GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 21/10/19 9:22

Bài thực hành số 3
Môn học: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Ngọc Diễm Minh
MSHV: 18831060117
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
***
Yêu cầu: Thực hành Document Map và Sưu tầm Tài liệu tham khảo
Tên đề tài: CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
* Thực hành Document Map


Hình ảnh

* Tài liệu tham khảo
I. TIẾNG VIỆT

1. Chu Kính Thanh. (2010). Nghiên cứu xây dựng cương lĩnh Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
2. Đỗ Tiến Sâm chủ biên. (2010). Xây dựng nền văn hóa tiên tiến ở Trung Quốc. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
3. Hà Bỉnh Mạnh chủ biên. (2017). Những điểm nóng lý luận tại Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
4. Hoàng Thế Anh chủ biên. (2009). Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa Xã hội Chủ nghĩa của Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
5. Hoàng Thế Anh chủ biên. (2012). Những vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
6. Hội đồng Lý luận Trung ương. (2017). Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế: thách thức, kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
7. Hội đồng lý luận Trung ương. (2018).Thực tiễn và kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
8. Lý Thiết Ánh. (2002). Về cải cách và mở cửa ở Trung Quốc. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
9. Lương Vị Hùng & Khổng Khang Hoa. (2008). Triết học giáo dục hiện đại. Hà Nội: Chính trị Quốc gia – Sự thật.
10. Nguyễn Kim Bảo chủ biên. (2011). Những đột phá cơ bản trong tư duy phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
11. Oded & Shenkar. (2008). Thế kỷ 21 - Thế kỷ của Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
12. Tổng tập văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng cộng sản Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia – Sự thật.
13. Viện khoa học xã hội Việt nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc. (2010). Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 60 năm xây dựng và phát triển. Hà Nội: Chính trị Quốc gia
II. TIẾNG ANH
1. Janette Ryan. (2011). Education Reform in China: Changing Concepts, Contexts and Practices. New York: Routledge.
2. Janette Ryan. (2019). Education in China: Philosophy, Politics and Culture. UK: Polity Press.
3. Jinghan Zeng. (2016). The Chinese Communist Party’s Capacity to Rule: Ideology, Legitimacy and Party Cohesion. London: Palgrave Macmillan.
4. Kerry J. Kennedy, Gregory Fairbrother, Zhao Zhenzhou. Citizenship Education in China: Preparing Citizens for the "Chinese Century". New York: Routledge.
III. TIẾNG TRUNG QUỐC
1. 司忠华. 2017. 网络思想政治教育“碎片化”灌输的缘由、内涵与策略. 思想教育研究 (08).
2. 邢丹. 2017. 新媒体视域下高校辅导员职业能力提升路径探析. 河南教育(高教) (08).
3. 付艳;徐建军. 2017. 网络思想政治教育学的逻辑起点. 思想教育研究 (08).
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 21/10/19 10:09

PHẠM THỊ THANH THẮM đã viết:Chào Diễm Minh !

Minh làm bài tập nhanh quá . Thắm thấy phần siêu tầm tài liệu là khá chi tiết và rõ ràng luôn . Minh cho THẮM hỏi là mình không cần làm MỤC LỤC TỰ ĐỘNG úp lên bài tập hả Minh !

THẮM CHÚC DIỄM MINH HOÀN THÀNH TỐT BÀI TẬP NHÉ


Dạ em chào chị Thắm,
Em thấy trong slide bài giảng của Thầy không có yêu cầu làm mục lục. Để em hỏi lại, nếu có em sẽ bổ sung ạ.
Em cảm ơn chị.
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 21/10/19 10:11

Hoàng Thị Vân Anh đã viết:Chào Minh,

Cho mình hỏi chút nhé,
Mục tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài, mình có cần dịch tên tựa sách/ phiên âm bằng chữ Latinh không hay để nguyên vậy Minh?

Đề tài của Minh rất thú vị và mình luôn mong chờ những phần bài tiếp theo liên quan đến đề tài này.
Cảm ơn Minh nhiều.

Thân mến,
Hoàng T. Vân Anh


Dạ em chào chị Vân Anh,
Các sách tiếng Anh và phần bài báo tiếng Trung đều chưa được dịch và xuất bản ra tiếng Việt, nên em để nguyên vì sợ dịch ra không đúng ý nghĩa mà tác giả muốn viết :D Em sẽ tìm hiểu lại, nếu yêu cầu bắt buộc có dịch em sẽ bổ sung ạ.

