CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT

Gửi bàigửi bởi huongnguyenngocyen » Thứ 2 14/10/19 13:00

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Ngọc Yến Hương
Lớp: Châu Á học 2018-2
_______________________
Tên đề tài: YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: “Yếu tố văn hóa”
- Cụm từ định tố: “trong công tác dịch thuật”, “tiếng Nhật”
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố văn hóa
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Dịch thuật
+ Giới hạn chủ thể: người làm công tác dịch thuật
+ Giới hạn thời gian: toàn thời gian
3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Tiếng Nhật >< Tiếng Việt
+ Dịch thuật tiếng Nhật>< Dịch thuật tiếng Việt
- Giả thiết nghiên cứu: Tính tất yếu của yếu tố văn hóa trong ứng dụng dịch thuật
Bài tập thực hành 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT
Dẫn nhập:
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa và ngôn ngữ của văn hóa đó là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Hay nói cách khác, văn hóa và ngôn ngữ của văn hóa đó hòa quỵên và ảnh hưởng lẫn nhau.
Tuynhiên, văn hóa của các ngôn ngữ khác nhau không phải luôn tương đồng với nhau, và giữa chúng luôn tồn tại những khác biệt nhất định. Chính vì vậy, đây là một vấn đề gây không ít khó khăn cho người làm công tác dịch thuật, khi chuyển tải các yếu tố văn hóa của văn bản gốc sang ngôn ngữ đích, cố gắng tránh không gây sự hiểu nhầm, lệch lạc, hay bóp méo nghĩa của văn bản gốc
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các hiện tượng văn hóa dân tộc và miêu tả theo hướng phục vụ cho nhiệm vụ
dịch thuật. Người làm công tác dịch thuật cần chọn lọc tìm ra những hiện tượng văn hóa có liên quan đến hoạt động giao tiếp để sử dụng ngoại ngữ trong dịch thuật đúng chuẩn mực văn
hóa của người bản ngữ, qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình tác nghiệp.

3. Lịch sử vấn đề
“Dịch thuật và tự do” – Hồ Đắc Túc.
“Quan hệ ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa” – GS.TS Dương Đắc Niệm(ĐHQG Hà Nội)
“Ngữ dụng học và Văn hóa – Ngôn ngữ học” – GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).

4. Đối tượng nghiên cứu
- Yếu tố Văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn về không gian : lĩnh vực dịch thuật tiếng nhật.
- Giới hạn chủ thể : người làm công tác phiên dịch.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Đóng góp về khoa học: Góp phần lý giải những vấn đề về sự khác biệt văn hóa trong cách diễn đạt bằng ngôn ngữ trong giao tiếp cũng như trong tiếp thu và truyền tải một nền văn hóa khác qua công tác dịch thuật
+ Đóng góp về thực tiễn: Giúp người làm công tác dịch thuật biết cách trang bị kiến thức tốt hơn, cũng như sinh viên có phương pháp học tốt hơn ngôn ngữ nướ ngoài mà mình chọn.

7. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
-Thu thập, nghiên cứu tài liệu;
- So sánh thực chứng;
- So sánh cấu trúc.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để lý giải cho việc tư duy ngôn ngữ căn cứ trên nền văn hóa của ngôn ngữ ấy

8. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu Văn hóa học.
Nguồn tư liệu : các bài viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa.

9. Bố cục đề tài
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
• Văn hóa
• Giao tiếp Văn hóa
• Ngôn ngữ
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
• Lý thuyết loại hình văn hóa (Trần Ngọc Thêm)
• Ngữ dụng học và Văn hóa – Ngôn ngữ học (Trần Ngọc Thêm)
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về Văn hóa Nhật bản
1.2.2. Tổng quan về Văn hóa Việt Nam


Chương 2. ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA TRONG DỊCH THUẬT
2.1 Những nét dị biệt về văn hóa trong giao tiếp văn hóa
2.2 Những dị biệt trong văn hóa trong hành vi ứng xử
2.3 Những dị biệt trong văn hóa trong từ vựng

Chương 3. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA TRONG DỊCH THUẬT
3.1. Các quan niệm về dịch thuật
3.2. Chức năng Ngữ pháp và từ vựng
3.3. Sự kết hợp văn hóa và ngôn ngữ

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng- GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).

2. Dịch thuật và tự do – Hồ Đắc Túc.
3. Quan hệ ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa – GS.TS Dương Đắc Niệm(ĐHQG Hà Nội)
4. Ngữ dụng học và Văn hóa – Ngôn ngữ học – GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).
5. Văn hóa Nhật bản – NXB Thế giới – Vũ Hữu Nghị dịch

Chào các anh chị học viên cao học,
Qua ý kiến đóng góp nhận được của các anh chị, Hương có chỉnh sửa lại tên đề tài.
Rất mong nhận được sự nhận xét, phê bình của các anh chị ạ!
Chân thành cảm ơn.
Yến Hương
Hình đại diện của thành viên
huongnguyenngocyen
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 2 14/10/19 13:59

chào bạn Nguyễn Ngoc Yến Hương mình có góp ý nhỏ:
Thế mạnh của công tác dịch thuật chuyên nghiệp cần tới sự tỉ mỉ nhất là yếu tố văn hóa Nhật Bản.Bạn nên nêu rõ vấn đề này .
Mong rằng chút góp ý của em sẽ giúp ích được đề tài.
Xin cám ơn!
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Bùi Thị Thanh Trúc » Thứ 2 14/10/19 14:59

Em chào chị Hương,
Ở chương 3 em thấy chị có nhắc đến yếu tố ngữ pháp, nhưng ở chương 2 thì không?
Mặt Ngữ pháp có ảnh hưởng đến văn hoá trong dịch thuật không ạ?
Với phần Tiêu đề, em thấy khác so với bài tập 1. Chị tô đậm lên cho mọi người dễ nhận ra nhé chị.
chúc chị làm bài tốt,
em Trúc
RANDOM_AVATAR
Bùi Thị Thanh Trúc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi huongnguyenngocyen » Thứ 3 15/10/19 12:29

Lê Truyến đã viết:chào bạn Nguyễn Ngoc Yến Hương mình có góp ý nhỏ:
Thế mạnh của công tác dịch thuật chuyên nghiệp cần tới sự tỉ mỉ nhất là yếu tố văn hóa Nhật Bản.Bạn nên nêu rõ vấn đề này .
Mong rằng chút góp ý của em sẽ giúp ích được đề tài.
Xin cám ơn!



Cảm ơn Truyến,
Mình sẽ trình bày yếu tố văn hóa cùa cả Nhật Bản và cả VN nữa nhé!
Hình đại diện của thành viên
huongnguyenngocyen
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi huongnguyenngocyen » Thứ 3 15/10/19 12:32

Bùi Thị Thanh Trúc đã viết:Em chào chị Hương,
Ở chương 3 em thấy chị có nhắc đến yếu tố ngữ pháp, nhưng ở chương 2 thì không?
Mặt Ngữ pháp có ảnh hưởng đến văn hoá trong dịch thuật không ạ?
Với phần Tiêu đề, em thấy khác so với bài tập 1. Chị tô đậm lên cho mọi người dễ nhận ra nhé chị.
chúc chị làm bài tốt,
em Trúc


Thanks em Trúc,
Thiếu mất rồi, sẽ bổ sung thêm.
Hình đại diện của thành viên
huongnguyenngocyen
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Kim Quý CAH2018 » Thứ 4 16/10/19 13:43

huongnguyenngocyen đã viết:
Bùi Thị Thanh Trúc đã viết:Em chào chị Hương,
Ở chương 3 em thấy chị có nhắc đến yếu tố ngữ pháp, nhưng ở chương 2 thì không?
Mặt Ngữ pháp có ảnh hưởng đến văn hoá trong dịch thuật không ạ?
Với phần Tiêu đề, em thấy khác so với bài tập 1. Chị tô đậm lên cho mọi người dễ nhận ra nhé chị.
chúc chị làm bài tốt,
em Trúc


Thanks em Trúc,
Thiếu mất rồi, sẽ bổ sung thêm.
huongnguyenngocyen đã viết:Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Ngọc Yến Hương
Lớp: Châu Á học 2018-2
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: “dịch thuật tiếng Nhật”
- Cụm từ định tố: “Nhìn góc độ Văn hóa”
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dịch thuật tiếng Nhật
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Văn hóa học
+ Giới hạn chủ thể: người làm công tác dịch thuật
+ Giới hạn thời gian: toàn thời gian
3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Biên dịch >< Phiên dịch=>Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
+ Văn hóa Việt Nam>< Văn hóa Nhật Bản=> Không rõ ràng, mâu thuẫn?=>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+ Chuyển ngữ>< Biên dịch=> Không rõ ràng, mâu thuẫn?=>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+ Chuyển ngữ >< Phiên dịch=> Không rõ ràng, mâu thuẫn? =>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Giả thiết nghiên cứu: Văn hóa và ngôn ngữ của văn hóa đó là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Hay nói cách khác, văn hóa và ngôn ngữ của văn hóa đó hòa quỵên và ảnh hưởng lẫn nhau.
Tuynhiên, văn hóa của các ngôn ngữ khác nhaukhông phải luôn tương đồng với nhau, và giữa chúng luôn tồn tại những khác biệt nhất định. Chính vì vậy, đây là một vấn đề gây không ít khó khăn cho người làm công tác dịch thuật, khi chuyển tải các yếu tố văn hóa của văn bản gốc sang ngôn ngữ đích, cố gắng tránh không gây sự hiểu nhầm, lệch lạc, hay bóp méo nghĩa của văn bản gốc
_____________________
Rất mong sự góp ý của các anh chị tham gia diễn đàn.
Chân thành cảm ơn.
Nguyễn ngọc Yến Hương.


Chào Yến Hương !
Mình có 1 góp ý nho nhỏ ...
Có thể ghi lại đề tài 1 chút ...Yếu tố văn hóa trong việc dịch thuật tiếng Nhật .
Có thể sẽ nhẹ nhàng hơn chút đó !
Thân chào !
RANDOM_AVATAR
Kim Quý CAH2018
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 10:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi huongnguyenngocyen » Thứ 2 21/10/19 8:23

Chào chị Quý,
Hương cũng đã sửa điều chỉnh tên đề tài lại rồi.
Cảm ơn chị nhiều.
Hình đại diện của thành viên
huongnguyenngocyen
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi huongnguyenngocyen » Thứ 2 21/10/19 11:06

BÀI TẬP 3: SƯU TẦM TÀI LIỆU VÀ SẮP XẾP TÀI LIỆU
A. Sưu tầm tài liệu
1. Trần Ngọc Thêm(2013), Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, Nxb Văn hóa- Văn nghệ , Tp.HCM.
2. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh
3. Hồ Đắc Túc(2016). Dịch thuật và tự do . ĐH Hoa Sen, Nxb Hồng Đức
4. Hoàng Tuệ (1996). Ngôn ngữ và đời sống xã hội-văn hóa. Nxb GD, Hà Nội
5. Nakane Chie. (1990). Xã hội Nhật Bản. (Đào Anh Tuấn dịch). Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
6. Hữu Đạt(2000), Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của người Việt. Nxb VHTT,Hà Nội
7. Trần Văn Kinh. (1998). Tìm hiểu về đặc điểm văn hóa Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản số 3, Khoa học xã hội, Hà Nội
8. Lenaga Saburou. (2003). Văn hóa sử Nhật Bản. (Lê Ngọc Thảo dịch), Mũi Cà Mau, Cà Mau
9. Nguyễn Quang (2002). Giao tiếp và giao tiếp văn hóa, Nxb ĐHQG, Hà Nội
10. Vĩnh Sính. (2016). Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa., Khoa học – Xã hội, Hà Nội.
INTERNET TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
- Tiếng Việt.
1. Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Huệ(2014) Nghiên cứu văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, S. 8 (2014), http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/a ... view/23495
2. Hữu Đạt (2014), Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và biểu hiện của nó trong giao tiếp tiếng Việt, Văn Hóa Học, ĐHQG Tp.HCM, Trường Đại học KHXH&NV, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- ... ua-no.html
3. Trần Ngọc Thêm(2013), Ngữ dụng học và văn hóa - ngôn ngữ học, http://tranngocthem.name.vn/ung-dung-vh ... u-hoc.html
4. Vương Thị Thanh Nhàn(2014), Vấn đề tương đương trong dịch thuật ngữ dân ca Quan họ Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 31, Số 1 (2015)
https://js.vnu.edu.vn/FS/article/view/7/6
5. Nguyễn Văn Hiệu(2008) Ý thức văn hoá trong dịch thuật văn chương ở việt nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- ... huong.html
- Tiếng Nước ngoài:
1. Culture of Japan – History, People, Traditions, Women, Beliefs…
https://www.everyculture.com/Ja-Ma/Japan.html
2. Hirai Faofusa, Traditional cultures and modernization: several problems in the case of Japan
https://www2.kokugakuin.ac.jp/ijcc/wp/cimac/hirai.html

B. Sắp xếp tài liệu (Sử dụng DOCUMENT MAP)

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
huongnguyenngocyen
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi tungtruong2009 » Thứ 2 21/10/19 18:24

Hi Hương,

T góp ý chút nha. Tên tác phẩm nên in nghiêng. Tên tác giả thì theo thứ tự abc.
Hôm nay hơn hôm qua
Trương Thanh Tùng
Học viên Cao học Châu Á Học Khóa 2019
RANDOM_AVATAR
tungtruong2009
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 3 17/09/19 19:39
Cảm ơn: 103 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi huongnguyenngocyen » Thứ 2 04/11/19 16:28

Yêu cầu: Xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ)
Tên đề tài: YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT
* Xây dựng định nghĩa
1. ĐỊNH NGHĨA : “VĂN HÓA”
-Định nghĩa 1: Edward Burnett Tylor (1871) đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”
- Định nghĩa 2: Franz Uri Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”
- Định nghĩa 3: Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
- Định nghĩa 4: Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”
- Định nghĩa 5: Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999 [tr. 1796] thì văn hóa là :
(1) Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc.
(2) Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân.
(3) Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình độ văn hóa; học các môn văn hóa.
(4) Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới.
(5) Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn; văn hóa rìu hai vai.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA:
- Định nghĩa 1:
Ưu điểm: Xúc tích, đơn giản dễ hiểu.
Khuyết điểm: đánh đồng văn minh và văn hóa, không phân biệt rõ 2 khái niệm này
- Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… định nghĩa này không rõ ràng vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người
- Định nghĩa 2:
Ưu điểm: nêu đặc trưng theo khuynh hướng cổ điển, có tính khái quát cao
Khuyết điểm: Chưa định nghĩa một cách đầy đủ và chưa đưa ra các tiêu chí cho cụm từ “đặc trưng riêng”.
Theo định nghĩa này chỉ xoay quanh mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
- Định nghĩa 3:
Ưu điểm: Nêu cụ thể các đặc trưng của văn hóa,
Khuyết điểm: Chưa giải thích cụ thể cụm từ trung tâm
Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.
- Định nghĩa 4:
Ưu điểm: nêu đặc trưng theo khuynh hướng cổ điển, có tính khái quát cao
Khuyết điểm: Chưa định nghĩa một cách đầy đủ nên độ chính xác kém
Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.
- Định nghĩa 5:
Ưu điểm: Miêu tả cụ thể, chính xác
Khuyết điểm: Với một phạm trù có nhiều quan điểm khác nhau, định nghĩa trên dài dòng, và có thể liệt kê thiếu sót.
3. XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG HOẶC BỔ SUNG ĐẶC TRƯNG MỚI
- Điểm tương đồng:
+ Định nghĩa “Văn hóa” được nhìn từ góc độ Nhân học
- Điểm khác biệt:
+ Bổ sung thêm các định nghĩa từ góc độ Văn hóa, xã hội…
+Khuynh hướng hiện hữu: biểu hiện về mặt vật chất, hoặc tinh thần…
4. XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG GIỐNG:
Đặc trưng giống: sản phẩm được tạo ra từ quá trình lao động và phát tiển của con người trong môi trường tự nhiên và xã hội
5. XÁC ĐỊNH NHỮNG NGOẠI DIÊN:
- Văn minh
- Văn hiến
- Văn vật
6. TÌM TẤT CẢ CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ KHU BIỆT KHÁI NIỆM
Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm.


Hình ảnh

7. TỔNG HỢP MỤC 4 + 6 XÂY DỰNG THÀNH ĐỊNH NGHĨA:
VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình [Trần Ngọc Thêm 1991].



Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
huongnguyenngocyen
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến193 khách

cron