TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT THÔNG QUA TRUYỆN TRAN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT THÔNG QUA TRUYỆN

Gửi bàigửi bởi Trucndt » Thứ 7 07/12/19 21:14

PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH đã viết:
3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh



Chào Phương Anh,
Với tư cách là một người từng đam mê truyện Nhật, chị thấy đề tài của em rất thú vị. Chị xin có một góp ý nhỏ trong bài này ha, chị xem qua cái sơ đồ phân tích của em, chị thấy đối tượng nghiên cứu là "Truyền bá văn hóa", cấp zero lại là "Nghệ thuật giải trí", thì chị thấy có lẽ là không đúng đâu em. Ở đây em dùng từ "truyền bá" thì chị nghĩ cấp zero phải là "cách thức gì gì đó" hoặc "chính sách gì gì đó" á. Còn không thì em nên đổi tên đề tài lại một chút xíu để dễ cho mình hơn ha.
Chúc bài làm của em sẽ được hoàn thiện hơn nha. ;)
RANDOM_AVATAR
Trucndt
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:32
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 25 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT THÔNG QUA TRUYỆN

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Chủ nhật 08/12/19 17:03

Chào Phương Anh,
Chủ đề của Phương ANh rất thú vị vì mình cũng là một Fan truyện tranh Nhật Bản, mình có chút thắc mắc về sơ đồ cấu trúc của Phương Anh ở bài tập 4 là tại sao trong truyện tranh lại phân ra là có phần truyện chữ? và chuyện tranh thì nghiêng về phần nhìn còn phần truyện chữ sẽ nghiêng về đọc.
Một chút ý kiến mong là sẽ có ích cho phần bài làm của Phương Anh,
Thân ái
Thuý Hằng
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT THÔNG QUA TRUYỆN

Gửi bàigửi bởi TRAN THI HUE » Thứ 5 19/12/19 17:48

xin chào Phương Anh, bản thân chị cũng là một trong những người yêu thích văn hóa Nhật Bản nói chung và Manga nói riêng, tuy nhiên khi nhìn vào sơ đồ phân tích của em, chị vẫn thấy đối tượng nghiên cứu "Truyền bá văn hóa" khá trừu tượng, chị vẫn chưa thể hình dung ra được, với ở phần chủ thể, chị thắc mắc là tại sao lại là người Mỹ em nhỉ?
Chúc em hoàn thành bài tốt nhé!
mến
chị Huệ
Hình đại diện của thành viên
TRAN THI HUE
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 15:35
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 14 lần

RE: TRUYỀN BÁ VĂN HÓA THÔNG QUA TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN ĐẾN NG

Gửi bàigửi bởi Doan Thi Kieu Loan » Chủ nhật 22/12/19 23:08

Chào Phương Anh!
Chị có chút góp ý về phần tài liệu tham khảo, trong phần tiếng việt, em không nên để tài liệu sách tham khảo cùng với tài liệu tham khảo điện tử.
Chị nghĩ nên tách hai phần này ra riêng, sách tham khảo tiếng việt để riêng, tài liệu tham khảo điện tử để riêng ra thì sẽ rõ ràng hơn.
Chúc em làm bài tốt.
RANDOM_AVATAR
Doan Thi Kieu Loan
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 12:25
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 24 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT THÔNG QUA TRUYỆN

Gửi bàigửi bởi PHẠM THỊ THANH THẮM » Thứ 3 24/12/19 17:37

PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH đã viết:- Môn : Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
- Giảng viên : GS. TSKH TRẦN NGỌC THÊM
- Học viên : PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH
- MSHV : 19831060102
- LỚP : Cao Học CHÂU Á HỌC CA 1901
- ĐT : 0933819485
- Email : anhphann94@gmail.com
---------------------------------------------------------
Em xin được sửa bài tập sau khi được Thầy hướng dẫn học trên lớp và các anh chị đóng góp ý kiến ạ

Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài

Tên đề tài: TRUYỀN BÁ VĂN HÓA THÔNG QUA TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN ĐẾN NGƯỜI VIỆT NAM

1.Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Truyền bá văn hóa] [<Thông qua truyện tranh Nhật Bản> <người Việt Nam>]
- Cụm từ trung tâm: Truyền bá văn hóa
- Cụm từ định tố: Thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người Việt Nam