Trân trọng.
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi tungtruong2009 » Thứ 2 21/10/19 18:33

Hi Minh,

Cho T góp ý 1 chút. T thấy dấu hai chấm ở phần tài liệu tham khảo thì nên để trước tên tác giả và năm. Ví dụ :
Diễm Minh 2019 : Giáo Dục chính trị tư tưởng cho SV ở TQ hiện nay. Nxb GD.
Hôm nay hơn hôm qua
Trương Thanh Tùng
Học viên Cao học Châu Á Học Khóa 2019
RANDOM_AVATAR
tungtruong2009
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 3 17/09/19 19:39
Cảm ơn: 103 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 3 22/10/19 9:18

tungtruong2009 đã viết:Hi Minh,

Cho T góp ý 1 chút. T thấy dấu hai chấm ở phần tài liệu tham khảo thì nên để trước tên tác giả và năm. Ví dụ :
Diễm Minh 2019 : Giáo Dục chính trị tư tưởng cho SV ở TQ hiện nay. Nxb GD.


Dạ em chào anh Tùng,

Bài tập 3 em thực hành theo Văn bản số 56/XHNV-SĐH ngày 22/01/2018 về việc trình bày trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo khi thực hiện luận văn, luận án. Cảm ơn anh Tùng đã ghé qua xem và góp ý bài của em, sau khi được thầy và các bạn góp ý, em sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp ạ :)
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 7 02/11/19 1:30

Bài thực hành số 4
Môn học: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Ngọc Diễm Minh
MSHV: 18831060117
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
***
Yêu cầu: Xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ)
Tên đề tài: CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
* Xây dựng định nghĩa
Bước 1: Tìm các định nghĩa
1. Theo vi.wikipedia.org, Giáo dục chính trị là một trong các công cụ, biện pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam để thay đổi tư duy các tầng lớp nhân dân, định hướng và thuyết phục họ đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, và bồi dưỡng những kiến thức về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx Lenin, và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Phan Thị Phương Anh & Trần Thị Như Tuyến (2016), Giáo dục chính trị là quá trình tác động vào nhận thức của khách thể những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thông qua một hệ thống các biện pháp, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học đúng đắn, nâng cao bản lĩnh chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bước 2: Phân tích định nghĩa
Các định nghĩa cơ bản khái quát được nội hàm của “Giáo dục chính trị”, tuy nhiên chỉ giới hạn phạm vi định nghĩa trong không gian Việt Nam.
Bước 3:
- Xác định đặc trưng chung có thể tiếp thu: Quá trình tác động có mục đích nhằm định hướng về tư tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa bổ sung:
+ Cụm từ “thay đỗi tư duy của tầng lớp nhân dân” ở định nghĩa 1 là chưa chính xác
+ Cần khái quát hóa khái niệm Giáo dục chính trị, không chỉ giới hạn trong phạm vi không gian Việt Nam
Bước 4: Xác định đặc trưng giống để quy khái niệm được định nghĩa vào
- Khái niệm rộng hơn cùng loại (cấp zero): Giáo dục
Bước 5: Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm lưu hành
- Xác định ngoại diên của khái niệm: là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống vào người học
Bước 6: Tìm tất cả các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm
- Nhằm trang bị kiến thức về hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối chính trị
- Qua đó hình thành nền tảng tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng tư duy lý luận cũng như bồi đắp tình cảm, niềm tin
Bước 7: Tổng hợp bước 4 + 6 thành một định nghĩa

Giáo dục chính trị tư tưởng là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống vào người học nhằm trang bị kiến thức về hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối chính trị của Đảng cầm quyền, qua đó hình thành nền tảng tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng tư duy lý luận cũng như bồi đắp tình cảm, niềm tin của người học đối với vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và con đường xây dựng, phát triển của đất nước.

