NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Chủ nhật 06/10/19 19:35

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: LÊ THỊ HƯƠNG
MSHV: 18831060113
LỚP: Châu Á học 2018 (đợt 2)
Email: lehuong.dufo@gmail.com
SĐT: 0912677738
-----------------------------------------
Bài thực hành 1 : Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

1. Phân tích cấu trúc tên đề tài:
Cụm từ trung tâm: Ngoại giao văn hoá
Cụm từ định tố: Hàn Quốc

2.Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Ngoại giao văn hoá
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Chủ thể: Chính phủ
- Không gian: ở Hàn Quốc
- Thời gian: từ đầu thế kỷ XXI đến nay

3. Xác định các cặp đối lập cơ bản
- Ngoại giao văn hoá >< Ngoại giao kinh tế => Rõ ràng
- Ngoại giao văn hoá >< Ngoại giao chính trị => Rõ ràng
- Văn hoá vật chất >< Văn hoá tinh thần => Rõ ràng
- Chính sách ngoại giao văn hoá của Hàn Quốc >< Quan hệ ngoại giao của Hàn Quốc với các nước Đông Nam Á => Không rõ ràng, vấn đề cần nghiên cứu.

4. Lập sơ đồ:
Hình ảnh

5. Giả thuyết nghiên cứu:
Hàn Quốc không chỉ là một quốc gia năng động, có nền văn hóa phát triển rực rỡ mà còn là một trong những quốc gia có chính sách ngoại giao văn hóa phát triển và có sức ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Dựa trên nền tảng ngoại giao văn hóa, tầm ảnh hưởng của Hàn Quốc đối với Đông Nam Á sẽ góp phần thúc đẩy, kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên nhiều lĩnh vực, duy trì và phát triển mối quan hệ đối tác của Hàn Quốc ở khu vực, tạo đà cho việc củng cố và nâng cao vị thế quốc gia. Các nội dung trong chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và quá trình triển khai các chính sách là bài học kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về lĩnh vực ngoại giao văn hóa của các quốc gia ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy và các bạn.
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Trucndt » Thứ 2 07/10/19 16:04

Xin chào bạn,
Mình thấy tên đề tài của bạn làm về Đông Nam Á như vậy hình như là hơi bị rộng, mình nghĩ nên thu hẹp phạm vi ở VN thôi, sẽ dễ hơn.
Đây chỉ là ý kiến chủ quan cá nhân, mong là sẽ giúp ích được bạn.
Xin cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
Trucndt
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:32
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 25 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi thuyhangtranbl » Thứ 2 07/10/19 18:31

Chào chị Hương,
Em đọc thấy đề tài của chị rất hay nhưng hơi nặng, em nghĩ chị nên thu hẹp không gian đề tài lại cho dễ đi sâu so sánh và phần tên đề tài là "ngoại giao văn hóa" cũng khá rộng nên đổi thành "chính sách văn hóa" vì chủ thể chị chọn là chính phủ.
Rất mong nhận được sự trao đổi thêm của chị, vì em rất mong chờ chủ đề này ạ.
Mến chào,
Thúy Hằng
RANDOM_AVATAR
thuyhangtranbl
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 19:20
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 23 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Thứ 2 07/10/19 21:29

Trucndt đã viết:Xin chào bạn,
Mình thấy tên đề tài của bạn làm về Đông Nam Á như vậy hình như là hơi bị rộng, mình nghĩ nên thu hẹp phạm vi ở VN thôi, sẽ dễ hơn.
Đây chỉ là ý kiến chủ quan cá nhân, mong là sẽ giúp ích được bạn.
Xin cảm ơn.


