HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan » Chủ nhật 13/10/19 11:17

Chào em Hồng!
Chị cũng rất hứng thú với đề tài này! Em cho chị nêu một chút ý kiến nhé
Chị thấy ờ phần chương 1 (tổng quan), mục 1.1.2. em có nêu "khái niệm và các khái niệm liên quan"
Vậy khái niệm đó cụ thể là khái niệm gì? Vì trong nghiên cứu mình nên nêu rõ ràng, chi tiết, và cụ thể.
Chương 2 em nêu " Hương đạo nhìn từ văn hóa nhận thức" Chị thấy có lẽ hơi trùng với tên đề tài. Vì tên đề tài của em là "Hương đạo Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa". Văn hóa nhận thức cũng thuộc phạm trù văn hóa.
Theo chị em có thể sửa lại một tí tên chương cho phù hợp hơn. Chị gợi ý thử nhé "Cảm nhận hương đạo qua nhận thức"
Chúc em cuối tuần thật vui!
Xuân Lan
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Xuan Lan
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Chủ nhật 13/10/19 11:56

Nguyen Thi Xuan Lan đã viết:Chào em Hồng!
Chị cũng rất hứng thú với đề tài này! Em cho chị nêu một chút ý kiến nhé
Chị thấy ờ phần chương 1 (tổng quan), mục 1.1.2. em có nêu "khái niệm và các khái niệm liên quan"
Vậy khái niệm đó cụ thể là khái niệm gì? Vì trong nghiên cứu mình nên nêu rõ ràng, chi tiết, và cụ thể.
Chương 2 em nêu " Hương đạo nhìn từ văn hóa nhận thức" Chị thấy có lẽ hơi trùng với tên đề tài. Vì tên đề tài của em là "Hương đạo Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa". Văn hóa nhận thức cũng thuộc phạm trù văn hóa.
Theo chị em có thể sửa lại một tí tên chương cho phù hợp hơn. Chị gợi ý thử nhé "Cảm nhận hương đạo qua nhận thức"
Chúc em cuối tuần thật vui!

Xuân Lan

Chào chị Lan!
Em xin cám ơn những ý kiến của chị.
- Ở mục 1.1.2 em có nêu là khái niệm về "Hương đạo và các khái niệm liên quan". Các khái niệm liên quan ở đây dự kiến sẽ là "Hương liệu", "Hương cụ", "Hương thất", tức các đặc điểm cấu thành "Hương đạo".
- Tên đề tài là "góc nhìn văn hóa" và chương 2, chương 3, chương 4 của đề tài sẽ là nhìn đối tượng trong cấu trúc hệ thống của văn hóa. Và ở đây em chọn theo cấu trúc ngũ phân của thầy Thêm bao gồm: Nhận thức, Tận dụng, Đối phó, Lưu luyến và Sùng bái. Vì Hương đạo không thể hiện rõ trong các thành tố là đối phó và lưu luyến, nên em chỉ chọn ba thành tố là "nhận thức", "tận dụng" và "sùng bái" làm cấu trúc hệ thống văn hóa cho đề tài. Theo đó, ban đầu em định đặt là "Văn hóa nhận thức Hương đạo" nhưng sợ không rõ nghĩa nên em mới chỉnh thành "Hương đạo dưới góc nhìn văn hóa nhận thức".
Tuy nhiên em cũng sẽ tiếp thu ý kiến của chị và xem xét để chỉnh sửa bài cho hợp lý hơn. Em mong sẽ nhận được thêm ý kiến của chị ở những bài đăng sau nữa nhé!
Chúc chị cuối tuần vui vẻ nhé!
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi đỗ văn duy thịnh » Chủ nhật 13/10/19 18:12

Chào Bích Hồng!
Đề tài có đến 4 chương, mình có thể gom chương 3 và 4 thành 1 chương là Văn hóa tận dụng và sùng bái hương đạo không? Đó chỉ là thiển ý của Thịnh và chưa chắc là có lý!

