NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN VHH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN VHH

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Chủ nhật 06/10/19 0:10

NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Chọn 1 đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn:
1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài.
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. Lập sơ đồ.
4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.

BÀI LÀM

Tên đề tài: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài.
[Nghệ thuật Thư đạo][<ở Nhật Bản thời Heian><dưới góc nhìn văn hóa học>]
Cụm từ trung tâm: Nghệ thuật Thư đạo
Cụm từ định tố: Nhật Bản thời Heian

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật Thư đạo
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: ở Nhật Bản
+ Thời gian: Thời Heian
+ Chủ thể: toàn chủ

3. Lập sơ đồ

Hình ảnh

4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
1. Thư đạo >< Trà đạo; Thư đạo >< Các loại hình nghệ thuật khác.
2. Nhật Bản >< Trung Quốc; Nhật Bản >< Việt Nam.
3. Thời Heian >< Trước thời Heian; Thời Heian >< Sau thời Heian.
4. Góc nhìn Văn hóa học >< Góc nhìn khác. => Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu: Thư pháp được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản tại thời Nara, với tên gọi là Thư đạo - Nghệ thuật dùng nét chữ thể hiện tâm hồn. Đến thời Heian, là thời đại mà văn hóa phát triển rực rỡ nhất, cũng thời đại này Thư đạo đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Thư đạo trở thành một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu đối với người Nhật. Thông qua việc nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa học, chúng ta có thể hiểu được: Trong thư đạo, người ta xem trọng những nét đẹp nào, đồng thời ý nghĩa hàm chứa trong nội dung tác phẩm cũng rất quan trọng, nó thể hiện tâm hồn người viết và nền văn hóa tinh thần của quốc gia đó.
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi Loan.ntbl » Chủ nhật 06/10/19 20:13

Hi Trâm,
Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Nhật Bản tiếp thu gì của Trung Hoa cũng tiếp thu một cách đến nơi đến chốn rồi nâng lên thành một "đạo" với đầy đủ hệ thống lễ nghi, và Thư đạo là một ví dụ như thế. Trong lịch sử của NB, thì thời đại Heian là thời đại văn hoá phát triển rực rỡ nhất.
Vì mình không am hiểu nhiều về NB nên rất mong chờ bài của T.
Cảm ơn ^^ :D
NGUYỄN THỊ BÉ LOAN
RANDOM_AVATAR
Loan.ntbl
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:04
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 18 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Chủ nhật 06/10/19 22:18

Hi Loan,
Cám ơn Loan đã góp ý cho bài tập của Trâm. Với niềm yêu thích về Thư pháp và khi làm việc, tiếp xúc với người Nhật thì Trâm được biết Nghệ thuật Thư đạo trở thành một nét văn hoá tinh thần đáng tự hào của họ, nó thể hiện TÂM - Ý - NIỆM thông qua nét chữ.
Nhưng Trâm vẫn chưa được rõ lắm dưới góc nhìn văn hoá học, thì Thư đạo còn thể hiện những nét đẹp nào nữa. Rất mong nhận được sự góp ý từ Loan và các Anh chị trong diễn đàn nha!
Xin chân thành cảm ơn!
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM » Thứ 3 08/10/19 18:57

Hi Trâm sensei,

Thư đạo là 1 trong những nghệ thuật nổi tiếng của NB. T nghĩ đề tài của Trâm rất hay và rất chất Nhật Bản. Phần so sánh với các loại hình nghệ thuật khác mình có thể thêm cụ thể là : 生け花( nghệ thuật cắm hoa - Hoa đạo) , Hương đạo ,...
Thanks Tram sensei
RANDOM_AVATAR
PHẠM THỊ THANH THẮM
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:25
Cảm ơn: 48 lần
Được cám ơn: 37 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Thứ 4 09/10/19 20:59

Dạ em cám ơn chị Thắm đã góp ý bài em nha. Em sẽ cố gắng để sửa lại cho phù hợp hơn!
Cám ơn chị Thắm nha!
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi Doan Thi Kieu Loan » Thứ 5 10/10/19 9:33

Chào Trâm,
Mình có chút ý kiến về cấp độ zero. Mình nghĩ bạn xem thử thay vì sử dụng “nghệ thuật” làm cấp độ zero thì có thể sử dụng “hội hoạ” có gần hơn không bạn nhé!