Cám ơn phần trao đổi của bạn Trúc nhiều. Mình cũng tìm hiểu nhiều về các hoạt động ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc đối với khu vực Đông Nam Á thì thấy nổi cộm và đạt được hiệu ứng tốt chỉ ở 1 vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt NAm nên mình quyết định tìm hiểu tác động về khu vực này, đặc biệt là các chính sách Hàn Quốc đối với ASEAN. Mình cũng dự định sẽ có riêng 1 phần về Việt Nam. Cám ơn góp ý của bạn Trúc rất nhiều. Mình sẽ nghiên cứu để hoàn thiện đề tài tốt hơn
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Thứ 2 07/10/19 21:32

thuyhangtranbl đã viết:Chào chị Hương,
Em đọc thấy đề tài của chị rất hay nhưng hơi nặng, em nghĩ chị nên thu hẹp không gian đề tài lại cho dễ đi sâu so sánh và phần tên đề tài là "ngoại giao văn hóa" cũng khá rộng nên đổi thành "chính sách văn hóa" vì chủ thể chị chọn là chính phủ.
Rất mong nhận được sự trao đổi thêm của chị, vì em rất mong chờ chủ đề này ạ.
Mến chào,
Thúy Hằng


Thân chào Hằng!
Ngoài phần chính sách ngoại giao văn hóa của chính phủ Hàn Quốc mình cũng muốn tìm hiểu thêm về các tổ chức NGO, các tổ chức nhân dân Hàn Quốc đang hoạt động tại các nước với những hoạt động quảng bá văn hóa Hàn Quốc rất hiệu quả. Trọng tâm sẽ vẫn đi sâu vào chính sách văn hóa nhưng sẽ rộng hơn 1 chút, vì vậy có thể phần chủ thể mình sẽ bổ sung thêm.
Cám ơn góp ý của bạn Hằng nhiều.
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Thứ 5 10/10/19 20:56

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: LÊ THỊ HƯƠNG
MSHV: 18831060113
LỚP: Châu Á học 2018 (đợt 2)
Email: lehuong.dufo@gmail.com
SĐT: 0912677738
-----------------------------------------
Tên đề tài: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Bố cục đề tài
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm ngoại giao, văn hóa và chính sách ngoại giao
1.1.2. Sự thâm nhập của văn hóa và ngoại giao
1.1.3. Định nghĩa ngoại giao văn hoá
1.1.4. Khái niệm truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng
1.1.5. Khái niệm ngoại giao văn hóa và ngoại giao
1.1.6. Thuyết “sức mạnh mềm” của J.Nye
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hoạt động ngoại giao văn hóa của các quốc gia trên thế giới
1.2.2. Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Á đầu thế kỷ XXI
1.2.3. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc trước thế kỷ XXI
1.2.4. Cơ sở cho sự phát triển của các hoạt động ngoại giao văn hoá Hàn Quốc.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
2.1. Nội dung chính sách phát triển văn hóa Hàn Quốc trở thành một công cụ ngoại giao.
2.1.1. Phát triển chính sách văn hóa
2.1.2. Phát triển khoa học và công nghệ
2.1.3. Phát triển công nghiệp văn hóa lan tỏa làn sóng văn hóa Hàn Quốc
2.1.4. Tăng cường chính sách hợp tác phát triển văn hóa đối với các quốc gia Đông Nam Á
2.2. Thực tiễn quá trình triển khai hoạt động ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đối với khu vực Đông Nam Á
2.2.1. Phát triển truyền thông đại chúng
2.2.2. Xây dựng các cơ sở hợp tác phát triển và quảng bá văn hóa Hàn Quốc.
2.2.3. Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa với các nước
2.2.4. Phát triển văn hóa Hàn Quốc tại các nước
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HOÁ HÀN QUỐC
3.1. Thành tựu kinh tế - xã hội Hàn Quốc thông qua phát triển ngoại giao văn hóa.
3.2. Tác động của ngoại giao văn hoá Hàn Quốc dến các nước Đông Nam Á.
3.3. Tác động của ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đến Việt Nam
3.4. Các vấn đề còn tồn tại và triển vọng của ngoại giao văn hóa Hàn Quốc đối với khu vực Đông Nam Á.
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 14/10/19 9:15

Em chào chị Hương,

Em là Diễm Minh lớp CAH2018-2. Em có mấy ý góp cho phần bố cục của đề tài ạ:

- Phần Cơ sở lý thuyết các mục nhỏ có nội dung trùng nhau, ví dụ như khái niệm "ngoại giao văn hóa". Bên cạnh đó, một số nội dung em chưa hiểu là vì sao lại đưa vào Cơ sở lý thuyết, ví dụ như "truyền thông đại chúng" hay "sức mạnh mềm"?
- Phần Cơ sở thực tiễn, em nghĩ nên có nhắc qua khái quát về quan hệ giữa Hàn Quốc và Đông Nam Á.
- Ở 2.1 - Chương 2, vì sao nội dung chính sách ngoại giao văn hóa mà lại có ngoại giao về khoa học công nghệ? Em nghĩ phần này mình nên cấu trúc theo một lý thuyết văn hóa nào đó, ví dụ: Ngoại giao văn hóa vật chất, ngoại giao văn hóa tinh thần.
- Chương 3 nếu tên chương như chị đặt thì nên cấu trúc là 3.1 Kết quả, 3.2 Tác động, 3.3 Triển vọng.