Chúc Hồng buổi tối vui vẻ!
RANDOM_AVATAR
đỗ văn duy thịnh
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Thứ 2 14/10/19 8:35

đỗ văn duy thịnh đã viết:Chào Bích Hồng!
Đề tài có đến 4 chương, mình có thể gom chương 3 và 4 thành 1 chương là Văn hóa tận dụng và sùng bái hương đạo không? Đó chỉ là thiển ý của Thịnh và chưa chắc là có lý!

Chúc Hồng buổi tối vui vẻ!


Chào thầy Thịnh!
Em cám ơn ý kiến của thầy nhé! Em sợ rằng nếu gom cả hai chương lại thì dung lượng sẽ quá nhiều, không cân đối với chương 2. Thay vào đó, chắc em sẽ gom chương 2 và chương 3 lại thành một chương, vì dung lượng hai chương không được nhiều.

Thân,
Bích Hồng
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan » Thứ 2 14/10/19 8:44

Trần Thị Bích Hồng đã viết:
Nguyen Thi Xuan Lan đã viết:Chào em Hồng!
Chị cũng rất hứng thú với đề tài này! Em cho chị nêu một chút ý kiến nhé
Chị thấy ờ phần chương 1 (tổng quan), mục 1.1.2. em có nêu "khái niệm và các khái niệm liên quan"
Vậy khái niệm đó cụ thể là khái niệm gì? Vì trong nghiên cứu mình nên nêu rõ ràng, chi tiết, và cụ thể.
Chương 2 em nêu " Hương đạo nhìn từ văn hóa nhận thức" Chị thấy có lẽ hơi trùng với tên đề tài. Vì tên đề tài của em là "Hương đạo Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa". Văn hóa nhận thức cũng thuộc phạm trù văn hóa.
Theo chị em có thể sửa lại một tí tên chương cho phù hợp hơn. Chị gợi ý thử nhé "Cảm nhận hương đạo qua nhận thức"
Chúc em cuối tuần thật vui!

Xuân Lan

Chào chị Lan!
Em xin cám ơn những ý kiến của chị.
- Ở mục 1.1.2 em có nêu là khái niệm về "Hương đạo và các khái niệm liên quan". Các khái niệm liên quan ở đây dự kiến sẽ là "Hương liệu", "Hương cụ", "Hương thất", tức các đặc điểm cấu thành "Hương đạo".
- Tên đề tài là "góc nhìn văn hóa" và chương 2, chương 3, chương 4 của đề tài sẽ là nhìn đối tượng trong cấu trúc hệ thống của văn hóa. Và ở đây em chọn theo cấu trúc ngũ phân của thầy Thêm bao gồm: Nhận thức, Tận dụng, Đối phó, Lưu luyến và Sùng bái. Vì Hương đạo không thể hiện rõ trong các thành tố là đối phó và lưu luyến, nên em chỉ chọn ba thành tố là "nhận thức", "tận dụng" và "sùng bái" làm cấu trúc hệ thống văn hóa cho đề tài. Theo đó, ban đầu em định đặt là "Văn hóa nhận thức Hương đạo" nhưng sợ không rõ nghĩa nên em mới chỉnh thành "Hương đạo dưới góc nhìn văn hóa nhận thức".
Tuy nhiên em cũng sẽ tiếp thu ý kiến của chị và xem xét để chỉnh sửa bài cho hợp lý hơn. Em mong sẽ nhận được thêm ý kiến của chị ở những bài đăng sau nữa nhé!
Chúc chị cuối tuần vui vẻ nhé!


