NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN VHH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Thứ 5 17/10/19 13:05

MaiTramPhan đã viết:Tên đề tài: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901
-------------------------------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Chọn 1 đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn:
1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài.
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. Lập sơ đồ.
4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
---------------------------------------------------------
BÀI LÀM

Tên đề tài: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài.
[Chính sách du học] [< Nhật Bản> < thời Minh Trị>]
Cụm từ trung tâm: Chính sách du học
Cụm từ định tố: Nhật Bản

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách du học
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nhật Bản
+ Thời gian: Thời Minh Trị
+ Chủ thể: Chính phủ

3. Lập sơ đồ

Hình ảnh

4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
1. Chính sách du học > < Chính sách đào tạo trong nước
2. Các nước ĐNA > < Nhật Bản > < Phương Tây
3. Cuối thời Bakufu > < Thời Minh Trị > < Sau thời Minh Trị

Giả thuyết nghiên cứu:
Nghiên cứu cho thấy chính sách giáo dục lâu dài của Nhật Bản thời Minh Trị là gửi du học sinh đi học để tiếp thu những văn minh, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài để xây dựng đất nước, thông qua các chính sách của Chính phủ về việc chọn ngành, trường và nước để gửi du học sinh đến học.
Ngoài ra còn là cơ sở để góp phần lý giải cho nền văn minh hóa, cận đại hóa đất nước sau thời Minh Trị.
--------------------------------------------------------

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trên cơ sở phân tích đề tài, Lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn.
------------------------------------------------------
BÀI LÀM
CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

Chính sách cơ bản và lâu dài để người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xây dựng đất nước đó chính là Chính sách giáo dục. Và chỉ có việc gửi học sinh ra nước ngoài du học mới có khả năng tiếp thu văn minh và kỹ thuật nước khác một cách trực tiếp và sâu sắc nhất.
Việt Nam chúng ta trong giai đoạn hội nhập cũng cần học hỏi những nền văn minh, khoa học kỹ thuật của nước ngoài để phát triển đất nước. Chính vì vậy việc nghiên cứu chính sách du học của Nhật Bản là thực sự cần thiết và quan trọng để học hỏi phương pháp hoạch định và thực thi chính sách giáo dục của Chính phủ Nhật Bản.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là để hiểu được sự tài tình trong chính sách giáo dục của Chính phủ. Đồng thời cũng là bài học cho Việt Nam trong việc đào tạo và phát triền nhân tài cho đất nước.

3. Lịch sử vấn đề
“Cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị và vai trò của nó” – Trần Thị Tâm (Đại học Khoa học Huế).
“Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào” – Nguyễn Quốc Vương
“Một vài suy nghĩ về cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị” – Đặng Thế Anh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Chính sách giáo dục của Chính phủ, mà cụ thể là “Chính sách du học”.

5. Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về không gian là được tiến hành nghiên cứu tại Nhật Bản.
+ Giới hạn về thời gian là trong thời Minh Trị.
+ Giới hạn chủ thể là Chính phủ.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Đóng góp về khoa học: Góp phần lý giải những vấn đề của lịch sử cận đại Nhật Bản, đặc biệt là về văn minh hóa, cận đại hóa đất nước.
+ Đóng góp về thực tiễn: Giúp Việt Nam chúng ta học hỏi phương pháp hoạch định và thực thi chính sách giáo dục của Chính phủ Nhật Bản để phát triển đất nước bền vừng.

7. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu cho thấy chính sách giáo dục lâu dài của Nhật Bản thời Minh Trị là gửi du học sinh đi học để tiếp thu những văn minh, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài để xây dựng đất nước, thông qua các chính sách của Chính phủ về việc chọn ngành, trường và nước để gửi du học sinh đến học.
Ngoài ra còn là cơ sở để góp phần lý giải cho nền văn minh hóa, cận đại hóa đất nước sau thời Minh Trị.

8. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống và phương pháp loại hình.
Nguồn tư liệu sơ cấp.

9. Bố cục đề tài
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Chính sách du học của Chính phủ
Chương 3: Vai trò của du học sinh đối với giáo dục Nhật Bản.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản (Chính sách giáo dục, Du học,)
1.1.2. Các lý thuyết và hướng tiếp cận chọn sử dụng
1.2. Cơ sở thực tiễn (Chính sách giáo dục ở Nhật Bản, thời Bakufu, thời Minh Trị)
Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA CHÍNH PHỦ
2.1. Chính sách du học của Chính phủ: Giai đoạn I (1868 – 1874)
2.2. Chính sách du học của Chính phủ: Giai đoạn II (1875 – 1881)
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA DU HỌC SINH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NHẬT BẢN
3.1. Tình hình du học sinh
3.2. Vai trò của du học sinh đối với sự phát triển nền giáo dục Nhật Bản
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC

-------------------------------------------------------------------------------

Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, các anh chị và các bạn trên diễn đàn để giúp em hoàn thiện bài làm tốt hơn.
Em xin cảm ơn ạ.
--------------------------------------------------------------------------------

Phan Thị Mai Trâm

Em xin chào chị Trâm ạ, đề tài của chị rất hay ạ, nhưng em có 1 góp ý nhỏ hình như là tên chương 2 và tên đề tài của chị trùng nhau có phải không chị? Chị xem lại có đúng không nha chị hay là do em hiểu nhầm ạ. Em cảm ơn chị ạ.
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi NGUYỄN THỊ THU THỦY » Thứ 6 18/10/19 8:43

Chào bạn ,Mình rất thích đề tài của bạn. Và cũng quan tâm. Khi nào bạn xong bài luận cho mình tham khảo với nhé.
mình có góp ý như sau về cặp tương phản Thư đạo >< Trà đạo; Thư đạo >< Các loại hình nghệ thuật khác. theo mình không được hợp lý lắm
Vì Thư đạo và trà đạo không có tương phản với nhau.
Hình đại diện của thành viên
NGUYỄN THỊ THU THỦY
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 2 08/10/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Chủ nhật 20/10/19 21:53

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: SƯU TẦM TÀI LIỆU VÀ SỬ DỤNG DOCUMENT MAP

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

1. SƯU TẦM TÀI LIỆU:

*TIẾNG VIỆT

** SÁCH

1. Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại (2004), Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội.
2. Edwin O. Reischauer (1998), Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội.
3. Kataoka Sachihico (2005), “140 năm Cận đại Nhật Bản và đặc trưng văn hoá Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 56, trang 20 - 27.
4. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1997), Lịch sử Nhật Bản, Nhà Xuất Bản Văn hoá, Hà Nội.
5. R.H.P Mason – J.G. Caiger (2003), Lịch sử Nhật Bản, Nhà Xuất Bản Lao Động, Hà Nội.

** TẠP CHÍ
1. Lê Thị Anh Đào (2004), “Vấn đề cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài ở hai phong trào Duy Tân châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc) thời Cận đại”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 49, trang 51- 55.
2. Ngô Hương Lan (2005), “Giáo dục bậc Đại học và trên Đại học ở Nhật Bản: những chặng đường đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 60, trang 52 - 58.
3. Nguyễn Kim Lai - Đặng Thị Tuyết Dung (2004), “Vai trò của giáo dục đối với quá trình hiện đại hoá trong thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 51, trang 57 - 62.
4. Trần Phương Hoa (2006), “Giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam giai đoạn 1906 – 1945 và cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 64, trang 41 - 47.

** INTERNET
1. Baomoi.com (18/08/2017), “Giáo dục là quốc sách hàng đầu - bài học từ Nhật Bản”, https://baomoi.com/giao-duc-la-quoc-sac ... 044091.epi
2. Erct.com (03/2013), “Cải cách Giáo Dục Nhật Bản dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng”, http://www.erct.com/2-ThoVan/LuuAn/Cai- ... at-Ban.htm
3. Hoikhuyenhoc.vn (10/2008), “Cải cách giáo dục-đào tạo ở Nhật Bản hiện nay và so sánh với Việt Nam”, http://www.hoikhuyenhoc.vn/modules.php? ... st&sid=882
4. Nghiencuuquocte.org (21/12/2015), “So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật”, http://nghiencuuquocte.org/2015/12/21/h ... rung-nhat/
5. Poi.htu.edu.vn (12/09/2017), “Một vài suy nghĩ về cải cách giáo dục Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị”, http://poi.htu.edu.vn/nghien-cuu/mot-va ... h-tri.html
6. Redsvn.net (15/09/2018), “Lịch sử phát triển của nền giáo dục Nhật Bản”, http://redsvn.net/lich-su-phat-trien-cu ... -nhat-ban/
7. Văn hóa Nghệ An (18/11/2009), “Nhật bản và cải cách Minh trị (1866) trong nhận thức của nguyễn Trường Tộ”, http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-m ... -truong-to
8. Viện nghiên cứu Đông Bắc Á (28/10/2013), “Cải cách giáo dục nhật bản trong thời kỳ minh trị và vai trò của nó”, http://www.inas.gov.vn/560-cai-cach-gia ... ua-no.html
9. Vnexpress.net (13/05/2014), “Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào”, https://vnexpress.net/goc-nhin/nhat-ban ... 88237.html
10. Vtown.vn (01/01/2012), “Cách mạng Minh Trị, cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn Nhật Bản”, http://vtown.vn/articles/cach-mang-minh ... t-ban.html
11. Vusta.vn (27/06/2007), “Vai trò của giáo dục đối với quá trình hiện đại hoá trong thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản”, http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Th ... 17786.html

* TIẾNG NHẬT

1. Bushoojapan.com (11/11/2017), “学制と教育令と学校令~教育システムにめっちゃ苦しんだ明治政府の四苦八苦”, https://bushoojapan.com/tomorrow/2017/11/11/106262
2. Library.u (28.10.2005), “明治初期の子どもと学校”, http://library.u-gakugei.ac.jp/lbhome/t ... i_H16.html
3. Meiji-jidai.com (2016), “明治時代の教育の歴史はどのように進んでいったのか”, https://www.meiji-jidai.com/life/post-182
4. Mext.go.jp (2010), “我が国の義務教育制度の変遷”, http://www.mext.go.jp/b_menu/shingi/chu ... 382316.htm
5. Mext.go.jp (2010), “明治維新直後の教育改革”, http://www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/ht ... 317579.htm
6. Mskj.or.jp (09.2004), “明治時代前期の教育 ~国家主導の教育の考察~”, https://www.mskj.or.jp/report/2586.html

2. SỬ DỤNG DOCUMENT MAP


Hình ảnh

Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, các anh chị và bạn bè trong diễn đàn để bài làm của em được hoàn thiện hơn!
Em xin cảm ơn ạ!

PHAN THỊ MAI TRÂM
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Chủ nhật 20/10/19 21:56

Em xin chào chị Trâm ạ, đề tài của chị rất hay ạ, nhưng em có 1 góp ý nhỏ hình như là tên chương 2 và tên đề tài của chị trùng nhau có phải không chị? Chị xem lại có đúng không nha chị hay là do em hiểu nhầm ạ. Em cảm ơn chị ạ.


Chào em Dung,
Cám ơn em đã góp ý bài của chị nha. Sau khi xem lại thì đúng là tên chương 2 nó trùng thiệt, chị đã điều chỉnh lại rồi! Em xem giúp chị nhé!
Cám ơn em.
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM » Thứ 3 22/10/19 7:42

hi TRÂM !

Phần bài tập 3 TRÂM làm rất rõ nên cũng không biết góp ý kiến gì nhiều nhé .
Thắm có đọc 02 cuốn sách này : có phần lịch sử thời Minh trị các chính sách cải cách:
1. Nguyễn Quốc Hùng (2018), Lịch sử Nhật Bản, nxb Thế giới.
2. Nguyễn Quốc Vương (2018) giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản , nxb Phụ nữ

Thắm mong sẽ giúp ít thêm cho bài tiểu luận của TRÂM .

CHÚC TRÂM sensei hoàn thành tốt bài tập nhé
RANDOM_AVATAR
PHẠM THỊ THANH THẮM
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:25
Cảm ơn: 48 lần
Được cám ơn: 37 lần

Re: CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Thứ 2 04/11/19 23:11

CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA


Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài nghiên cứu của mình để xây dựng định nghĩa.
1. Định nghĩa: “Giáo dục đào tạo”

+ Định nghĩa 1: Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng thì: “Giáo dục đào tạo là hoạt động tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”.
+ Định nghĩa 2: Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Khoa học xã hội: “Giáo dục đào tạo là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”.
+ Định nghĩa 3: Theo Tân Từ điển – Nhà xuất bản Khai Trí: “Giáo dục đào tạo là hoạt động dạy dỗ để phát triển khả năng thể chất, tri thức và đạo lý” .
+ Định nghĩa 4: Theo Giáo trình Thống kê xã hội – Nhà xuất bản Thống kê: “Giáo dục đào tạo là một ngành hoạt động xã hội nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có kỹ năng thích hợp và tạo nhân tài cho đất nước”.
2. Phân tích từng định nghĩa:
+ Định nghĩa 1, 2, 4: Nhận diện cụ thể và chính xác đối tượng cũng như mục đích của giáo dục đào tạo.
+ Định nghĩa 3: Ngắn gọn, có tính khái quát cao, dễ phù hợp với đối tượng thay đổi nhưng tính chính xác kém.
Qua các khái niệm trên, giáo dục đào tạo được hiểu là: hoạt động của xã hội; là cơ sở tạo ra nguồn lao động có chất lượng, phát hiện nhân tài và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình.
Nhận thấy rằng định nghĩa 1,2,4 đã đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thức lẫn nội dung nên dừng lại ở bước này, để chấp nhận những định nghĩa trên và sử dụng chúng.
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Thứ 2 11/11/19 22:21

[SỬA BÀI TẬP 4]
CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901

BÀI TẬP 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài nghiên cứu của mình để xây dựng định nghĩa.

1. Định nghĩa: “Giáo dục”

+ Định nghĩa 1: Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu.
+ Định nghĩa 2: Về mặt từ nguyên, trong tiếng Việt, "giáo" có nghĩa là dạy, "dục" có nghĩa là nuôi (không dùng một mình); "giáo dục" là "dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí-dục, đức-dục, thể-dục."
+ Định nghĩa 3: Tại Việt Nam, một định nghĩa khác về giáo dục được Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa ra như sau: Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân.
2. Phân tích từng định nghĩa:
+ Định nghĩa 1: Khu biệt “giáo dục” bằng những dấu hiệu cơ bản dễ nhận diện, ngắn gọn, có tính khái quát cao.
+ Định nghĩa 2: Nhận diện cụ thể và chính xác đối tượng cũng như mục đích của giáo dục theo phương pháp định nghĩa chiết tự nên rất dễ hiểu.
+ Định nghĩa 3: Nhận diện cụ thể và chính xác đối tượng “giáo dục” nhưng hơi dài dòng,thiếu tính khái quát.
Nhận thấy rằng định nghĩa 1,2 đã đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thức lẫn nội dung nên dừng lại ở bước này, để chấp nhận những định nghĩa trên và sử dụng chúng.

Mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy/Cô, Anh/Chị trên diễn đàn để giúp em hoàn thiện bài làm của mình hơn ạ!
Em xin chân thành cảm ơn ạ!
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Thứ 2 11/11/19 22:24

CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901

BÀI TẬP 5: LẬP BẢNG SO SÁNH


So sánh giữa Giáo dụcĐào tạo
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Thứ 2 11/11/19 23:31

CHÍNH SÁCH DU HỌC CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: Phan Thị Mai Trâm
MSHV: 19831060112
LỚP: CA1901

BÀI TẬP 6: LẬP MÔ HÌNH

Các yếu tố ảnh hưởng đến Chính sách du học


Hình ảnh

Mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy/Cô, Anh/Chị trên diễn đàn để giúp em hoàn thiện bài làm của em hơn ạ!
Em xin chân thành cảm ơn ạ!
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO Ở NHẬT BẢN THỜI HEIAN DƯỚI GÓC NHÌN V

Gửi bàigửi bởi Tran Thi Thu Hien » Thứ 5 05/12/19 11:09

Chào Trâm

Chị xem qua bài tập 5, lập bảng so sánh, chị thấy phần tiêu chí so sánh khác nhau về thời gian giữa giáo dục và đầo tạo hình như không rõ lắm.
Nếu là phạm vi lớp học thì Giáo dục là đào tạo các cấp trong một thời gian nhất định và đào tạo nghề nghiệp thì gần như suốt đời (vì đào tạo ngắn chỉ là đào tạo nghề cơ bản)
chị nghĩ vậy, không biết đúng không nữa. chút góp ý nhỏ.
Thân mến
Chị Hiền
RANDOM_AVATAR
Tran Thi Thu Hien
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 19:24
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 18 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách

cron