* Lập sơ đồ:

Hình ảnh

Bài thực hành số 5
Yêu cầu: Lập bảng so sánh
Tên đề tài: CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
So sánh giáo dục chính trị và giáo dục công dân

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 04/11/19 10:14

Tổng hợp bài tập thực hành 1, 2, 3, 4, 5
Môn học: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
***
Học viên: Trần Ngọc Diễm Minh
MSHV: 18831060117
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
Bài thực hành số 1: Phân tích tên 01 đề tài nghiên cứu khoa học
Tên đề tài: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Giáo dục chính trị] [<cho sinh viên> ở Trung Quốc hiện nay]
- Cụm từ trung tâm: Giáo dục chính trị
- Cụm từ định tố: cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục chính trị
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Trung Quốc
+ Giới hạn chủ thể: Sinh viên
+ Giới hạn thời gian: Hiện nay (giai đoạn Tập Cận Bình)
3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Giáo dục chính trị hay Giáo dục kiến thức nghề nghiệp? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn
+ Giáo dục chính trị hay Giáo dục kỹ năng? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn
+ Trung Quốc hay Việt Nam? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn
+ Trung Quốc hay các nước không theo định hướng xã hội chủ nghĩa? - Không rõ ràng => Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+ Truyền thống hay Hiện đại? - Không rõ ràng =>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu

* Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu: Nội dung, phương pháp và kết quả của công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc trong giai đoạn từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, có so sánh với Việt Nam và các nước khác không theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Giả thuyết nghiên cứu: Công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay là một trong những nội dung cốt lõi, quyết định thành công của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

***
Học viên: Trần Ngọc Diễm Minh
MSHV: 18831060117
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
Bài thực hành số 2: Lập đề cương cho đề tài đã chọn
Tên đề tài: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

- Vấn đề nghiên cứu phù hợp với vị trí việc làm, hướng nghiên cứu hiện nay của học viên.
- Vấn đề mang tính thực tiễn và thời sự, quá trình nghiên cứu, so sách đối chiếu sẽ mang lại nhiều nội dung hữu ích đối với công tác giáo dục chính trị cho sinh viên Việt Nam.
- Chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay.
- Đánh giá được vai trò của công tác giáo dục chính trị cho sinh viên trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc.
- So sánh, đối chiếu, rút ra được ưu khuyết điểm so với công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay.
3. Lịch sử vấn đề
- Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu khoa học về công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: giáo dục chính trị
- Phạm vi:
+ Không gian: Trung Quốc
+ Thời gian: giai đoạn Tập Cận Bình
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Công trình nghiên cứu sẽ hệ thống được nội dung, phương pháp và cách đánh giá của công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: So sánh, đối chiếu, rút ra được ưu khuyết điểm so với công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
7. Bố cục của luận văn
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các khái niệm
1.2. Đặc điểm của công tác giáo dục chính trị cho sinh viên
1.3. Công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở một số nước
1.4. Tổng quan về công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
2.1. Chương trình giáo dục chính trị chính khóa
2.2. Chương trình rèn luyện ngoại khóa
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
3.1. Phương pháp giáo dục chính trị cho sinh viên
3.2. Đánh giá kết quả giáo dục chính trị cho sinh viên
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


***
Học viên: Trần Ngọc Diễm Minh
MSHV: 18831060117
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
Bài thực hành số 3: Thực hành Document Map và Sưu tầm Tài liệu tham khảo
Tên đề tài: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
* Thực hành Document Map:

Hình ảnh

* Sưu tầm Tài liệu tham khảo
I. TIẾNG VIỆT
1. Chu Kính Thanh. (2010). Nghiên cứu xây dựng cương lĩnh Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
2. Đỗ Tiến Sâm chủ biên. (2010). Xây dựng nền văn hóa tiên tiến ở Trung Quốc. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
3. Hà Bỉnh Mạnh chủ biên. (2017). Những điểm nóng lý luận tại Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
4. Hoàng Thế Anh chủ biên. (2009). Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa Xã hội Chủ nghĩa của Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
5. Hoàng Thế Anh chủ biên. (2012). Những vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
6. Hội đồng Lý luận Trung ương. (2017). Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế: thách thức, kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
7. Hội đồng lý luận Trung ương. (2018).Thực tiễn và kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
8. Lý Thiết Ánh. (2002). Về cải cách và mở cửa ở Trung Quốc. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
9. Lương Vị Hùng & Khổng Khang Hoa. (2008). Triết học giáo dục hiện đại. Hà Nội: Chính trị Quốc gia – Sự thật.
10. Nguyễn Kim Bảo chủ biên. (2011). Những đột phá cơ bản trong tư duy phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
11. Oded & Shenkar. (2008). Thế kỷ 21 - Thế kỷ của Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
12. Tổng tập văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng cộng sản Trung Quốc. Hà Nội: Chính trị Quốc gia – Sự thật.
13. Viện khoa học xã hội Việt nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc. (2010). Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 60 năm xây dựng và phát triển. Hà Nội: Chính trị Quốc gia
II. TIẾNG ANH
1. Janette Ryan. (2011). Education Reform in China: Changing Concepts, Contexts and Practices. New York: Routledge.
2. Janette Ryan. (2019). Education in China: Philosophy, Politics and Culture. UK: Polity Press.
3. Jinghan Zeng. (2016). The Chinese Communist Party’s Capacity to Rule: Ideology, Legitimacy and Party Cohesion. London: Palgrave Macmillan.
4. Kerry J. Kennedy, Gregory Fairbrother, Zhao Zhenzhou. Citizenship Education in China: Preparing Citizens for the "Chinese Century". New York: Routledge.
III. TIẾNG TRUNG QUỐC
1. 司忠华. 2017. 网络思想政治教育“碎片化”灌输的缘由、内涵与策略. 思想教育研究 (08).
2. 邢丹. 2017. 新媒体视域下高校辅导员职业能力提升路径探析. 河南教育(高教) (08).
3. 付艳;徐建军. 2017. 网络思想政治教育学的逻辑起点. 思想教育研究 (08).

***
Học viên: Trần Ngọc Diễm Minh
MSHV: 18831060117
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
Bài thực hành số 4: Xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ)
Tên đề tài: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
Bước 1: Tìm các định nghĩa
1. Theo vi.wikipedia.org, Giáo dục chính trị là một trong các công cụ, biện pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam để thay đổi tư duy các tầng lớp nhân dân, định hướng và thuyết phục họ đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, và bồi dưỡng những kiến thức về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx Lenin, và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Theo Phan Thị Phương Anh & Trần Thị Như Tuyến (2016), Giáo dục chính trị là quá trình tác động vào nhận thức của khách thể những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thông qua một hệ thống các biện pháp, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học đúng đắn, nâng cao bản lĩnh chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bước 2: Phân tích định nghĩa
Định nghĩa 1:
- Ưu điểm: khái quát được nội hàm của “Giáo dục chính trị”
- Khuyết điểm: không rõ nguồn tác giả, nguồn công trình nghiên cứu; chỉ định nghĩa trong giới hạn không gian Việt Nam
Định nghĩa 2:
- Ưu điểm: khái quát được nội hàm của “Giáo dục chính trị”. có tác giả, công trình nghiên cứu rõ ràng
- Khuyết điểm: chỉ định nghĩa trong giới hạn không gian Việt Nam
Bước 3:
- Xác định đặc trưng chung có thể tiếp thu: Quá trình tác động có mục đích nhằm định hướng về tư tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa bổ sung:
+ Cụm từ “thay đỗi tư duy của tầng lớp nhân dân” ở định nghĩa 1 là chưa chính xác
+ Cần khái quát hóa khái niệm Giáo dục chính trị, không chỉ giới hạn trong phạm vi không gian Việt Nam
Bước 4: Xác định đặc trưng giống để quy khái niệm được định nghĩa vào
- Khái niệm rộng hơn cùng loại (cấp zero): Giáo dục
Bước 5: Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm lưu hành
- Xác định ngoại diên của khái niệm: là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống vào người học nhằm
Bước 6: Tìm tất cả các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm
- Nhằm trang bị kiến thức về hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối chính trị
- Qua đó hình thành nền tảng tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng tư duy lý luận cũng như bồi đắp tình cảm, niềm tin
Bước 7: Tổng hợp bước 4 + 6 thành một định nghĩa

Giáo dục chính trị là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống vào người học nhằm trang bị kiến thức về hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối chính trị của Đảng cầm quyền, qua đó hình thành nền tảng tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng tư duy lý luận cũng như bồi đắp tình cảm, niềm tin của người học đối với vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và con đường xây dựng, phát triển của đất nước.

* Lập sơ đồ

Hình ảnh

***
Học viên: Trần Ngọc Diễm Minh
MSHV: 18831060117
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
Bài thực hành số 5: Lập bảng so sánh
Tên đề tài: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SV Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 11/11/19 10:06

Môn học: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Ngọc Diễm Minh
MSHV: 18831060117
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
Bài thực hành số 6: Lập mô hình
Tên đề tài: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến142 khách