Chào Hồng!
Chị thấy "văn hóa nhận thức hương đạo" sẽ ổn hơn đó em.
Xuân Lan
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Xuan Lan
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 2 14/10/19 14:45

Chào bạn Bích Hồng, mình có ý nhỏ góp cho đề tài như sau :
1. Về lịch sử và ý nghĩa của nghệ thuật hương đạo .
ví dụ như là :
- Nghệ thuật hương đạo của người Nhật có bề dày lịch sử gần 500 năm.
- Hương đạo giúp cho tâm hồn con người trở nên tĩnh lặng giữa cuộc sống ồn ào.
- Hương đạo (香道 / kodo) là nghệ thuật thưởng thức mùi hương toát ra từ một nhánh gỗ thơm hoặc từ một cốc hương liệu.
- Lịch sử hương đạo gắn liền với văn hoá Phật giáo Nhật Bản, trong đó có việc thắp hương lễ Phật.
2.Đối tượng nghiên cứu : nghệ thuật Hương đạo là phạm trù văn hóa nghệ thuật
Mình có ý kiến, dưới góc nhìn văn hóa bạn nên nêu rõ vấn đề này.
Chúc Hồng viết bài thật tốt nhé !
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Thứ 2 14/10/19 19:33

Nguyen Thi Xuan Lan đã viết:
Trần Thị Bích Hồng đã viết:
Nguyen Thi Xuan Lan đã viết:Chào em Hồng!
Chị cũng rất hứng thú với đề tài này! Em cho chị nêu một chút ý kiến nhé
Chị thấy ờ phần chương 1 (tổng quan), mục 1.1.2. em có nêu "khái niệm và các khái niệm liên quan"
Vậy khái niệm đó cụ thể là khái niệm gì? Vì trong nghiên cứu mình nên nêu rõ ràng, chi tiết, và cụ thể.
Chương 2 em nêu " Hương đạo nhìn từ văn hóa nhận thức" Chị thấy có lẽ hơi trùng với tên đề tài. Vì tên đề tài của em là "Hương đạo Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa". Văn hóa nhận thức cũng thuộc phạm trù văn hóa.
Theo chị em có thể sửa lại một tí tên chương cho phù hợp hơn. Chị gợi ý thử nhé "Cảm nhận hương đạo qua nhận thức"
Chúc em cuối tuần thật vui!

Xuân Lan

Chào chị Lan!
Em xin cám ơn những ý kiến của chị.
- Ở mục 1.1.2 em có nêu là khái niệm về "Hương đạo và các khái niệm liên quan". Các khái niệm liên quan ở đây dự kiến sẽ là "Hương liệu", "Hương cụ", "Hương thất", tức các đặc điểm cấu thành "Hương đạo".
- Tên đề tài là "góc nhìn văn hóa" và chương 2, chương 3, chương 4 của đề tài sẽ là nhìn đối tượng trong cấu trúc hệ thống của văn hóa. Và ở đây em chọn theo cấu trúc ngũ phân của thầy Thêm bao gồm: Nhận thức, Tận dụng, Đối phó, Lưu luyến và Sùng bái. Vì Hương đạo không thể hiện rõ trong các thành tố là đối phó và lưu luyến, nên em chỉ chọn ba thành tố là "nhận thức", "tận dụng" và "sùng bái" làm cấu trúc hệ thống văn hóa cho đề tài. Theo đó, ban đầu em định đặt là "Văn hóa nhận thức Hương đạo" nhưng sợ không rõ nghĩa nên em mới chỉnh thành "Hương đạo dưới góc nhìn văn hóa nhận thức".
Tuy nhiên em cũng sẽ tiếp thu ý kiến của chị và xem xét để chỉnh sửa bài cho hợp lý hơn. Em mong sẽ nhận được thêm ý kiến của chị ở những bài đăng sau nữa nhé!
Chúc chị cuối tuần vui vẻ nhé!


Chào Hồng!
Chị thấy "văn hóa nhận thức hương đạo" sẽ ổn hơn đó em.
Xuân Lan


Dạ. Vậy em sẽ sửa lại cho hợp lý ở bài đăng sau. Cám ơn chị nhiều nhé! :) :)
Bích Hồng
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Thứ 2 14/10/19 19:52

Lê Truyến đã viết:Chào bạn Bích Hồng, mình có ý nhỏ góp cho đề tài như sau :
1. Về lịch sử và ý nghĩa của nghệ thuật hương đạo .
ví dụ như là :
- Nghệ thuật hương đạo của người Nhật có bề dày lịch sử gần 500 năm.
- Hương đạo giúp cho tâm hồn con người trở nên tĩnh lặng giữa cuộc sống ồn ào.
- Hương đạo (香道 / kodo) là nghệ thuật thưởng thức mùi hương toát ra từ một nhánh gỗ thơm hoặc từ một cốc hương liệu.
- Lịch sử hương đạo gắn liền với văn hoá Phật giáo Nhật Bản, trong đó có việc thắp hương lễ Phật.
2.Đối tượng nghiên cứu : nghệ thuật Hương đạo là phạm trù văn hóa nghệ thuật
Mình có ý kiến, dưới góc nhìn văn hóa bạn nên nêu rõ vấn đề này.
Chúc Hồng viết bài thật tốt nhé !


Chào chị Truyến!
Em cám ơn những góp ý của chị nhé!
- Về phần lịch sử hình thành và phát triển của Hương đạo em sẽ đề cập ở mục "1.2.3. HĐ nhìn từ thời gian văn hóa".
- Còn ý nghĩa của Hương đạo sẽ thuộc về chương 2 và chương 3 ạ, trong việc người Nhật tận dụng HĐ và những giá trị thẩm mỹ Thiền của Phật giáo Nhật Bản thể hiện trong HĐ.
- Vì em vẫn còn đang phân vân bởi Hương đạo như một loại hình nghệ thuật mang tính thiêng nên không hẳn chỉ thuộc phạm trù văn hóa nghệ thuật như cấp Zero em chọn ở BT1, em đang nghiên cứu tiếp để định hình lại cấp độ này này các BT sau.
Mong ý kiến của chị ở các bài đăng sau nữa nhé!
Thân,
Bích Hồng
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Thứ 7 19/10/19 22:35

Sau khi nhận được tất cả sự góp ý của các anh/chị tham gia trên diễn đàn, em có vài chỉnh sửa về BT 1 và BT 2. Bài đăng dưới đây là bản đã được chỉnh sửa ạ!

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Bích Hồng
MSHV: 18831060112
Khoa: Châu Á học
Lớp: Cao học Châu Á học khóa 2018 đợt 2 (CA1802)
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Hương đạo] [<Nhật Bản> <dưới góc nhìn văn hóa>]
- Cụm từ trung tâm: Hương đạo
- Cụm từ định tố: <Nhật Bản> <dưới góc nhìn văn hóa>
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hương đạo
- Phạm vi nghiên cứu:
    + Giới hạn không gian: Nhật Bản
    + Giới hạn chủ thể: Người Nhật
    + Giới hạn thời gian: Toàn thời gian
3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
    + Hương đạo >< Các nghệ thuật khác (Trà đạo, Thư đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo,…)
    + Nhật Bản >< Trung Quốc
    + Góc nhìn văn hóa >< Góc nhìn khác
1. Hương đạo hay các loại hình nghệ thuật khác? => Rõ ràng, ít mâu thuẫn
2. Người Nhật hay các tộc khác? => Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
3. Góc nhìn văn hóa >< Góc nhìn khác? => Không rõ ràng, mâu thuẫn => Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Giả thiết nghiên cứu:
    Hương đạo là nghệ thuật thưởng thức mùi hương, được đánh giá là một truyền thống văn hóa lâu đời của người Nhật sánh ngang với Trà đạo, Thư đạo, Kiếm đạo và Hoa đạo. Những chuyên gia Hương đạo cho rằng, nghệ thuật này mới được định hình từ thế kỷ XV. Tuy nhiên, cũng có nhiều cứ liệu cho thấy Hương đạo đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ VI ngay từ khi Phật giáo từ Trung Quốc và Triều Tiên du nhập vào Nhật Bản. Dần dà, Hương đạo phát triển theo nghi lễ dâng hương mỗi dịp lễ tết ở Nhật Bản. Hương đạo giai đoạn thế kỷ XVII, XVIII bắt đầu thịnh hành nhiều kiểu thi thưởng thức trầm. Người ta tổ chức các buổi thi đấu xem ai có thể phân biệt từng loại trầm khác nhau. Từng loại trầm lại được gắn với nguồn gốc xuất xứ, diễn tả những nét văn hóa khác nhau. Hương đạo cũng giúp phản ánh chiều sâu văn hóa của người thưởng thức và cũng giúp tạo thành mối giao lưu văn hóa, tìm tòi sáng tạo.
    => Bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống (cái trần tục), qua thời gian được nâng thành một loại hình thuộc về nghệ thuật, rồi từ nghệ thuật thưởng hương đã trở thành "đạo" (cái thiêng), diễn ra dưới hình thức như tín ngưỡng của người Nhật.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Hiểu rõ thêm về một loại hình nghệ năng đặc sắc của nền văn hóa Nhật Bản.
+ Đem đến một cái nhìn mới mẻ, hệ thống về một loại hình văn hóa nghệ thuật: nghệ thuật thưởng hương – một loại hình với những yếu tố độc đáo đã được người Nhật tôn lên một bậc trở thành “đạo”.[/justify]

----------------------------------------------------

Bài thực hành 2: Lập đề cương chi tiết
Tên đề tài: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
    - Hương đạo là nghệ thuật thưởng thức mùi hương, được đánh giá là một truyền thống văn hóa lâu đời của người Nhật sánh ngang với Trà đạo, Thư đạo, Kiếm đạo hay Hoa đạo nhưng có một chỗ đứng khiêm nhu, ít người biết đến.
    - Còn nhiều tranh cãi về quá trình hình thành và phát triển của Hương đạo. Có nhiều cứ liệu cho thấy Hương đạo đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ VI ngay từ khi Phật giáo từ Trung Quốc và Triều Tiên du nhập vào Nhật Bản.
    - Dần dà, Hương đạo phát triển theo nghi lễ dâng hương mỗi dịp lễ tết ở Nhật Bản.
    - Hương đạo giúp phản ánh chiều sâu văn hóa của người thưởng thức và cũng giúp tạo thành mối giao lưu văn hóa, tìm tòi sáng tạo.
=> Vì thế, nếu tìm hiểu văn hóa Trung Hoa mà bỏ qua loại hình văn hóa này thì quả là một thiếu sót lớn.
    - Mặc khác, bản thân tác giả cũng đam mê tìm hiểu về các loại trầm hương.
    - Được biết từ thời Champa, Việt Nam đã có sự kết nối giao thương với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á thông qua việc xuất khẩu hương liệu dùng thưởng hương, xông hương, và đến Nhật Bản, thì những hương liệu này được tận dụng phát triển thành Hương đạo.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hiểu rõ thêm về một loại hình nghệ năng đặc sắc của nền văn hóa Nhật Bản.
- Đem đến một cái nhìn mới mẻ, hệ thống về một loại hình văn hóa nghệ thuật.

3. Lịch sử vấn đề
- Tiếng Việt…
- Tiếng Anh…
- Tiếng Nhật…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hương đạo (nghệ thuật thưởng hương)
- Phạm vi nghiên cứu:
    + Giới hạn không gian: Nhật Bản
    + Giới hạn chủ thể: Người Nhật
    + Giới hạn thời gian: Toàn thời gian.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về khoa học: hệ thống một cách tương đối khái quát và toàn diện về dấu ấn của Hương đạo trong văn hóa Nhật Bản.
- Về thực tiễn: tập hợp phong phú đầu tiên có phân loại các tư liệu về Hương đạo trong văn hóa nhận thức, tận dụng và sùng bái trong văn hóa Nhật Bản.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh - loại hình: nghiên cứu cơ sở hình thành và đặc điểm.
- Phương pháp hệ thống: sưu tầm tư liệu đa ngành, định vị đối tượng nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu và sắp xếp tư liệu nghiên cứu.
- Thao tác phân tích và tổng hợp: phân tích đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và tổng hợp những vấn đề được bàn luận đến trong luận văn dưới dạng các tiểu kết.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn dự kiến gồm ba chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan về Hương đạo Nhật Bản
    Chương 2: Văn hóa nhận thức và tận dụng Hương đạo
    Chương 3: Văn hóa sùng bái Hương đạo
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN
1.1. Các khái niệm
    1.1.1. Văn hóa nghệ thuật và cảm thức thẩm mỹ
    1.1.2. Hương đạo và các khái niệm liên quan
    1.1.3. Thiền tông Nhật Bản và thẩm mỹ Thiền
1.2. Hương đạo trong tọa độ văn hóa Nhật Bản
    1.2.1. Hương đạo nhìn từ chủ thể văn hóa
    1.2.2. Hương đạo nhìn từ không gian văn hóa
    1.2.3. Hương đạo nhìn từ thời gian văn hóa
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ TẬN DỤNG HƯƠNG ĐẠO
2.1. Văn hóa nhận thức Hương đạo
    2.1.1. Đặc tính và giá trị của hương
    2.1.2. Hương đạo trong nhận thức của chủ thể
    2.1.3. Hương đạo trong nhận thức của khách thể
2.2. Văn hóa tận dụng Hương đạo
    2.2.1. Trong y học
    2.2.2. Trong thơ ca văn học
    2.2.3. Trong sinh hoạt cộng đồng
    2.2.4. Trong giao lưu văn hóa
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA SÙNG BÁI HƯƠNG ĐẠO
3.1. Nghi thức thưởng hương
3.2. Hương đạo và Thiền tông Nhật Bản
    3.2.1. Tinh thần của Hương đạo
    3.2.2. Thẩm mỹ Thiền trong Hương đạo
    3.2.3. Khuynh hướng thẩm mỹ của Hương đạo
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Chủ nhật 20/10/19 13:31

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Bích Hồng
MSHV: 18831060112
Khoa: Châu Á học
Lớp: Cao học Châu Á học khóa 2018 đợt 2 (CA1802)
----------------------------
Bài thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng Document Map
Tên đề tài: HƯƠNG ĐẠO NHẬT BẢN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
    1. Đoàn Trung Còn. (2007). Pháp giáo nhà Phật. TPHCM: Tôn giáo
    2. Hồ Tố Liên. (2009). Cảm thức thẩm mỹ trong trà đạo Nhật Bản (luận văn Thạc sĩ). TPHCM: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM).
    3. Lenaga Saburou. (2003). Văn hóa sử Nhật Bản. (Lê Ngọc Thảo dịch). Cà Mau: Mũi Cà Mau
    4. Nakane Chie. (1990). Xã hội Nhật Bản. (Đào Anh Tuấn dịch). Hà Nội: Khoa học - Xã hội.
    5. Peter Kornickl và Richard Bowring. (1995). Bách khoa thư Nhật Bản. (Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản dịch). Hà Nội: Hà Nội.
    6. Trần Văn Kinh. (1998). Tìm hiểu về đặc điểm văn hóa Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản số 3. Hà Nội: Khoa học xã hội
    7. Tú Anh. (2017). Hương Đạo – Nét thanh tao ẩn mình của Nhật Bản. Tạp chí văn hóa Nhật Bản Kilala số 26.
    8. Vĩnh Sính. (1991). Nhật Bản Cận đại. TPHCM: TPHCM
    9. Vĩnh Sính. (2016). Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa. Hà Nội: Khoa học – Xã hội.
INTERNET TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Tiếng Việt
Tiếng Anh

2. SỬ DỤNG DOCUMENT MAP

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến152 khách