Trân trọng.
Em MM.
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Chủ nhật 20/10/19 13:53

Ming Ming đã viết:Em chào chị Hương,

Em là Diễm Minh lớp CAH2018-2. Em có mấy ý góp cho phần bố cục của đề tài ạ:

- Phần Cơ sở lý thuyết các mục nhỏ có nội dung trùng nhau, ví dụ như khái niệm "ngoại giao văn hóa". Bên cạnh đó, một số nội dung em chưa hiểu là vì sao lại đưa vào Cơ sở lý thuyết, ví dụ như "truyền thông đại chúng" hay "sức mạnh mềm"?
- Phần Cơ sở thực tiễn, em nghĩ nên có nhắc qua khái quát về quan hệ giữa Hàn Quốc và Đông Nam Á.
- Ở 2.1 - Chương 2, vì sao nội dung chính sách ngoại giao văn hóa mà lại có ngoại giao về khoa học công nghệ? Em nghĩ phần này mình nên cấu trúc theo một lý thuyết văn hóa nào đó, ví dụ: Ngoại giao văn hóa vật chất, ngoại giao văn hóa tinh thần.
- Chương 3 nếu tên chương như chị đặt thì nên cấu trúc là 3.1 Kết quả, 3.2 Tác động, 3.3 Triển vọng.

Trân trọng.
Em MM.


Hi Diễm Minh!
Cám ơn những góp ý của em cho đề tài cuả chị nha.
- Về phần cơ sở lý thuyết có khái niệm về "truyền thông đại chúng" và "sức mạnh mềm" vì khi triển khai chương 2 và chương 3 trong đề tài chị có đề cập đến các hình thức này nên phải làm rõ các khái niệm trên cơ sở lý thuyết.
- Về Chương 2 có nội dung phát triển khoa học công nghệ xây dựng hình ảnh đất nước Hàn Quốc năng động, hiện đại vì: Cùng với những thành tựu mà khoa học công nghệ mang lại cho nền kinh tế Hàn Quốc, việc phát triển khoa học công nghệ hiện đại là yếu tố cơ bản nhất quyết định thành công của chiến lược quốc gia hướng về xuất khẩu trong đó có ngành công nghiệp văn hóa nhằm tạo ra các sản phẩm kết tinh của công nghệ cao và sáng tạo văn hóa, gia tăng năng lực cạnh tranh và lan tỏa làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến các quốc gia trên thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cám ơn những góp ý rất chi tiết của Minh, chị sẽ nghiên cứu lại và chỉnh sửa cho phù hợp với đề tài của mình
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Hương CAH2018 » Chủ nhật 20/10/19 14:52

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: LÊ THỊ HƯƠNG
MSHV: 18831060113
LỚP: Châu Á học 2018 (đợt 2)
Email: lehuong.dufo@gmail.com
SĐT: 0912677738
-----------------------------------------
Bài thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng Document Map
Tên đề tài: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Dương Phú Hiệp & Ngô Xuân Bình. (1999). Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI. Hà Nội: Thống kê.
2. Đức Vượng. (2006). Tìm hiểu chính sách kinh tế - xã hội của Hàn Quốc. Hà Nội: Hà Nội.
3. Hạ Thị Lan Phi. (2010). Chính sách “mở cửa” của Hàn Quốc đối với văn hoá đại chúng Nhật Bản. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3.
4. Hoàng Minh Lợi (chủ biên). (2013). Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự gia tăng quyền lực mềm. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
5. Lê Nguyễn Thuỳ Trang. (2014). Làn sóng văn hoá Hàn Quốc (Hàn lưu) tại các tỉnh Nam bộ - Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Tp.HCM: KHXH&NV.
6. Lý Xuân Chung. (2013). Những chính sách của Hàn Quốc làm gia tăng quyền lực mềm. Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(152), tr 19-25.
7. Ngô Xuân Bình & Phạm Quý Long. (2000). Hàn Quốc trên đường phát triển. Hà Nội: Thống kê.
8. Nguyễn Hoàng Giáp. (2009). Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau chiến tranh lạnh và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
9. Nguyễn Long Châu. (2000). Tìm hiểu văn hoá Hàn Quốc. Tp.HCM: Giáo dục.
10. Nguyễn Minh Đức. (2013). Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI: Thực trạng và triển vọng. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế. Hà Nội: Học viện Ngoại giao.
11. Phan Thị Thu Hiền. (2008). Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu ở Đông Nam Á, Báo cáo trình bày và in kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Hàn Quốc học ở Đông Nam Á, tổ chức tại ĐHTH Chulalongkorn, Bangkok, Thailand, 10/2008.
12. Phạm Thu Thuỷ. (2012). Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Luận văn Thạc sĩ Châu Á học. Tp.HCM: KHXH&NV.
13. Phạm Thái Việt (chủ biên). (2012). Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng. Hà Nội: Chính trị-Hành chính.
14. Trần Nam Tiến (chủ biên). (2008). Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 – 2000). Tp.HCM: Giáo Dục. tr 477-513.
15. Trần Thị Thu Lương. (2011). Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại. Tp.HCM: Tổng hợp.
Tài liệu Tiếng Anh
1. A.A. Gromyko - I.N. Zemskov - V.M. Khvostov. (eds.) (1973). Diplomaticheskiy slovar' (Dictionary of Diplomacy), Moscow: Politicheskaya Literatura
2. Baris Kesgin, “Foreign Policy Analysis”, in John T.Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011). pp.336-343.
3. Cynthia Schneider. (2003). Diplomacy that Words: “Best Practices” in Cultural Diplomacy. Center for Arts and Cultura. pp.1.
4. Costas M. Constantinou. (1996). On the way to diplomacy, Minneapolis: University of Minnesota Press. pp.169.
5. David Alexandre Hjalmarsson. (2013). South Korea’s Public Diplomacy: A cultural approach. Sweden: Sodertorn University.
6. Haksoon Yim. (2002). Cultural Identity and Cultural Policy in South Korea. The International Journal of Cultural Policy. Vol.8. pp. 37-48.
7. H.J. Morgenthau. (1978). Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (5th ed.). New York: Knopf. pp. 64-67, 77-91.
8. P.M. Taylor (2007), Global Communications, International Affairs and the Media since 1945. London and New York: Routledge. pp. 79.
9. Sharp, P. and Wiseman, G. (eds). (2007). The Diplomatic Corps as an Institution of International Society, Houndmills: Palgrave Macmillan p.VII.
Trang Web Tiếng Hàn và Tiếng Anh
1. ASEAN: http://asean.org/
2. Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc: http://www.mofat.go.kr.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc: http://www.mcst.go.kr.
4. Trung tâm Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc (Kocis): http://www.kocis.go.kr
5. Cơ quan Quảng bá Văn hóa Hải ngoại Hàn Quốc http://www.korea.net
6. Cơ quan Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc: http://www.kotra.or.kr
7. Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc: http://vi.kf.or.kr/?menuno=823
8. Viện Văn hóa Hàn Quốc, Việt Nam: http://vietnam.korean-culture.org
9. Viện Văn hóa Hàn Quốc, Indonesia: http://id.korean-culture.org
10. Viện Văn hóa Hàn Quốc, Philippin: http://phil.korean-culture.org

II. SỬ DỤNG DOCUMENT MAP


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Lê Hương CAH2018
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 26/09/19 12:20
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỔI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NA

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 2 21/10/19 0:26

Chào Chị Hương!
Em thấy việc tìm tài liệu và trình bày của Chị chi tiết, thích quá ! hihi
Chị cho em hỏi xíu là việc sắp xếp tài liệu này là theo tầm quan trọng của nó, hay xếp ngẫu nhiên vậy Chị? Em cảm ơn ạ!
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến170 khách

cron