Anh

Chị đọc qua đề cương tóm tắt của em, chị thấy rất chi tiết, chị có xíu góp ý về đề mục chương 3 của Quang Anh : tên đề mục không nên là động từ mà nên dùng cụm danh từ. Chị trích phía sau để em dễ thấy.

Thân ái

Chị Hiền

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ TIẾP NHẬN VĂN HÓA TRUNG QUỐC CỦA NHẬT BẢN
3.1 Đặc điểm
3.1.1 Nhạy bén với sự phát triển của thời đại
3.1.2 Tiếp thu chọn lọc
3.1.3 Cải cách cho phù hợp
3.2 Ý nghĩa
3.2.1 Đưa Nhật Bản vào vùng văn hóa
3.2.2 Văn minh hóa đất nước
3.2.3 Tiếp thu để xây dựng thành công nên văn hóa quốc phong
RANDOM_AVATAR
Tran Thi Thu Hien
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 19:24
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 18 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách

cron