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Truyền bá văn hóa
+ Không gian: Việt Nam
+ Chủ thể: Người Việt Nam
+ Thời gian: Năm 1990 đến nay

3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Truyện tranh Nhật Bản >< Truyện tranh Việt Nam
+ Truyện tranh Nhật Bản >< Truyện tranh Âu-Mỹ
+ Văn hóa Việt Nam ><Văn hóa Nhật Bản

- Giả thuyết nghiên cứu: 
Cứ nói đến truyện tranh là người ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm dành cho con nít. Vậy có thật sự truyện tranh nhất là truyện tranh Nhật Bản không có gì đáng để tham khảo, học hỏi hay không? Qua đề tài: truyền bá văn hóa thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người VN tôi xin bác bỏ ý kiến trên.

Bài thực hành 2: Lập đề cương.


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của đề tài
Tên đề tài: Truyền bá văn hóa thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người Việt Nam

1.Lí do chọn đề tài.
Truyện tranh từ trước đến nay được xem là sản phẩm dành cho con nít, nhưng đối với tôi truyện tranh không chỉ để dùng giải trí mà thông qua đó tiếp thu những kiến thức mà trong sách vở không nói đến. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: Truyền bá văn hóa thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người Việt Nam

2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài này nhằm chứng minh thông qua truyện tranh người Nhật đã gián tiếp truyền bá văn hóa của họ và sự tiếp nhận của người Việt Nam.

3. Lịch sử nghiên cứu.
- Tiếng Việt
- Tiếng Anh
- Tiếng Nhật

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Truyền bá văn hóa
- Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: Năm 1990 đến nay

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học: thông qua việc tổng hợp và phân tích về đề tài truyền bá văn hóa thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người Việt Nam sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khác về loại hình nghệ thuật giải trí - Truyện tranh.
Về mặt thực tiễn: Dùng làm tài liệu cho các nghiên cứu sau này.

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.
- Phương pháp hệ thống.
- Tổng hợp và phân tích tài liệu.

7. Kết cấu đề tài.
Ngoài chương dẫn nhập và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Văn hóa được người Nhật truyền bá qua truyện tranh
Chương 3: Sự tiếp nhận của người Việt Nam đối với truyện tranh Nhật Bản
-----------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm về nghệ thuật giải trí
1.1.2 Khái niệm về truyện tranh và phân loại truyện tranh Nhật bản
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Quá trình du nhập của truyện tranh Nhật Bản
1.2.2 Quá trình phát triển của truyện tranh Nhật Bản
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2. VĂN HÓA NGƯỜI NHẬT TRUYỀN BÁ QUA TRUYỆN TRANH
2.1 Giao tiếp
2.2 Lễ nghi
2.3 Ẩm thực
2.4 Trang phục
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3. SỰ TIẾP NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN
3.1 Tiếp nhận tích cực của người Việt Nam đối với truyện tranh Nhật Bản
3.2 Tiếp nhận tiêu cực của người Việt Nam đối với truyện tranh Nhật Bản
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

--------------------------------------------------------------

Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy /Anh/Chị .
Em chân thành cảm ơn.


Chào Phương Anh sensei !

Thắm đã đọc đề tài của ANH sensei đề tài rất hay và rất thú vị. THẮM CÓ 01 CHÚT GÓP Ý NHỎ VỀ PHẦN :
3. Lịch sử nghiên cứu.
- Tiếng Việt
- Tiếng Anh
- Tiếng Nhật
>>> Phần này Thắm có đọc qua các luận văn, họ thường ghi lịch sử tác giả nào đã nghiên cứu , tên đề tài, luận văn số ,.... nếu được Anh sensei tham khảo thêm để chỉnh sửa hợp lý hơn nhé !

CHÚC ANH SENSEI HOÀN THÀNH TỐT BÀI TẬP NHÉ !
RANDOM_AVATAR
PHẠM THỊ THANH THẮM
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:25
Cảm ơn: 48 lần
Được cám ơn: 37 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT THÔNG QUA TRUYỆN

Gửi bàigửi bởi Loan.ntbl » Thứ 3 24/12/19 19:54

PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH đã viết:
Bài thực hành 4: Lập định nghĩa

I.Các định nghĩa
Bước 1: Tìm các định nghĩa
Định nghĩa 1
Theo Wikipedia Truyện tranh là những câu chuyện đã xảy ra trong cuộc sống hay những chuyện được tưởng tượng ra được thể hiện qua những bức tranh có hoặc không kèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể chuyện.
Định nghĩa 2
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ: truyện tranh là truyện kể bằng tranh, thường có thêm lời, dùng cho thiếu nhi.
Định nghĩa 3
Theo https://dictionary.goo.ne.jp Manga là những bức tranh được vẽ bằng nét vẽ nghệ thuật chủ yếu thể hiện sự dí dỏm và cả sự châm biếm. Nội dung dựa trên sự liên tục của các bức tranh.
Định nghĩa 4
Theo https://dictionary.cambridge.org Manga là những cuốn sách kể chuyện bằng hình ảnh.

II.Bước 2: Phân tích định nghĩa
Định nghĩa 1
Ưu điểm: Khái quát được các thành tố của “truyện tranh”
Nhược điểm: Nguồn gốc định nghĩa không rõ ràng vì không xác định được tác giả.
Định nghĩa 2
Ưu điểm: Khái quát được các thành tố của “truyện tranh”
Nhược điểm: Đối tượng của truyện tranh ngoài thiếu nhi ra, tùy các thể loại mà đối tượng khác nhau.
Định nghĩa 3
Ưu điểm: Nêu đặc trưng theo khuynh hướng cổ điển
Nhược điểm: Không có đầy đủ thành tố để cấu thành “truyện tranh”
Định nghĩa 4
Ưu điểm: Ngắn gọn, xúc tích.
Nhược điểm: Khái niệm mang tính khái quát.

III.Bước 3:
Xác định đặc trưng chung có thể tiếp thu: Truyện - từ ngữ; tranh - hình ảnh. Đó là 2 thành tố cơ bản của “truyện tranh”.
Những đặc trưng sai/thiếu: Tùy thể loại truyện tranh mà đối tượng sẽ khác nhau, không nên mặc định đối tượng của truyện tranh là thiếu nhi.

IV.Bước 4: Xác định đặc trưng giống để quy khái niệm được định nghĩa vào
- Có hình ảnh
- Có nội dung
- Có lời thoại
- Vẽ bằng tay hay máy

V.Bước 5: Tìm tất cả các cách khái niệm lưu hành, xác định ngoại diên của khái niệm
- Webtoon
- Tiểu thuyết
- Truyện ngôn tình
- Truyện cười
- Truyện ma
- Truyện cổ tích

VI.Bước 6 : Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm :
Hình ảnh

VII.Bước 7 :
Sản phẩm sơ bộ : Truyện tranh sáng tác dùng để đọc là nghệ thuật kể chuyện bằng những bức tranh được vẽ bằng tay hay trên máy liên tiếp tạo nên nội dung câu chuyện, có lời thoại của nhân vật.

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC
Hình ảnh



Dear Phương Anh,
Em đã hoàn tất 7 bước để tìm ra định nghĩa "Truyện tranh" của mình. Định nghĩa ở bước 7, "Truyện tranh sáng tác dùng để đọc là nghệ thuật kể chuyện bằng những bức tranh được vẽ bằng tay hay trên máy liên tiếp tạo nên nội dung câu chuyện, có lời thoại của nhân vật." có phải là định nghĩa em đúc kết lại rồi phải không? Nhưng sao lại là "truyện tranh sáng tác dùng để đọc"?
Em có thể giải thích thêm chỗ này để chị hiểu rõ hơn được không?
Cảm ơn em
Chúc em hoàn thành bài tập của mình tốt nha ~~
Loan
NGUYỄN THỊ BÉ LOAN
RANDOM_AVATAR
Loan.ntbl
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:04
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 18 lần

Re: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT THÔNG QUA TRUYỆN

Gửi bàigửi bởi Bùi Thị Thanh Trúc » Thứ 7 07/03/20 13:20

Hi Phương Anh,
chị thấy đề tài em khá hấp dẫn,
Chị co thắc mắc xíu về sơ đồ của em: Truyện tranh Nhật Bản tác động đến lễ nghi, ẩm thực, trang phục, ứng xử. Vậy các yếu tố này có tác động ngược lại đến truyện Tranh nhật Bản không em, giữa các yếu tố có tác động qua lại không? Em làm rõ giúp chị nhe, cảm ơn e.
Chúc em đạt kết quả tốt.
RANDOM_AVATAR
Bùi Thị Thanh Trúc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

cron