Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Đỗ Văn Duy Thịnh
Lớp: Châu Á học 2018-2
----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Em xin được sửa lại bài tập 1 sau khi được học Thầy trên lớp và sự góp ý của các anh chị).
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO THÁI LAN THỜI HIỆN ĐẠI
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
<Giáo dục đại học Phật giáo> <Thái Lan>< thời hiện đại>
- Cụm từ trung tâm: Đại học Phật giáo
- Cụm từ định tố: Thái Lan
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đại học Phật giáo
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Thái Lan
+ Giới hạn chủ thể: người Thái
+ Giới hạn thời gian: Thời hiện đại – Từ khi thành lập viện đào tạo Phật học đến nay
3. Lập sơ đồ phân tích
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Giáo dục Đại học Phật giáo >< Giáo dục Đại học Khoa học Xã hội=>Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
+ Giáo dục PG Thái Lan truyền thống ><GD ĐHPG Thái Lan hiện đại=>Không rõ ràng, mâu thuẫn?=>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+ Đại học PG Thái Lan >< Học viện PG Việt Nam=> Không rõ ràng?=>cần nghiên cứu
- Giả thiết nghiên cứu: Hiện Thái Lan có 2 hệ thống trường Đại học Phật giáo là Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU) và Đại học Phật giáo Mahamakut (MBU). Hai trường này do Hoàng gia Thái Lan thành lập và bảo trợ với tiền thân là Viện đào tạo chỉ dành cho các nhà sư, sau này từ 1997 được Bộ giáo dục Thái Lan công nhận và mở thêm các chuyên nghành khoa học xã hội cùng nhiều hệ đào tạo và nhiều chi nhánh cho mọi đối tượng theo học. Vì sao Thái Lan lại thành công với mô hình ĐHPG, vừa thích ứng để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa đào tạo tu sĩ có học thức cho Phật giáo Thái Lan ?
--------------------------------------------------------------
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy và các anh chị để bài được hoàn chỉnh hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!