Thân mến,
Kiều Loan
RANDOM_AVATAR
Doan Thi Kieu Loan
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 12:25
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 24 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Thứ 5 10/10/19 20:42

Doan Thi Kieu Loan đã viết:Chào Trâm,
Mình có chút ý kiến về cấp độ zero. Mình nghĩ bạn xem thử thay vì sử dụng “nghệ thuật” làm cấp độ zero thì có thể sử dụng “hội hoạ” có gần hơn không bạn nhé!

Thân mến,
Kiều Loan


Dạ, em cám ơn chị nhé! Em sẽ nghiên cứu để sửa lại bài cho phù hợp hơn!
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Thứ 2 14/10/19 0:39

Tên đề tài: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901
-------------------------------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Chọn 1 đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn:
1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài.
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. Lập sơ đồ.
4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
---------------------------------------------------------
BÀI LÀM

Tên đề tài: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài.
[Chính sách du học] [< Nhật Bản> < thời Minh Trị>]
Cụm từ trung tâm: Chính sách du học
Cụm từ định tố: Nhật Bản

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách du học
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nhật Bản
+ Thời gian: Thời Minh Trị
+ Chủ thể: Chính phủ

3. Lập sơ đồ

Hình ảnh

4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
1. Chính sách du học > < Chính sách đào tạo trong nước
2. Các nước ĐNA > < Nhật Bản > < Phương Tây
3. Cuối thời Bakufu > < Thời Minh Trị > < Sau thời Minh Trị

Giả thuyết nghiên cứu:
Nghiên cứu cho thấy chính sách giáo dục lâu dài của Nhật Bản thời Minh Trị là gửi du học sinh đi học để tiếp thu những văn minh, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài để xây dựng đất nước, thông qua các chính sách của Chính phủ về việc chọn ngành, trường và nước để gửi du học sinh đến học.
Ngoài ra còn là cơ sở để góp phần lý giải cho nền văn minh hóa, cận đại hóa đất nước sau thời Minh Trị.
--------------------------------------------------------

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trên cơ sở phân tích đề tài, Lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn.
------------------------------------------------------
BÀI LÀM
CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

Chính sách cơ bản và lâu dài để người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xây dựng đất nước đó chính là Chính sách giáo dục. Và chỉ có việc gửi học sinh ra nước ngoài du học mới có khả năng tiếp thu văn minh và kỹ thuật nước khác một cách trực tiếp và sâu sắc nhất.
Việt Nam chúng ta trong giai đoạn hội nhập cũng cần học hỏi những nền văn minh, khoa học kỹ thuật của nước ngoài để phát triển đất nước. Chính vì vậy việc nghiên cứu chính sách du học của Nhật Bản là thực sự cần thiết và quan trọng để học hỏi phương pháp hoạch định và thực thi chính sách giáo dục của Chính phủ Nhật Bản.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là để hiểu được sự tài tình trong chính sách giáo dục của Chính phủ. Đồng thời cũng là bài học cho Việt Nam trong việc đào tạo và phát triền nhân tài cho đất nước.

3. Lịch sử vấn đề
“Cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị và vai trò của nó” – Trần Thị Tâm (Đại học Khoa học Huế).
“Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào” – Nguyễn Quốc Vương
“Một vài suy nghĩ về cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị” – Đặng Thế Anh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Chính sách giáo dục của Chính phủ, mà cụ thể là “Chính sách du học”.

5. Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về không gian là được tiến hành nghiên cứu tại Nhật Bản.
+ Giới hạn về thời gian là trong thời Minh Trị.
+ Giới hạn chủ thể là Chính phủ.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Đóng góp về khoa học: Góp phần lý giải những vấn đề của lịch sử cận đại Nhật Bản, đặc biệt là về văn minh hóa, cận đại hóa đất nước.
+ Đóng góp về thực tiễn: Giúp Việt Nam chúng ta học hỏi phương pháp hoạch định và thực thi chính sách giáo dục của Chính phủ Nhật Bản để phát triển đất nước bền vừng.

7. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu cho thấy chính sách giáo dục lâu dài của Nhật Bản thời Minh Trị là gửi du học sinh đi học để tiếp thu những văn minh, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài để xây dựng đất nước, thông qua các chính sách của Chính phủ về việc chọn ngành, trường và nước để gửi du học sinh đến học.
Ngoài ra còn là cơ sở để góp phần lý giải cho nền văn minh hóa, cận đại hóa đất nước sau thời Minh Trị.

8. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống và phương pháp loại hình.
Nguồn tư liệu sơ cấp.

9. Bố cục đề tài
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Chính sách du học của Chính phủ
Chương 3: Vai trò của du học sinh đối với giáo dục Nhật Bản.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản (Chính sách giáo dục, Du học,)
1.1.2. Các lý thuyết và hướng tiếp cận chọn sử dụng
1.2. Cơ sở thực tiễn (Chính sách giáo dục ở Nhật Bản, thời Bakufu, thời Minh Trị)
Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA CHÍNH PHỦ
2.1. Chính sách du học của Chính phủ: Giai đoạn I (1868 – 1874)
2.2. Chính sách du học của Chính phủ: Giai đoạn II (1875 – 1881)
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA DU HỌC SINH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NHẬT BẢN
3.1. Tình hình du học sinh
3.2. Vai trò của du học sinh đối với sự phát triển nền giáo dục Nhật Bản
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC

-------------------------------------------------------------------------------

Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, các anh chị và các bạn trên diễn đàn để giúp em hoàn thiện bài làm tốt hơn.
Em xin cảm ơn ạ.
--------------------------------------------------------------------------------

Phan Thị Mai Trâm
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi Loan.ntbl » Thứ 2 14/10/19 9:14

MaiTramPhan đã viết:Tên đề tài: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901
-------------------------------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Chọn 1 đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn:
1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài.
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. Lập sơ đồ.
4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
---------------------------------------------------------
BÀI LÀM

Tên đề tài: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài.
[Chính sách du học] [< Nhật Bản> < thời Minh Trị>]
Cụm từ trung tâm: Chính sách du học
Cụm từ định tố: Nhật Bản

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách du học
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nhật Bản
+ Thời gian: Thời Minh Trị
+ Chủ thể: Chính phủ

3. Lập sơ đồ

Hình ảnh

4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
1. Chính sách du học > < Chính sách đào tạo trong nước
2. Các nước ĐNA > < Nhật Bản > < Phương Tây
3. Cuối thời Bakufu > < Thời Minh Trị > < Sau thời Minh Trị

Giả thuyết nghiên cứu:
Nghiên cứu cho thấy chính sách giáo dục lâu dài của Nhật Bản thời Minh Trị là gửi du học sinh đi học để tiếp thu những văn minh, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài để xây dựng đất nước, thông qua các chính sách của Chính phủ về việc chọn ngành, trường và nước để gửi du học sinh đến học.
Ngoài ra còn là cơ sở để góp phần lý giải cho nền văn minh hóa, cận đại hóa đất nước sau thời Minh Trị.
--------------------------------------------------------

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trên cơ sở phân tích đề tài, Lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn.
------------------------------------------------------
BÀI LÀM
CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

Chính sách cơ bản và lâu dài để người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xây dựng đất nước đó chính là Chính sách giáo dục. Và chỉ có việc gửi học sinh ra nước ngoài du học mới có khả năng tiếp thu văn minh và kỹ thuật nước khác một cách trực tiếp và sâu sắc nhất.
Việt Nam chúng ta trong giai đoạn hội nhập cũng cần học hỏi những nền văn minh, khoa học kỹ thuật của nước ngoài để phát triển đất nước. Chính vì vậy việc nghiên cứu chính sách du học của Nhật Bản là thực sự cần thiết và quan trọng để học hỏi phương pháp hoạch định và thực thi chính sách giáo dục của Chính phủ Nhật Bản.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là để hiểu được sự tài tình trong chính sách giáo dục của Chính phủ. Đồng thời cũng là bài học cho Việt Nam trong việc đào tạo và phát triền nhân tài cho đất nước.

3. Lịch sử vấn đề
“Cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị và vai trò của nó” – Trần Thị Tâm (Đại học Khoa học Huế).
“Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào” – Nguyễn Quốc Vương
“Một vài suy nghĩ về cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị” – Đặng Thế Anh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Chính sách giáo dục của Chính phủ, mà cụ thể là “Chính sách du học”.

5. Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về không gian là được tiến hành nghiên cứu tại Nhật Bản.
+ Giới hạn về thời gian là trong thời Minh Trị.
+ Giới hạn chủ thể là Chính phủ.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Đóng góp về khoa học: Góp phần lý giải những vấn đề của lịch sử cận đại Nhật Bản, đặc biệt là về văn minh hóa, cận đại hóa đất nước.
+ Đóng góp về thực tiễn: Giúp Việt Nam chúng ta học hỏi phương pháp hoạch định và thực thi chính sách giáo dục của Chính phủ Nhật Bản để phát triển đất nước bền vừng.

7. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu cho thấy chính sách giáo dục lâu dài của Nhật Bản thời Minh Trị là gửi du học sinh đi học để tiếp thu những văn minh, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài để xây dựng đất nước, thông qua các chính sách của Chính phủ về việc chọn ngành, trường và nước để gửi du học sinh đến học.
Ngoài ra còn là cơ sở để góp phần lý giải cho nền văn minh hóa, cận đại hóa đất nước sau thời Minh Trị.

8. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống và phương pháp loại hình.
Nguồn tư liệu sơ cấp.

9. Bố cục đề tài
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Chính sách du học của Chính phủ
Chương 3: Vai trò của du học sinh đối với giáo dục Nhật Bản.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản (Chính sách giáo dục, Du học,)
1.1.2. Các lý thuyết và hướng tiếp cận chọn sử dụng
1.2. Cơ sở thực tiễn (Chính sách giáo dục ở Nhật Bản, thời Bakufu, thời Minh Trị)
Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA CHÍNH PHỦ
2.1. Chính sách du học của Chính phủ: Giai đoạn I (1868 – 1874)
2.2. Chính sách du học của Chính phủ: Giai đoạn II (1875 – 1881)
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA DU HỌC SINH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NHẬT BẢN
3.1. Tình hình du học sinh
3.2. Vai trò của du học sinh đối với sự phát triển nền giáo dục Nhật Bản
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC

-------------------------------------------------------------------------------

Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, các anh chị và các bạn trên diễn đàn để giúp em hoàn thiện bài làm tốt hơn.
Em xin cảm ơn ạ.
--------------------------------------------------------------------------------

Phan Thị Mai Trâm


Trâm ơi,
Phần cơ sở thực tiễn Trâm bám theo C - T - K thì sẽ đủ hơn đó.
Thân,
NGUYỄN THỊ BÉ LOAN
RANDOM_AVATAR
Loan.ntbl
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:04
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 18 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM » Thứ 3 15/10/19 9:53

Hi Trâm sensei,
Đề tài của Trâm khá thu hút Thắm, nó sẽ bổ sung thêm Kiến thức cho công việc Thắm đang làm. T rất mong đọc thêm về đề tài. T thấy có phần so sánh với du học các Nước,... Hiện tại các du học sinh Nb cũng Đi du học khắp các Châu lục, ngay cả VN mình cũng đang rất nhiều sinh viên Nhật theo học và nghiên cứu. Trong bài làm , nếu Trâm có thêm vô phần so sánh hiện nay thì t có vài đường dẫn bằng tiếng Nhật Trâm có thể tham khảo

Chúc Trâm sensei hoàn thành tốt bài tập nhé
RANDOM_AVATAR
PHẠM THỊ THANH THẮM
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:25
Cảm ơn: 48 lần
Được cám ơn: 37 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron