NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 21/10/19 9:56

Em chào chị Hương.
Xin phép cho em có mấy góp ý về bài tập 3 ạ.

- Phần tài liệu tiếng Việt: tài liệu số 1 đến số 11 chưa in nghiêng tên tài liệu
- Phần tài liệu tiếng Anh có vài chỗ chưa in nghiêng tên tài liệu, giữa tên tài liệu và địa điểm xuất bản là dấu ".", một số chỗ còn để dấu ","

Mong nhận được phản hồi từ chị để chị em mình cùng hoàn thiện các bài tập ạ :)
Trân trọng.
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 21/10/19 9:57

Lê Truyến đã viết:Chào Chị Hương!
Em thấy việc tìm tài liệu và trình bày của Chị chi tiết, thích quá ! hihi
Chị cho em hỏi xíu là việc sắp xếp tài liệu này là theo tầm quan trọng của nó, hay xếp ngẫu nhiên vậy Chị? Em cảm ơn ạ!


Em chào chị Truyến,
Theo em được biết thì thứ tự tài liệu được sắp xếp em thứ tự ABC của tên tác giả ạ :)
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Thứ 2 21/10/19 13:43

Lê Truyến đã viết:Chào Chị Hương!
Em thấy việc tìm tài liệu và trình bày của Chị chi tiết, thích quá ! hihi
Chị cho em hỏi xíu là việc sắp xếp tài liệu này là theo tầm quan trọng của nó, hay xếp ngẫu nhiên vậy Chị? Em cảm ơn ạ!

Hi chị Truyến
Sắp xếp tài liệu em làm theo quy định về việc làm danh mục tài liệu tham khảo thầy có gửi kèm trong tài liệu á chị
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Thứ 2 21/10/19 13:45

Ming Ming đã viết:Em chào chị Hương.
Xin phép cho em có mấy góp ý về bài tập 3 ạ.

- Phần tài liệu tiếng Việt: tài liệu số 1 đến số 11 chưa in nghiêng tên tài liệu
- Phần tài liệu tiếng Anh có vài chỗ chưa in nghiêng tên tài liệu, giữa tên tài liệu và địa điểm xuất bản là dấu ".", một số chỗ còn để dấu ","

Mong nhận được phản hồi từ chị để chị em mình cùng hoàn thiện các bài tập ạ :)
Trân trọng.


Ôi cám ơn Minh Minh nhiều.
Mình có in nghiêng rồi mà khi copy từ word đem qua đây nó bị mất định dạng mà mình không để ý, lúc post lên rồi ko sửa được nữa.
Cám ơn Minh nhiều nhé
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Thứ 7 02/11/19 14:14

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: LÊ THỊ HƯƠNG
MSHV: 18831060113
LỚP: Châu Á học 2018 (đợt 2)
Email: lehuong.dufo@gmail.com
SĐT: 0912677738
-----------------------------------------
Tên đề tài: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

Bài thực hành số 4
Yêu cầu: Xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ)

Bước 1: Những định nghĩa hiện có
1/ Theo Dương Danh Dy: Ngoại giao văn hoá là một thuật ngữ để chỉ một hình thức ngoại giao với một loạt những phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, những phương sách này bao gồm sự thừa nhận và hiểu biết rõ ràng về động lực văn hoá của nước ngoài và sự tuân thủ những nguyên lý phổ biến chỉ đạo quá trình đối thoại cơ bản.
2/ Nhà nghiên cứu Simeo Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương mại Anh cho rằng: Ngoại giao văn hoá là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hoá và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại.
3/ Nhà nghiên cứu Milton C.Cummings Jr (Trung tâm nghệ thuật và văn hoá Mỹ tại Washington) định nghĩa: Ngoại giao văn hoá là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hoá nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
4/ Theo GS. Joseph S. Nye (Đại học Harvard, nguyên trợ lý Thứ trưởng ngoại giao Mỹ từ 1977 – 1979), ngoại giao văn hoá là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hoá, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự.
5/ Ở Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hoá vẫn còn mới mẻ. Các nhà học giả, các nhà hoạch định chính sách đều có những định nghĩa riêng của mình về ngoại giao văn hoá. Tuy nhiên hầu hết các học giả đều công nhận ngoại giao văn hoá là một trong những trụ cột của ngoại giao Việt Nam. Theo nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm: gắn kết cùng ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá tạo ra một mặt trận chung, đưa lại kết quả chung của ngoại giao.
6/ Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng: Ngoại giao văn hoá là một trong những trụ cột của ngoại giao chứ không phải là một bộ phận của văn hoá đối ngoại. Đó là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt mục tiêu chính trị bằng công cụ văn hoá, biện pháp văn hoá. Trong đó các giá trị văn hoá sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho các hoạt động ngoại giao, làm áp lực các đối tác để thực hiện có kết quả các chính sách chính trị, kinh tế và văn hoá quốc gia.
Tài liệu tham khảo:
[1,2,3,4] Dương Danh Dy, Một vài nhận thức ban đầu về ngoại giao văn hoá của Trung Quốc, NXB Thế Giới, 2008.
[5,6] Nguyễn Khánh, Ngoại giao văn hoá và Văn hoá Ngoại giao, in trong “Ngoại giao văn hoá: Vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới, 2008.

Bước 2: Phân tích định nghĩa
Hình ảnh

Bước 3: Xác định những nét nghĩa chung của các định nghĩa, những đặc trưng cần sửa chữa, bổ sung
Hầu hết các định nghĩa đều nêu bật lên ngoại giao văn hoá là “một hình thức của ngoại giao” liên quan đến các vấn đề văn hoá. Định nghĩa (3,6) khái quát được ngoại giao văn hoá bao gồm các phương thức tiến hành và nội dung bao hàm, các định nghĩa còn lại (1,2,4,5) thì không nên cần được bổ sung.
Bước 4: Các cách sử dụng khái niệm hiện hành
Ngoại giao văn hoá về mặt chính sách, những hoạt động ngoại giao của một quốc gia đối với các nước khác bên cạnh các hình thức ngoại giao khác về kinh tế, chính trị. Ở mỗi thời điểm, giai đoạn khác nhau thì các chính sách, hoạt động của ngoại giao văn hoá của nước đó sẽ thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
Bước 5: Xác định đặc trưng giống nhau:
Chủ thể của ngoại giao văn hoá là một quốc gia cụ thể
Phạm vi của ngoại giao văn hoá: Quốc gia với quốc gia, quốc gia với khu vực.
Bước 6: Tìm các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm
Ngoại giao văn hoá: hình thức, văn hoá, giá trị, tư tưởng
Bước 7: Lập bảng sơ đồ cấu trúc, hình thành nên định nghĩa
Rút ra định nghĩa: Ngoại giao văn hoá là một hình thức ngoại giao thông qua các hoạt động văn hoá tư tưởng nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của một quốc gia đối với các quốc gia khác.

Hình ảnh

BÀI TẬP 5: SO SÁNH KHÁI NIỆM/ SỰ VIỆC/ HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỀ TÀI


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Thứ 2 11/11/19 13:21

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Lê Thị Hương
MSHV: 18831060113
Khoa: Châu Á học
Lớp: Cao học Châu Á học khóa 2018 đợt 2 (CA1802)
----------------------------

Bài thực hành 6: Lập mô hình
Yêu cầu: Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến195 khách