CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG D

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢ

Gửi bàigửi bởi tungtruong2009 » Chủ nhật 03/11/19 21:28

Hi Huệ,

Phần tài liệu tham khảo, e nên phân loại nhóm cho dễ đọc hơn nha. Ví dụ : nhóm tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh...
Hôm nay hơn hôm qua
Trương Thanh Tùng
Học viên Cao học Châu Á Học Khóa 2019
RANDOM_AVATAR
tungtruong2009
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 3 17/09/19 19:39
Cảm ơn: 103 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI N

Gửi bàigửi bởi TRAN THI HUE » Thứ 3 05/11/19 0:21

ĐỀ TÀI:KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

GVHD: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: TrẦN THỊ HUỆ
MSHV: 19831060107
LỚP: CA1901

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA

Bước 1: Tìm và phân loại định nghĩa.
1.Theo Wikipidia tiếng Việt : Kính ngữ là một danh hiệu thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng cho vị trí hay cấp bậc khi được dùng
trong việc đề cập đến một người nào đó. Đôi khi, kính ngữ được dùng ở khía cạnh đặc trưng khi ám chỉ đến danh hiệu danh dự. Kính
ngữ thường dùng kết hợp với các hệ thống kính ngữ trong ngôn ngữ học, mang tính ngữ pháp hoặc các cách hình thái học của việc mã
hóa vị thế xã hội tương đối của người nói.
2.Theo định nghĩa kính ngữ trong sách ngữ pháp giải nghĩa bằng tiếng Anh của tác giả Brown, P và Levinson, XB năm 1987.
Kính ngữ là những biểu hiện được dùng để chỉ sự kính trọng đối với người nghe hay người được nói tới. Người nói dùng kính ngữ đối
với người mà theo quan hệ xã hội thì mình phải biểu thị sự kính trọng.
3.Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Nhật, NXB kodansha năm 1989.
Kính ngữ là: (1) từ hoặc cách nói thể hiện sự tôn kính đối với người nghe hoặc nhân vật trong chuyện (2) từ hoặc cách nói biểu lộ tình
cảm tôn kính, khiêm tốn, lễ phép đối với người nghe.Còn gọi là tôn kính hay phép kính ngữ.
4.Theo sách ngữ pháp ( phần kính ngữ ) của tác giả Hirabayashi Yoshisuke và Hama Yumiko năm 1988.
“kính ngữ là hình thức biểu hiện làm rõ mối quan hệ con người với nhau thông qua các cách cử dụng từ tùy theo mối quan hệ giữa
người nói với người nghe hoặc giữa người nói với người trong câu chuyện".
5.Theo báo cáo Khoa học tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng (2012) của tác giả
DươngQuỳnhNga.
"Kính ngữ là một dạng đặc thù của các ngôn ngữ Châu Á khi người ta rất coi trọng các mối quan hệ xã hội. Kính ngữ được dùng với
người trên hoặc người không có quan hệ gần gũi và thường dùng trong những trường hợp trang trọng. Đặc biệt trong các vấn đề giao
dịch, kinh doanh.Kính ngữ là một phương tiện ngôn ngữ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của con người tức là cách sử dụng từ ngữ để
trao đổi thông tin".

Bước 2: Phân tích từng (nhóm) định nghĩa.

1. Định nghĩa của Wikipidia tiếng Việt:
-Định nghĩa được sử dụng là định nghĩa miêu tả.
-Ưu điểm: tác giả không thấy có ưu điểm
-Nhược điểm:
+ về hình thức: dài dòng, sử dụng từ trừu tượng như “ám chỉ đến danh hiệu danh dự”, “các cách hình thái học của việc mã hóa vị
thế xã hội tương đối”
+ về nội dung: khó hiểu, miêu tả phức tạp, thiếu tính khái quát. Không thể nhận dạng chính xác khái niệm.
→Bỏ qua định nghĩa này.
2. Theo định nghĩa kính ngữ trong sách ngữ pháp giải nghĩa bằng tiếng Anh của tác giả Brown, P và Levinson, XB năm 1987:
-Định nghĩa được sử dụng định nghĩa miêu tả
-ưu điểm: nhận diện cụ thể và chính xác
-nhược điểm: chưa rõ ràng, còn thiếu ý.
→Không đáp ứng được yêu cầu, không chấp nhận, bỏ qua định nghĩa này.
3. Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Nhật, NXB kodansha năm 1989.
-Định nghĩa được sử dụng là định nghĩa nêu đặc trưng.
-ưu điểm:ngắn gọn, dễ hiểu
-Nhược điểm: diễn đạt bị trùng lặp từ, thiếu ý.
→Chấp nhận định nghĩa, nhưng bổ sung thêm ý kiến của tác giả.
4.Theo sách ngữ pháp ( phần kính ngữ ) của tác giả Hirabayashi Yoshisuke và Hama Yumiko năm 1988.
-Định nghĩa được sử dụng là định nghĩa miêu tả.
- ưu điểm:ngắn gọn,dễ hiểu, rõ ràng, nhận diện cụ thể và chính xác
- nhược điểm: chưa đủ ý,chưa khái quát hết.
→ Chấp nhận định nghĩa, nhưng bổ sung thêm ý kiến của tác giả.
5. Theo báo cáo Khoa học tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng (2012) của tác giả Dương
Quỳnh Nga

-Định nghĩa được sử dụng là định nghĩa miêu tả.
- ưu điểm:nhận diện cụ thể và chính xác
- nhược điểm: Dài dòng, phức tạp, thiếu tính khái quát.
→Không đáp ứng được yêu cầu, không chấp nhận, bỏ qua định nghĩa này.

Bước 3: bỏ qua vì có định nghĩa đáp ứng.

Bước 4: Xác định đặc trưng giống để quy khái niệm được định nghĩa vào
- Khái niệm rộng hơn cùng loại (cấp zero):Ngôn ngữ giao tiếp

Bước 5: Xác định ngoại diên của khái niệm.
Ngôn ngữ lịch sự
Ngôn ngữ tôn kính
Ngôn ngữ khiêm nhường
Ngôn ngữ viết

Bước 6: xác định các tiêu chí cho phép khu biệt k/n được định nghĩa với các k/n có liên quan
Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm.

Hình ảnh

Bước 7:tổng hợp kết quả của 4 và 6 thành một định nghĩa:

“kính ngữ trong tiếng Nhật là hình thức diễn đạt ngôn từ được người Nhật dung khi giao tiếp, là những biểu hiện sự kính trọng của chủ thể giao tiếp ( người nói, người viết )với đối tượng giao tiếp ( người nghe, người đọc). Trong đó chủ thể giao tiếp là cấp dưới hoặc có địa vị xã hội thấp hơn hoặc khi chủ thể giao tiếp không có quan hệ thân thiết lắm với đối tượng giao tiếp. Kính ngữ được sử dụng tùy vào đối tượng, lời nói, hay hành động của từng cá nhân cụ thể, thay đổi theo mối quan hệ trong – ngoài giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp”.

Hình ảnh

[*][*][*][*][*][*][*][*][*]
Học viên: Trần Thị huệ
MSHV: 19831060107
Lớp: Châu Á học 2019 đợt 1
Bài thực hành số 5: Lập bảng so sánh
ĐỀ TÀI: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN.
Chọn Khái niệm so sánh: Tôn kính ngữ – khiêm nhường ngữ


Hình ảnh

em mong nhận được đóng góp ý kiến từ Thầy cũng như các anh chị HVCH ạ, em chân thành cảm ơn mọi người đã dành thời gian xem bài của em ạ.
Em Huệ
Hình đại diện của thành viên
TRAN THI HUE
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 15:35
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 14 lần

Re: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI N

Gửi bàigửi bởi TRAN THI HUE » Chủ nhật 10/11/19 22:35

TÊN ĐỀ TÀI: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
BÀI THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH
Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình
nội dung lựa chọn: vai trò của kính ngữ trong văn hóa giao tiếp nơi công sở

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
TRAN THI HUE
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 15:35
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 14 lần

Re: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢ

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan » Thứ 2 11/11/19 11:03

Chào Huệ!

Theo Lan tìm hiểu, kính ngữ còn có một vai trò quan trọng nữa là biểu hiện cảm xúc!
Huệ xem lại thử nhé!
Chúc bạn học tốt
Xuân Lan
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Xuan Lan
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢ

Gửi bàigửi bởi Tran Thi Thu Hien » Thứ 5 05/12/19 10:22

Hi Huệ

Chị xem mô hình BÀI THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH của em nhưng hình như các mũi tên trên hình chưa hợp lý lắm,
giữ vai trò của kính ngữ và thể hiện tính lịch sự (mũi tên đảo chiều ngược lại) và 3 yếu tố THỂ HIỆN TÍNH LỊCH SỰ, THỂ HIỆN CÁC MQH XÃ HỘI VÀ THỂ HIỆN TÍNH TÔN TI TRẬT TỰ là môi quan hệ tác động qua lại nên mình nên dùng mũi tên 2 chiều. Theo suy nghĩ của chị là vậy.

Mến chào em

Chị Hiền
RANDOM_AVATAR
Tran Thi Thu Hien
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 19:24
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 18 lần

Re: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢ

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Thứ 5 05/12/19 11:37

Dạ em chào chị Huệ ạ,
Sau khi đọc bài của chị em nhận thấy hình như là tên chương 3 bị trùng với tên đề tài ạ. Và theo em thấy thì chương 4 không được hợp lý về mặt nội dung và về lượng thì ngắn hơn các chương khác khá nhiều ạ. Em mong đóng góp của em sẽ giúp ích cho chị Huệ ạ.
Em cảm ơn chị.
Em Dung
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI N

Gửi bàigửi bởi Trucndt » Thứ 6 06/12/19 21:07

TRAN THI HUE đã viết:TÊN ĐỀ TÀI: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
BÀI THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH
Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình
nội dung lựa chọn: vai trò của kính ngữ trong văn hóa giao tiếp nơi công sở

Hình ảnh


Chào Huệ, chị có xem qua cái mô hình của em, chị thấy hình như có 1 mũi tên em bị để sai hướng thì phải? Ở cái "Vai trò của kính ngữ" và "thể hiện tính lịch sự" ah. Em xem lại nhé. Mong góp ý của chị sẽ hữu ích với em.
RANDOM_AVATAR
Trucndt
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:32
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 25 lần

Re: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢ

Gửi bàigửi bởi MaiTramPhan » Thứ 6 06/12/19 23:36

Chào em Huệ,
Phần tài liệu tham khảo có 1 số chỗ bị sai định dạng đó em. Em xem chỉnh lại nha.
Chúc em làm bài tốt nhe!
RANDOM_AVATAR
MaiTramPhan
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 22:41
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI N

Gửi bàigửi bởi Loan.ntbl » Thứ 2 09/12/19 9:28

TRAN THI HUE đã viết:TÊN ĐỀ TÀI: KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
BÀI THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH
Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình
nội dung lựa chọn: vai trò của kính ngữ trong văn hóa giao tiếp nơi công sở

Hình ảnh


Dear Huệ,

Trong mô hình, em nên xem mũi tên giữa "Vai trò của kính ngữ" và "Thể hiện tính lịch sự" nhe.
Chúc em hoàn thành bài tốt.

Loan
NGUYỄN THỊ BÉ LOAN
RANDOM_AVATAR
Loan.ntbl
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:04
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 18 lần

Re: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢ

Gửi bàigửi bởi PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH » Thứ 7 21/12/19 9:06

Em chào chị Huệ,

Số thứ tự trong các tiểu mục không biết chị có đánh nhầm không ạ? Vì em thấy Chương 2 nhưng tiểu mục là 1.1 Ngôn ngữ Nhật, 1.2 Kính ngữ Nhật Bản ...; Chương 3 nhưng tiểu mục là 2.1 Văn hóa công sở ...; tương tự với Chương 4 nhưng tiểu mục là 3.1...
Và phần Khái quát tức là định nghĩa thì mình nên để ở Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Đó là góp ý của em, hy vọng có thể giúp ích cho chị. Chúc chị hoàn thành bài tốt ạ ^^
Phương Anh
RANDOM_AVATAR
PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Chủ nhật 06/10/19 7:15
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 15 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron