Bạn đang xem trang 1 / 4 trang

VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 06/10/19 21:45
gửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan
VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Thị Xuân Lan
MSHV: 18831060115
Lớp: Cao học Châu Á học 2018 (đợt 2) - CA1802

…………………………
Bài tập thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[Văn hóa ẩm thực Nhật Bản] [<qua giao tiếp> trong kinh doanh]
- Cụm từ trung tâm: Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
- Cụm từ định tố: qua giao tiếp trong kinh doanh

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nhật Bản
+ Chủ thể: Người Nhật
+ Thời gian: toàn thời gian

3. Lập sơ đồ cấp hệ của các khái niệm

Hình ảnh


4. Xác định các cặp đối lập cơ bản -> xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Văn hóa ẩm thực Nhật Bản hay văn hóa ẩm thực phương Tây? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người Nhật hay các tộc khác? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Phi văn hóa hay văn hóa? – Không rõ ràng -> Mâu thuẫn = Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
Giả thuyết nghiên cứu: Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các món ăn; cách thưởng thức món ăn…
Nhật Bản được toàn thế giới biết đến không chỉ là một cường quốc kinh tế mà còn bởi những đức tính đáng quý của người dân nơi đây.
Vì vậy, việc giao tiếp qua ăn uống đã trở thành một quy tắc và góp phần rất quan trọng dẫn tới thành công trong quan hệ làm ăn với người Nhật.
…………………………
Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy / Cô, các Anh / Chị và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Xuân Lan.

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 07/10/19 13:08
gửi bởi Loan.ntbl
Chào chị Xuân Lan,

Trong phần sơ đồ số 3, mình nghĩ ở cấp độ Zero sẽ là Van hóa, còn đối tượng nghiên cứu sẽ là Văn hóa ẩm thực.
Xin góp như vậy ạ.
Xin cảm ơn^^

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 07/10/19 15:28
gửi bởi Văn Thị Hạnh Dung
Dạ em chào chị Lan và chị Loan ạ,
Em nghĩ cấp độ Zero nếu là văn hóa thì sẽ hơi rộng ạ. Em nghĩ cấp độ zero sẽ là văn hóa đảm bảo đời sống ạ. Đây là ý kiến cá nhân của em thôi ạ. Em xin cảm ơn các chị ạ.

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 07/10/19 16:04
gửi bởi Trần Thị Bích Hồng
Chào chị Lan!
Em xin có chút góp ý với sơ đồ cấp hệ của chị.
Theo em, ở cấp Zero của đề tài có hay chăng nên là Văn hóa vật chất, đối tượng là Văn hóa ẩm thực, và Nhật Bản sẽ là giới hạn không gian. Về cặp mâu thuẫn với văn hóa ẩm thực chị có thể lấy là Văn hóa trang phục và Văn hóa cư trú. Bởi theo cách phân chia của thầy Thêm văn hóa vật chất của con người bao gồm các khía cạnh ăn, mặc, ở, đi lại,...
Mong rằng chút góp ý của em sẽ giúp ích được đề tài.
Xin cám ơn!

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 08/10/19 11:53
gửi bởi đỗ văn duy thịnh
Xuân Lan ơi
Với tên đề tài này thì về Đối tượng nghiên cứu là "Văn hóa ẩm thực", mà lại có thêm cụm từ "giao tiếp" , thành ra Thịnh dễ hiểu lộn thành Văn hóa ứng xử trong quan hệ kinh doanh qua ẩm thực.
Thân!

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 12/10/19 7:08
gửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan
Loan.ntbl đã viết:Chào chị Xuân Lan,

Trong phần sơ đồ số 3, mình nghĩ ở cấp độ Zero sẽ là Van hóa, còn đối tượng nghiên cứu sẽ là Văn hóa ẩm thực.
Xin góp như vậy ạ.
Xin cảm ơn^^


Xin chào bạn,
Xin cảm ơn sự góp ý rất có ý nghĩa của bạn.
Lan đã xem lại và cũng nghĩ như vậy.
Chúc bạn làm bài tốt!
Xuân Lan

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 12/10/19 7:13
gửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan
Văn Thị Hạnh Dung đã viết:Dạ em chào chị Lan và chị Loan ạ,
Em nghĩ cấp độ Zero nếu là văn hóa thì sẽ hơi rộng ạ. Em nghĩ cấp độ zero sẽ là văn hóa đảm bảo đời sống ạ. Đây là ý kiến cá nhân của em thôi ạ. Em xin cảm ơn các chị ạ.


Xin chào bạn!
Xin cảm ơn sự góp ý của bạn.
Vì đề tài mình có phần văn hóa ẩm thực qua giao tiếp (cách trình bày món ăn, các nghi thức ăn uống) nữa ạ.
Nên Lan nghĩ bao gồm luôn văn hóa tinh thần.
Xuân Lan

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 12/10/19 7:16
gửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan
đỗ văn duy thịnh đã viết:Xuân Lan ơi
Với tên đề tài này thì về Đối tượng nghiên cứu là "Văn hóa ẩm thực", mà lại có thêm cụm từ "giao tiếp" , thành ra Thịnh dễ hiểu lộn thành Văn hóa ứng xử trong quan hệ kinh doanh qua ẩm thực.
Thân!


Xin chào bạn!
Dạ là Văn hóa ẩm thực thông qua giao tiếp ạ!
Các nghi thức giao tiếp trong ăn uống ạ!
Xin cảm ơn bạn!

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 12/10/19 7:22
gửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan
Trần Thị Bích Hồng đã viết:Chào chị Lan!
Em xin có chút góp ý với sơ đồ cấp hệ của chị.
Theo em, ở cấp Zero của đề tài có hay chăng nên là Văn hóa vật chất, đối tượng là Văn hóa ẩm thực, và Nhật Bản sẽ là giới hạn không gian. Về cặp mâu thuẫn với văn hóa ẩm thực chị có thể lấy là Văn hóa trang phục và Văn hóa cư trú. Bởi theo cách phân chia của thầy Thêm văn hóa vật chất của con người bao gồm các khía cạnh ăn, mặc, ở, đi lại,...
Mong rằng chút góp ý của em sẽ giúp ích được đề tài.
Xin cám ơn!


Chào em Hồng!
Cảm ơn sự góp ý của em.
Vì đề tài của chị là văn hóa ẩm thực thông qua giao tiếp nên chị nghĩ bao gồm luôn Văn hóa tinh thần.
Còn gần hơn nữa như em nói, chị có đọc sách của Thầy và Thầy phân phần khía cạnh ăn, mặc, ở, đi lại... thuộc về Văn hóa tổ chức cộng đồng.
Chúc em vui, khỏe!
Xuân Lan

Re: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN QUA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 12/10/19 8:33
gửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh
Chào Chị Xuân Lan.
Theo ý kiến của em cấp Zero là văn hoá. Nghĩa là mình nói về khái niệm về văn hoá trước sau đó mới đề cặp đối tượng mình nghiên cứu là văn hoá ẩm thực.
Đây là thiển ý của em.

Chúc Chị cuối tuần an lành.
Trân Trọng!