Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Đỗ Văn Duy Thịnh
Lớp: Châu Á học 2018-2
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài ( Bài chỉnh sửa)Tên đề tài: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO THÁI LAN THỜI HIỆN ĐẠI1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài<Giáo dục đại học Phật giáo> <ở Thái Lan>< thời hiện đại>
- Cụm từ trung tâm: <Giáo dục đại học Phật giáo>
- Cụm từ định tố: <Thái Lan >
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục ĐHPG
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Thái Lan
+ Giới hạn chủ thể: Đại học PG
+ Giới hạn thời gian: Thời hiện đại – Từ khi thành lập viện đào tạo Phật giáo đến nay
3. Lập sơ đồ phân tích
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Giáo dục Đại học Phật giáo >< Giáo dục Đại học Khoa học xã hội=>Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
+ Đại học PG Thái Lan>< Đại học PG Đài Loan=> Rõ ràng, ít mâu thuẫn
+ Đại học PG Thái Lan >< Học viện PG Việt Nam=> Không rõ ràng, mâu thuẫn? =>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+Giáo dục PG Thái Lan bậc cao truyền thống ><GD ĐHPG Thái Lan hiện đại=>Không rõ ràng, mâu thuẫn?=>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Giả thiết nghiên cứu: Hiện Thái Lan có 2 hệ thống trường Đại học Phật giáo là Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU) và Đại học Phật giáo Mahamakut (MBU). Hai trường này do Hoàng gia Thái Lan thành lập và bảo trợ với tiền thân là Viện đào tạo chỉ dành cho các nhà sư, sau này từ 1997 được Bộ giáo dục Thái Lan công nhận và mở thêm các chuyên ngành khoa học xã hội cùng nhiều hệ đào tạo và nhiều chi nhánh cho mọi đối tượng theo học. Sở dĩ Thái Lan lại thành công với mô hình ĐHPG, vừa thích ứng với sự biến đổi xã hội, vừa đào tạo tầng lớp tu sĩ có học thức cho Phật giáo Thái Lan là do được hỗ trợ nguồn lực tài chính mạnh mẽ cộng sự ủng hộ từ Hoàng gia với mô hình giáo dục ĐHPG thích hợp với thay đổi của thời đại.
--------------------------------------------------------------
Bài thực hành 2: Lập đề cương (Bài chỉnh sửa)Tên đề tài: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO THÁI LAN THỜI HIỆN ĐẠI1.Lí do chọn đề tài- Nhắc đến Vương quốc Thái, khiến ta liên tưởng đến Phật giáo, một tôn giáo đã lan truyền từ thời xa xưa và thấm sâu vào lòng đất Thái và theo dòng chảy của thời gian, trải qua thăng trầm của lịch sử với vinh quang lẫn đau thương và cả mất mát cho đến tận ngày nay đã trở thành quốc giáo, một trong những biểu tượng tinh thần của người Thái.
- Chùa và tăng sĩ đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt thời gian qua, ngôi trường đầu tiên được thành lập ở Thái Lan được xây dựng ngay trên đất Chùa.
- Ngày nay, chùa không còn giữ vai trò giáo dục phổ cập như trước, hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, thì môi trường giảng dạy Phật học cũng phải thay đổi theo nhu cầu của thời đại, nhất là việc đào tạo và giảng dạy tu sĩ để duy trì nền móng kinh tạng cho Phật giáo Thái.
- Cho nên, việc xuất hiện các trường Phật học dưới sự bảo trợ của Hoàng gia từ thời Vương triều Rama V, sau này, cùng với việc tiếp thu nền giáo dục phương Tây, chuẩn hóa việc đào tạo trình độ Phật học nâng cao, không những đáp ứng việc đào tạo Tăng tài mà còn tạo ra những con người đủ năng lực và phẩm chất để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
- Vì vậy, đó là lý do đề tài này được chọn để bước đầu tìm hiểu sự chuyển biến của nền giáo dục Phật học bậc đại học cùng với vòng xoay của thời đại
2. Mục đích nghiên cứu- Hiểu rõ hơn nền giáo dục Đại học Phật giáo Thái Lan qua góc nhìn giáo dục Phật giáo truyền thống và hiện đại.
- Hiểu rõ hơn về bối cảnh, nội dung, cách thức và phương châm và sự chuyển biến của giáo dục truyền thống đến mô hình Đại học Phật giáo Thái từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan hơn.
3. Lịch sử nghiên cứu- Tiếng Việt…
- Tiếng Anh…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Đại học Phật giáo
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Thái Lan
Thời gian: thời hiện đại
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn- Đóng góp một cái nhìn khoa học, hệ thống về công trình nghiên cứu.
- Đóng góp thực tiễn cho việc hiểu biết về nền giáo dục đại học Phật giáo Thái Lan.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu- Phương pháp hệ thống
- Tổng hợp và phân tích tài liệu
7. Kết cấu đề tàiNgoài chương dẫn nhập và kết luận gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Vai trò của Phật giáo đối với giáo dục bậc cao truyền thống tại Thái Lan
Chương 3: Sự ra đời và phát triển của giáo dục đại học Phật giáo Thái Lan thời hiện đại
---------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Các quan niệm về giáo dục
1.1.2 Các quan niệm về giáo dục trong Phật giáo nguyên thủy
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Sự ra đời của giáo dục Phật giáo truyền thống Thái Lan tại chùa
1.2.2 Sự ra đời của giáo dục Phật giáo truyền thống tại các viện đào tạo Phật giáo
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI GIÁO DỤC BẬC CAO TRUYỀN THỐNG TẠI THÁI LAN 2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với mục đích giáo dục bậc cao truyền thống tại Thái Lan
2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với phương pháp giáo dục bậc cao truyền thống tại Thái Lan
2.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với nội dung giáo dục bậc cao truyền thống tại Thái Lan
2.4 Đặc trưng của giáo dục bậc cao truyền thống tại Thái Lan
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO THÁI LAN THỜI HIỆN ĐẠI3.1 Sự ra đời của đại học Phật giáo Thái Lan
3.2 Cải cách và sự phát triển của giáo dục đại học Phật giáo Thái Lan
3.3 Thành tựu và đặc trưng của giáo dục đại học Phật giáo Thái Lan hiện nay
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬNBài học kinh nghiệm cho Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy và các anh chị để bài được hoàn chỉnh hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!