HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 2 21/10/19 0:33

Chào bạn Hồng !
Mình thấy tài liệu Internet của bạn phong phú quá ! Mình muốn biết thêm vài trang Web có độ tin cậy cao, Hồng có kinh nghiệm tìm rồi thì chỉ mình với được không? Mình cảm ơn Hồng nhiều lắm nè ! :D
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Thứ 2 04/11/19 9:31

Lê Truyến đã viết:Chào bạn Hồng !
Mình thấy tài liệu Internet của bạn phong phú quá ! Mình muốn biết thêm vài trang Web có độ tin cậy cao, Hồng có kinh nghiệm tìm rồi thì chỉ mình với được không? Mình cảm ơn Hồng nhiều lắm nè ! :D


Chào chị Truyến!
Tài liệu của vẫn em còn sơ sài lắm. Tùy vào lĩnh vực của đề tài mà mình sẽ có những trang web để lựa chọn chị ạ. Như đề tài của em thuộc về lĩnh vực văn hóa nên em tham khảo tài liệu chủ yếu từ trang http://vanhoahoc.vn/, ngoài ra còn bài viết từ các báo, đài đã được công chiếu, hay các trang trích sách đã được sự cho phép của tác giả. Em sẽ cố gắng tìm thêm nhiều nguồn tin cậy hơn và sẽ bổ sung ở những bài tập sau này. Mong tiếp tục nhận được nhiều góp ý từ chị nhé!
Em cám ơn!
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Thứ 2 04/11/19 9:32

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Bích Hồng
MSHV: 18831060112
Khoa: Châu Á học
Lớp: Cao học Châu Á học khóa 2018 đợt 2 (CA1802)
----------------------------
Bài thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng Document Map
Tên đề tài: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
    1. Đoàn Trung Còn. (2007). Pháp giáo nhà Phật. TPHCM: Tôn giáo
    2. Hồ Tố Liên. (2009). Cảm thức thẩm mỹ trong trà đạo Nhật Bản (luận văn Thạc sĩ). TPHCM: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM).
    3. Lenaga Saburou. (2003). Văn hóa sử Nhật Bản. (Lê Ngọc Thảo dịch). Cà Mau: Mũi Cà Mau
    4. Nakane Chie. (1990). Xã hội Nhật Bản. (Đào Anh Tuấn dịch). Hà Nội: Khoa học - Xã hội.
    5. Peter Kornickl và Richard Bowring. (1995). Bách khoa thư Nhật Bản. (Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản dịch). Hà Nội: Hà Nội.
    6. Trần Văn Kinh. (1998). Tìm hiểu về đặc điểm văn hóa Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản số 3. Hà Nội: Khoa học xã hội
    7. Tú Anh. (2017). Hương Đạo – Nét thanh tao ẩn mình của Nhật Bản. Tạp chí văn hóa Nhật Bản Kilala số 26.
    8. Vĩnh Sính. (1991). Nhật Bản Cận đại. TPHCM: TPHCM
    9. Vĩnh Sính. (2016). Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa. Hà Nội: Khoa học – Xã hội.
TIẾNG NHẬT
    1. 日本語大辞典. 講談社. (2001).
    Đại từ điển tiếng Nhật. NXB Kodansha (2001).
    2. 芸能 史 研 究 会. (1986). 日 本 の 古典 芸能 第 5 巻 茶 ・ 花 ・ 香 . 平凡 社
    Hiệp hội Nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật. (1986). Từ điển Nghệ thuật của Nhật Bản: Trà — Hoa —Hương (Quyển 5). NXB Heibonsha.
    3. 多くの著者. (1982).日本の美と文化. 講談社.
    Nhiều tác giả. (1982). Thẩm mỹ và văn hóa Nhật Bản. NXB Kodansha
TIẾNG ANH
    1. David Pybus. (2001). Kodo: The Way of Incense. Publisher: Tuttle. ISBN-13: 978-0804832861, ISBN-10: 0804832862
    2. Gina Hyams; Susie Cushner. (2004). Incense: Rituals, Mystery, Lore. Publisher: Chronicle Books ISBN-10: 0811839931, ISBN-13: 978-0811839938
    3. Kiyoko Morita. (2007). The Book of Incense: Enjoying the Traditional Art of Japanese Scents. USA: Kodansha International, ISBN-10: 4770030509, ISBN-13: 978-4770030504

INTERNET TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Tiếng Việt
Tiếng Anh

2. SỬ DỤNG DOCUMENT MAP

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Thứ 3 05/11/19 9:45

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Bích Hồng
MSHV: 18831060112
Khoa: Châu Á học
Lớp: Cao học Châu Á học khóa 2018 đợt 2 (CA1802)
----------------------------
Bài thực hành 4: Xây dựng định nghĩa
Yêu cầu: Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài nghiên cứu của mình để xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ).
----------------------------
Bước 1. Tìm và phân loại tất cả những định nghĩa hiện có về khái niệm “HƯƠNG”
- Định nghĩa 1. Từ điển Hán Nôm định nghĩa “hương” (香) là loại từ đa chức năng vừa là danh từ, tính từ lại vừa là động từ:
    + Khi là danh từ, hương cũng dùng để chỉ cây cỏ có mùi thơm hoặc vật gì làm bằng chất thơm đều gọi là “hương” (như “đàn hương” 檀香 (cây đàn thơm, còn gọi là trầm bạch), “văn hương” 蚊香 (nhang muỗi); hương còn là lời khen, tiếng tốt (tiếng thơm); “hương” cũng dùng để ẩn dụ một người con gái, phụ nữ trong “liên hương tích ngọc” 憐香惜玉 (thương hương tiếc ngọc).
    + Khi đóng vai trò là tính từ, hương chỉ tính chất thơm, ngon, dùng để chỉ mùi thơm như hoa hương” 花香 (mùi thơm của hoa) hay “hương vị” 香味 (hương thơm và vị ngon);
    + Khi là động từ, hương dùng để chỉ hành động hôn (trộm hương) “hương nhất hương kiểm” 香一香臉 (hôn vào má một cái).
- Định nghĩa 2. Theo từ điển Wikipedia.org định nghĩa về Hương dùng trong tế lễ như sau: “Hương, còn được gọi là nhang được chế tạo từ các chất của thực vật có mùi thơm, thông thường được bổ sung thêm tinh dầu chiết ra từ thực vật hay có nguồn gốc động vật, dùng để tỏa ra khói có mùi thơm khi cháy. Nhang được sử dụng trong các mục đích tôn giáo, chữa bệnh theo kinh nghiệm hay đơn thuần mang tính thẩm mĩ”. (Truy xuất từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Hương_(tế_lễ))

- Định nghĩa 3. Theo từ điển Cambrige định nghĩa “incense is a substance that is burnt to produce a sweet smell, especially as part of a religious ceremony”. Tạm dịch: Hương là một chất được đốt để tạo ra một mùi ngọt ngào, đặc biệt là một phần của một nghi lễ tôn giáo. (Truy xuất từ https://dictionary.cambridge.org/vi/dic ... nse).)

- Định nghĩa 4. Gina Hyams, Susie Cushner (2004) trong Incense: Rituals, Mystery, Lore định nghĩa về hương như sau: “Incense is aromatic biotic material that releases fragrant smoke when burned”. Tạm dịch: Hương là nguyên liệu sinh học có mùi thơm, khi đốt sẽ giải phóng khói thơm.

Bước 2. Phân tích từng (nhóm) định nghĩa theo các yêu cầu của định nghĩa
- Ở định nghĩa 1, hương trong chức năng động từ khá mờ nhạt, không rõ ràng. Vì vậy, có thể xem hương vừa là danh từ (chỉ hương liệu), là tính từ (chỉ tính chất thơm).
- Ở định nghĩa 2, 3, 4, đề cập đến dạng tồn tại, thành phần, nguồn gốc của hương.
- Định nghĩa 2, 3 đề cập đến công dụng và trường hợp sử dụng của hương.

Bước 3. Phân loại các định nghĩa
- Những nét nghĩa chung có thể tiếp thu: là các chất liệu thực vật có chứa chất thơm, được con người sử dụng để đốt tạo ra khói có mùi thơm, nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, thư giãn, thường được dùng trong các nghi lễ, tôn giáo.
- Những đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa, bổ sung: cần bổ sung thêm nhu cầu tâm linh và trường hợp sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Bước 4. Xác định đặc trưng giống để quy khái niệm được định nghĩa vào
- Khái niệm cấp trên trực tiếp (cấp Zero) = hương liệu.

Bước 5. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm lưu hành, xác định ngoại diên của khái niệm
- Hương tự nhiên, hương có đặc điểm của tự nhiên, hương nhân tạo.
- Hương dạng bột, hương dạng gỗ, tinh dầu.
- Hương thực phẩm

Bước 6. Xác định các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm với các khái niệm có liên quan. Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm
- Xác định các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm “hương” với các khái niệm có liên quan:
    + Là chất liệu
    + Chứa chất thơm
    + Đối tượng sử dụng: con người hay động vật?
    + Cách sử dụng: đốt, xông hay chế biến?
    + Công dụng: tạo mùi thơm, phòng và chữa bệnh, thẩm mỹ, thư giãn hay tâm linh?
    + Trường hợp sử dụng: nghi lễ, tôn giáo, sinh hoạt hàng ngày?
- Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm “HƯƠNG”

Hình ảnh

Bước 7. Tổng hợp kết quả của 4 và 6 thành một định nghĩa. Lập sơ đồ cấu trúc.
- Định nghĩa tổng kết:

    Hương là các chất liệu có nguồn gốc từ thực vật chứa chất thơm, được con người đốt để tạo khói có mùi thơm, nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, thư giãn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và nhu cầu tâm linh trong nghi lễ, tôn giáo.

- Sơ đồ cấu trúc của định nghĩa:

Hình ảnh

----------------------------
Bài thực hành 5: Lập bảng so sánh “HƯƠNG”


Hình ảnh


Rất mong nhận được sự góp ý của các anh/ chị để bài được hoàn thiện hơn! Xin cám ơn!
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Chủ nhật 10/11/19 22:45

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Bích Hồng
MSHV: 18831060112
Khoa: Châu Á học
Lớp: Cao học Châu Á học khóa 2018 đợt 2 (CA1802)
----------------------------

Bài thực hành 6: Lập mô hình
Yêu cầu: Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình
----------------------------

Hình ảnh

Em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của các anh/ chị để bài được hoàn thiện hơn! Em cám ơn!
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan » Thứ 2 11/11/19 10:05

Chào Hồng!

Chị thấy ở bảng tiêu chí và ngoại diên, em có phần "tinh dầu của động vật".
Chị có biết tinh dầu là từ thực vật, còn đối với động vật là hương tự nhiên trong cơ thể nó phát ra, con người lấy chế biến theo dạng nước hoa hoặc dạng bột, cái đó có phải là tinh dầu không em.

Xuân Lan
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Xuan Lan
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 10 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến193 khách

cron