BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨAChọn một khái niệm cơ bản trong đề tài nghiên cứu của mình để xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ).
Bước 1: Các định nghĩa về khái niệm “GIAO TIẾP”1. Theo Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; Hiểu biết lẫn nhau; Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
2. Theo A.A.Lêôchiep, giao tiếp là một hệ thống quy trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động thực tiễn, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các mối quan hệ tâm lý và những phương tiện đặt thù, mà trước hết là ngôn ngữ.
3. Theo B.F.Lomov cho rằng: Giao tiếp không phải là một dạng đặc biệt của hoạt động mà nó phải được xem xét như một phạm trù tương đối độc lập bên cạnh phạm trù hoạt động trong tâm lí học. Ông đã định nghĩa như sau: “Giao tiếp là sự tác động qua lại của những con người tham gia vào đó như là những chủ thể”.
4. Giáo trình tâm lí học, NXB Giáo dục, 1998, Tập 1, Tr.44,45 : Giao tiếp là một hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người-người để thực hiện hóa quan hệ xã hội của con người với nhau.
5. Từ góc độ tâm lí liệu pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã nhận định rằng “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua nói, viết, cử chỉ, điệu bộ. Sự trao đổi này thông qua một bộ (code) tư chất người phát tin mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã, một bên truyền những ý nghĩ nhất định để bên kia hiểu được”.
6. Bùi Văn Huệ - Đỗ Mộng Tuấn – Nguyễn Ngọc Bích trong “Tâm lí học xã hội”, Hà Nội, 1996, tr.51-53: “ Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”.
7. Trần Tuấn Lộ - “Tâm lí học giao tiếp” – NXB Thành phố Hồ Chí Minh – 1993 (tr.8-11) : “Giao tiếp là một loại nhu cầu và là một hoạt động của mỗi người nhằm tiếp xúc, đối tác và giao lưu với người khác để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, trí tuệ, tình cảm và thể xác với người khác”.
Bước 2: Phân tích định nghĩa1. Theo Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; Hiểu biết lẫn nhau; Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Định nghĩa 1:
• Ưu điểm: rõ ràng, bao quát đầy đủ thông tin
• Khuyết điểm: thiếu thông tin về phương tiện truyền đạt
2. Theo A.A.Lêôchiep, giao tiếp là một hệ thống quy trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động thực tiễn, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các mối quan hệ tâm lý và những phương tiện đặt thù, mà trước hết là ngôn ngữ.
Định nghĩa 2:
• Ưu điểm: Đáp ứng nhu cầu về hình thức
• Khuyết điểm: nội dung diễn đạt khó hiểu
3. Theo B.F.Lomov cho rằng: Giao tiếp không phải là một dạng đặc biệt của hoạt động mà nó phải được xem xét như một phạm trù tương đối độc lập bên cạnh phạm trù hoạt động trong tâm lí học. Ông đã định nghĩa như sau: “Giao tiếp là sự tác động qua lại của những con người tham gia vào đó như là những chủ thể”.
Định nghĩa 3:
• Ưu điểm: Ngắn gọn
• Khuyết điểm: chưa diễn đạt rõ nội dung
4. Giáo trình tâm lí học, NXB Giáo dục, 1998, Tập 1, Tr.44,45 : Giao tiếp là một hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người-người để thực hiện hóa quan hệ xã hội của con người với nhau.
Định nghĩa 4:
• Ưu điểm: Ngắn gọn
• Khuyết điểm: nội dung chưa rõ ràng, định nghĩa chung chung chưa rõ ràng “thực hiện hóa mối quan hệ”
5. Từ góc độ tâm lí liệu pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã nhận định rằng “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua nói, viết, cử chỉ, điệu bộ. Sự trao đổi này thông qua một bộ (code) tư chất người phát tin mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã, một bên truyền những ý nghĩ nhất định để bên kia hiểu được”.
Định nghĩa 5:
• Ưu điểm: Đáp ứng nhu cầu về hình thức
• Khuyết điểm: nội dung diễn đạt rườm rà, dài dòng “Sự trao đổi này thông qua một bộ (code) tư chất người phát tin mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã, một bên truyền những ý nghĩ nhất định để bên kia hiểu được”. Thực ra, có thể hiểu là “nó là một quá trình hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người nói và người nghe”
6. Bùi Văn Huệ - Đỗ Mộng Tuấn – Nguyễn Ngọc Bích trong “Tâm lí học xã hội”, Hà Nội, 1996, tr.51-53: “ Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”.
• Ưu điểm: Ngắn gọn
• Khuyết điểm: nội dung chưa rõ ràng, thiếu thông tin, chỉ đề cập đến phương tiện ngôn ngữ, trên thực tế có giao tiếp phi ngôn ngữ
7. Trần Tuấn Lộ - “Tâm lí học giao tiếp” – NXB Thành phố Hồ Chí Minh – 1993 (tr.8-11) : “Giao tiếp là một loại nhu cầu và là một hoạt động của mỗi người nhằm tiếp xúc, đối tác và giao lưu với người khác để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, trí tuệ, tình cảm và thể xác với người khác”.
• Ưu điểm: Ngắn gọn
• Khuyết điểm: nội dung chưa bao quát
“nhằm tiếp xúc, đối tác và giao lưu với người khác để trao đổi thông tin”. Khái niệm này được tóm tắc trong câu “hoạt động trao đổi và chia sẻ thông tin”.
“kinh nghiệm, trí tuệ, tình cảm và thể xác” là khái niệm có sau khi có thông tin nên không cần nêu ra trong khái niệm.
Bước 3: Xác định những điểm tương đồng hoặc bổ sung đặc trưng mớiĐiểm tương đồng:
- Quá trình hoạt động trao đổi
- Chia sẻ thông tin
- Trao đổi
- Tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
Điểm khác biệt:
- Phương tiện giao tiếp
Bước 4: Xác định đặc trưng giốngĐặt trưng giống: Quá trình hoạt động trao đổi & chia sẻ thông tin
Bước 5: Xác định những ngoại diên- Giao lưu
- Tiếp xúc
- Ngôn ngữ
- Phi ngôn ngữ
Bước 6: Tìm tất cả các tiêu chí để khu biệt khái niệmLập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm.
Sơ đồ:
Bước 7: Tổng hợp mục 4 + 6 xây dựng thành định nghĩa:GIAO TIẾP là một quá trình hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; Hiểu biết lẫn nhau; Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau thông qua một phương tiện đặt thù, trước hết là ngôn ngữ.
Ta có sơ đồ:
---------------------------------------------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 5: LẬP BẢNG SO SÁNHChọn 1 khái niệm/ sự việc/ hiện tượng trong đề tài và một đối tượng có liên quan, tiến hành so sánh tìm các điểm tương đồng và khác biệt, lập bảng so sánh.
Tên đề tài: Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong thời hiện đạiSo sánh văn hóa giao tiếp của người Nhật và văn hóa giao tiếp của người Mỹ
Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của mọi người
Trần Thị Thu Hiền
MSHV: 19831060106
LỚP: CA1901