DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi TRAN THI HUE » Thứ 5 19/12/19 18:01

hi em Dung,
chị thấy tên đề tài nên thu hẹp lại chút nữa em ạ, tại nếu em làm hết các Quốc gia thành viên Liên đoàn Ả Rập thì rất nhiều em ạ, nên sẽ khó khăn khi em đi sâu vào nghiên cứu hết các nước. Thêm nữa, đối tượng là "Dấu ấn văn hóa" chị nghĩ nó cũng còn rất rộng em ạ, văn hóa gì mới được, nên khu biệt hẹp lại xíu nữa,
chúc em thành công với đề tài này nhé, một đề tài rất hay và mới,
chị Huệ
mến!^^
Hình đại diện của thành viên
TRAN THI HUE
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 15:35
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 14 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH » Thứ 7 21/12/19 10:22

Chào Dung,

Đề tài của Dung khá hay, cám ơn Dung đã giới thiệu thông tin về đề tài này.
Trong tiểu mục của chương 2 Các giai đoạn của con đường tơ lụa trên biển, chị nghĩ phát triển và hoàn kim giống nhau, thường sẽ có ba giai đoạn Hình thành - Đỉnh cao - Lụi tàn.

Đó là góp ý của chị, hy vọng có thể giúp ích cho em. Chúc em hoàn thành bài tốt ^^
Phương Anh
RANDOM_AVATAR
PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Chủ nhật 06/10/19 7:15
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 15 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Chủ nhật 22/12/19 0:04

thuyhangtranbl đã viết:Chào Dung,
Mô hình của em khá thú vị và lạ mắt nhưng mà chị chưa hiểu mối quan hệ giữa các thành tố và cách em sắp xếp các thành tố theo dạng lá cây: có cái to cái nhỏ, có phải ý em là cái có trước và quan trọng hơn cái sau khổng?
Một chút ý kiến mong sẽ hữu ích cho bài của Dung.
Thân ái,
Thuý Hằng


Dạ em chào chị Hằng ạ,
Em cảm ơn chị nhiều vì chị đã góp ý cho bài của em nha chị. Dạ lá cây to hay nhỏ thì không phải là cái có trước và quan trọng hơn cái sau ạ. Em chưa suy nghĩ sâu xa đến thế ạ. Thông qua góp ý của chị, em sẽ suy nghĩ thêm ạ. Em cảm ơn chị nhiều nha chị.
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Chủ nhật 22/12/19 0:08

Ng.Đoàn Quang Anh đã viết:Chào em Dung.
Bài em rất là hay, anh cũng rất hứng thú với đề tài này.
Anh nghĩ nếu em theo đuổi nó sẽ thành công.
Về lập bảng so sánh anh nghĩ nên thêm vào ngay phần thể chế chính trị em nha. Anh nghĩ còn có kinh tế, xã hội giữa hai nước nữa.

Trân Trọng!
Nguyễn Đoàn Quang Anh


Dạ em chào anh Quang Anh ạ,
Dạ em cảm ơn anh rất nhiều vì anh đã góp ý cho bài của em ạ. Em sẽ suy nghĩ và bổ sung thêm phần kinh tế và xã hội giữa hai nước sau phần chính trị trong bảng so sánh của em để bảng được hoàn thiện hơn ạ. Em xin cảm ơn anh rất nhiều ạ.
Em Dung
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Chủ nhật 22/12/19 0:15

TRAN THI HUE đã viết:hi em Dung,
chị thấy tên đề tài nên thu hẹp lại chút nữa em ạ, tại nếu em làm hết các Quốc gia thành viên Liên đoàn Ả Rập thì rất nhiều em ạ, nên sẽ khó khăn khi em đi sâu vào nghiên cứu hết các nước. Thêm nữa, đối tượng là "Dấu ấn văn hóa" chị nghĩ nó cũng còn rất rộng em ạ, văn hóa gì mới được, nên khu biệt hẹp lại xíu nữa,
chúc em thành công với đề tài này nhé, một đề tài rất hay và mới,
chị Huệ
mến!^^


Dạ em xin chào chị Huệ ạ,
Dạ nếu toàn bài của em chỉ giới hạn ở một loại văn hóa nào thì thật sự tài liệu rất ít ạ, em nghĩ là hơi hẹp ạ nên em đã quyết định làm hết về văn hóa ạ, trong bài của em có chia ra các loại văn hóa gì ạ, em chia ở các chương ạ. Còn thời trung kì thì theo em được biết họ chưa có liên đoàn Ả Rập ạ và chưa chia biên giới rõ rệt như bây giờ ạ nên em mới làm chung về Ả Rập thôi ạ. Em cảm ơn góp ý rất hay của chị, em sẽ suy nghĩ thêm ạ. Em cảm ơn chị rất nhiều ạ.
Em Dung
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Chủ nhật 22/12/19 0:17

PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH đã viết:Chào Dung,

Đề tài của Dung khá hay, cám ơn Dung đã giới thiệu thông tin về đề tài này.
Trong tiểu mục của chương 2 Các giai đoạn của con đường tơ lụa trên biển, chị nghĩ phát triển và hoàn kim giống nhau, thường sẽ có ba giai đoạn Hình thành - Đỉnh cao - Lụi tàn.

Đó là góp ý của chị, hy vọng có thể giúp ích cho em. Chúc em hoàn thành bài tốt ^^
Phương Anh


Dạ em xin chào chị Phương Anh ạ,
Dạ thật sự góp ý của chị rất hay và hữu ích với em ạ. Em sẽ suy nghĩ để chỉnh lại bài làm của em ạ. Em xin cảm ơn chị rất nhiều ạ.
Em Dung
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi Doan Thi Kieu Loan » Chủ nhật 22/12/19 23:28

Chào Dung!
Về phần tài liệu tham khảo, chĩ nghĩ em nên tách tài liệu sách và tài liệu tham khảo điện tử để riêng ra thì sẽ tốt hơn.
Chúc em làm bài tốt.
RANDOM_AVATAR
Doan Thi Kieu Loan
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 12:25
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 24 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM » Thứ 3 24/12/19 18:22

Văn Thị Hạnh Dung đã viết:DẤU ẤN VĂN HÓA Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN THỜI TRUNG KỲ PHONG KIẾN

- Môn : Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
- Giảng viên : GS. TSKH TRẦN NGỌC THÊM
- Học viên : VĂN THỊ HẠNH DUNG
- MSHV : 19831060103
- LỚP : Cao Học CHÂU Á HỌC CA 1901
- ĐT : 0963866184
- Email : hanhdungvan@gmail.com

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

Tên đề tài: DẤU ẤN VĂN HÓA Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN THỜI TRUNG KỲ PHONG KIẾN



MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1.Lý do chọn đề tài
Giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trao đổi và tiếp thu các giá trị văn hóa “vật chất và tinh thần” của một nền văn hóa khác. Trong lịch sử xã hội loài người, giao lưu tiếp biến văn hóa là một hoạt động tất yếu. Con người thông qua quá trình này đã làm phong phú thêm các nền văn hóa của mình.
Trong tiến trình lịch sử, nhân loại ít nhất chứng kiến 5 lần gặp gỡ Đông Tây. Đầu tiên đó là cuộc chinh phục phương Đông của đại đế Alexandre Macedoine, thứ 2 là những cuộc “Thập tự chinh” diễn ra trong suốt 3 thế kỷ (XI, XII và XIII), thứ 3 là những cuộc chinh phục, xâm lược bành trướng thực dân của tư bản phương Tây đến nửa sau thế kỷ XIX, thứ 4 là quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa trở thành xu hướng tất yếu của nhân loại. Và “Con đường tơ lụa” bắt đầu từ thời Tây Hán (206 TCN – 08 CN), chấm dứt vào thời nhà Nguyên (thế kỷ XVII) cũng là một dạng giao lưu tiếp biến văn hóa thông qua cuộc gặp gỡ Đông Tây. Tuy nhiên, khi con đường tơ lụa trên bộ diễn ra thì các nước Ả Rập do nhiều lý do chưa trực tiếp tham gia được nhưng đến khi con đường tơ lụa trên biển bắt đầu hình thành và phát triển (từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII) thì các nước Ả Rập đã trở thành một đối tác, một chủ thể tham gia tích cực vào con đường tơ lụa trên biển bằng nhiều hình thức, cũng như đa dạng các lĩnh vực. Các hàng hóa tham gia nhiều có thể nói đến tơ lụa, hương liệu, đồ gốm. Sự tham gia của các nước Ả Rập đã mang những giá trị và tinh hoa văn hóa Ả Rập đến với Trung Quốc cũng như những nước tham gia trong con đường tơ lụa trên biển, đồng thời các nước Ả Rập cũng tiếp thu những nền văn hóa mới. Sự giao lưu văn hóa thông qua con đường tơ lụa đã góp phần làm đa dạng thêm các giá trị vật chất và tinh thần của các bên tham gia. Thế giới Ả Rập gồm có 22 nước, trải dài ở khu vực Tây Á đến Đông Bắc châu Phi. Ảnh hưởng của con đường tơ lụa đến nay còn rất lớn và nhiều học giả còn đang trao đổi về nó. Sáng kiến “một vành đai-một con đường” của ông Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013 là sự tiếp nối con đường tơ lụa trong quá khứ. Nhưng đến lúc này theo chúng tôi nhận thấy vẫn chưa có một tác phẩm nào hoàn chỉnh viết về dấn ấn văn hóa Ả Rập trong con đường tơ lụa trên biển cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài này

2. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu về dấn ấn văn hóa Ả Rập vào con đường tơ lụa trên biển nhưng để làm rõ hơn việc tiếp cận dưới góc độ lịch sử chúng tôi sẽ phác họa qua những giai đoạn, các bước phát triển của con đường tơ lụa trên biển, tập trung vào kết quả và ảnh hưởng của dấn ấn văn hóa Ả Rập vào con đường tơ lụa trên biển

3. Lịch sử vấn đề
Chúng tôi chỉ có thể tiếp cận một số tài liệu
Tình hình nghiên cứu trong nước
1. - Hoàng Văn Việt, 2017. Từ “Con đường tơ lụa” quá khứ đến “Một vành đai - con đường” hiện nay của Trung Quốc – một biểu hiện của giao lưu văn hóa Đông-Tây. Kỷ yếu HTKHQT “Toward the Exchange of Civiliza-tion along the Silk Road” the Clash of Civilization” từ 08-12-2017
2. Nguyễn Minh Mẫn, Hoàng Văn Việt, 2007. Con đường tơ lụa – quá khứ và tương lai.NXB Giáo dục
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1. Xinru Liu, 2007, Connections Across Eurasia: Transportation, Communication, and Cultural Exchange on the Silk Roads. McGraw-Hill Education
Rất hiếm những cuốn sách viết về sự tham gia của các nước Ả Rập vào con đường tơ lụa. Chúng tôi hy vọng trong số những tài liệu chúng tôi trình bày ở đây sẽ có phác họa ra, đưa ra những thông số dấu ấn văn hóa Ả Rập vào con đường tơ lụa trên biển

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dấu ấn văn hóa
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: các nước Ả Rập và con đường tơ lụa trên biển
+Về thời gian: thời trung kỳ phong kiến
+ Về chủ thể: nhân dân

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
-Giao lưu tiếp biến văn hóa là một quá trình và quá trình này luôn luôn được mở rộng. Sau sự giao lưu tiếp biến trên bộ thì giao lưu tiếp biến trên biển diễn ra. Và hiện nay sáng kiến “một vành đai-một con đường” là một cách thức giao lưu tiếp biến văn hóa trong thời đại mới. Giao lưu tiếp biến văn hóa là một quá trình liên tục, liên quan đến sự sinh tồn của người.
-Mặc dù có sự khác nhau về không gian địa lý, khác nhau về mặt văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo về các hoạt động vật chất và tinh thần thế nhưng con người chúng ta vì sự phát triển, vì nhu cầu làm phong phú hơn nữa nền văn hóa, văn minh của mình nên con người đã tham gia vào quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa.
-Dựa vào lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa để làm rõ dấu ấn văn hóa Ả Rập vào con đường tơ lụa trên biển là một cách thức, loại hình hay một biểu hiện của giao lưu tiếp biến văn hóa. Vậy nên đề tài góp phần làm phong phú thêm lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa
Ý nghĩa thực tiễn:
-Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa càng làm phong phú hơn bức tranh văn hóa của các dân tộc trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Trong quá trình này người ta có thể tiếp thu thêm những giá trị mới, bổ sung những điều mà nền văn hóa của mình còn đang yếu, đang thiếu.
-Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa của các nước Ả Rập còn tác động ngược lại ảnh hưởng đến nền văn hóa Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc cũng tiếp thu được giao lưu tiếp biến văn hóa.
-Đề tài cũng rút ra những kinh nghiệm, những bài học cho các dân tộc khác tham gia vào quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Trong quá trình này, các dân tộc tiếp thu những giá trị của dân tộc khác nhưng không để hòa tan mà chỉ là hòa nhập, phải giữ gìn những bản sắc dân tộc của mình

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp văn hóa học: dựa trên lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa chúng tôi tiếp cận vấn đề
Phương pháp sử học: vấn đề này đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định trải dài trong thời trung kỳ phong kiến

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài dự kiến gồm 4 chương:
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Chương 2: CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN
- Chương 3: VĂN HÓA SẢN XUẤT VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN
- Chương 4: VĂN HÓA TÂM LINH Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.2 Vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát về khu vực văn hóa Ả Rập
1.2.2 Một số thành tựu văn minh Ả Rập

CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN
2.1 Việc chuyển từ con đường tơ lụa trên bộ sang con đường tơ lụa trên biển
2.1.1 Lý do chuyển từ con đường tơ lụa trên bộ sang con đường tơ lụa trên biển
2.1.2 Thuận lợi của con đường tơ lụa trên biển
2.2 Các giai đoạn của con đường tơ lụa trên biển
2.2.1 Giai đoạn hình thành
2.2.2 Giai đoạn phát triển
2.2.3 Giai đoạn hoàng kim

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA SẢN XUẤT VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN
3.1 Văn hóa sản xuất
3.1.1 Nghề làm giấy và kỹ thuật in
3.1.2 Kỹ thuật chăn tằm dệt lụa
3.1.3 Gốm sứ và hương liệu
3.2 Văn hóa nghệ thuật
3.2.1 Ngôn ngữ và các tác phẩm văn học
3.2.2 Nghệ thuật tạo hình

CHƯƠNG 4: VĂN HÓA TÂM LINH Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN
4.1 Ảnh hưởng của đạo Islam đối với Trung Quốc
4.2 Ảnh hưởng của đạo Islam đối với Ấn Độ
4.3 Ảnh hưởng của đạo Islam đối với các quốc gia Đông Nam Á

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC


Thông tin liên hệ:
HV: Văn Thị Hạnh Dung
Điện thoại: 0963866184
Email: hanhdungvan@gmail.com
Em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy, cô và anh, chị. Em xin cảm ơn.


CHÀO CÔ DUNG !

DUNG ƠI ĐỀ TÀI VỀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA RẤT HAY. THƯỜNG THÌ THẮM ĐỌC CON ĐƯỜNG TƠ LỤA LÀ NHẮC ĐẾN TRUNG QUỐC, NHỜ ĐỀ TÀI CỦA CÔ DUNG MÀ THẮM BIẾT THÊM VỀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP . CÔ DUNG CỐ GẮNG HOÀN THÀNH THẬT TỐT ĐỀ TÀI NÀY NHÉ !
RANDOM_AVATAR
PHẠM THỊ THANH THẮM
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:25
Cảm ơn: 48 lần
Được cám ơn: 37 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Thứ 4 15/01/20 12:00

Dạ em xin chào chị Thắm ạ,
Dạ em xin cảm ơn chị rất nhiều ạ. Em sẽ cố gắng hoàn thành tốt đề tài ạ. Em xin cảm ơn chị nhiều nha chị.
Em Dung
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC Ả RẬP TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Thứ 4 15/01/20 12:01

Doan Thi Kieu Loan đã viết:Chào Dung!
Về phần tài liệu tham khảo, chĩ nghĩ em nên tách tài liệu sách và tài liệu tham khảo điện tử để riêng ra thì sẽ tốt hơn.
Chúc em làm bài tốt.

Dạ em xin chào chị Loan ạ,
Em xin cảm ơn chị nhiều vì chị đã góp ý cho bài làm của em ạ. Em sẽ suy nghĩ và chỉnh sửa lại bài ạ.
Em xin cảm ơn chị nhiều ạ.
Em Dung
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron