Bạn đang xem trang 1 / 3 trang

CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 07/10/19 21:58
gửi bởi huongnguyenngocyen
Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Ngọc Yến Hương
Lớp: Châu Á học 2018-2
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: “dịch thuật tiếng Nhật”
- Cụm từ định tố: “Nhìn góc độ Văn hóa”
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dịch thuật tiếng Nhật
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Văn hóa học
+ Giới hạn chủ thể: người làm công tác dịch thuật
+ Giới hạn thời gian: toàn thời gian
3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Biên dịch >< Phiên dịch=>Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
+ Văn hóa Việt Nam>< Văn hóa Nhật Bản=> Không rõ ràng, mâu thuẫn?=>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+ Chuyển ngữ>< Biên dịch=> Không rõ ràng, mâu thuẫn?=>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+ Chuyển ngữ >< Phiên dịch=> Không rõ ràng, mâu thuẫn? =>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Giả thiết nghiên cứu: Văn hóa và ngôn ngữ của văn hóa đó là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Hay nói cách khác, văn hóa và ngôn ngữ của văn hóa đó hòa quỵên và ảnh hưởng lẫn nhau.
Tuynhiên, văn hóa của các ngôn ngữ khác nhaukhông phải luôn tương đồng với nhau, và giữa chúng luôn tồn tại những khác biệt nhất định. Chính vì vậy, đây là một vấn đề gây không ít khó khăn cho người làm công tác dịch thuật, khi chuyển tải các yếu tố văn hóa của văn bản gốc sang ngôn ngữ đích, cố gắng tránh không gây sự hiểu nhầm, lệch lạc, hay bóp méo nghĩa của văn bản gốc
_____________________
Rất mong sự góp ý của các anh chị tham gia diễn đàn.
Chân thành cảm ơn.
Nguyễn ngọc Yến Hương.

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 08/10/19 13:10
gửi bởi Lê Truyến
Chị Hương ơi. Em thấy phương pháp dịch thuật xưa và nay cũng có chút khac biệt. Không biết trong đề tài của chị có nêu ra không? Cụ thể hơtrình thay đổi, em thấy các đề tài nghiên cứu khác có nêu vậy. Đây là chút ý kiến cá nhân của em. Mong đề tài của chị. hi

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 08/10/19 14:00
gửi bởi Trần Thị Bích Hồng
Chào chị Hương!
Em xin có chút góp ý với phần giới hạn CKT của đề tài.
Theo em nghĩ, đề tài của mình phần không gian chị nên xác định là công tác dịch thuật tiếng Nhật ở đâu, ví dụ như tại TPHCM chẳng hạn. Và "góc nhìn văn hóa" sẽ là phương tiện, cách thức để thực hiện đề tài. Cùng với đó, giới hạn chủ thể chị đề cập là người làm công tác dịch thuật, nhưng em nghĩ chị có thể cho thêm một vài cặp đối lập như là người đọc, người nghe.
Mong rằng chút góp ý của em sẽ giúp ích được đề tài.
Xin cám ơn!

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 13/10/19 0:38
gửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan
Em chào chị!
Em thấy phần trên chị ghi đối tượng nghiên cứu là "Dịch thuật tiếng Nhật", nhưng ở sơ đồ cấp hệ chị lại ghi đối tượng là "Biên dịch"?
Còn cấp độ Zero là "Dịch thuật". Nên chị xem lại chỗ này thử nhé!
Chúc chị học tốt.
Xuân Lan

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 13/10/19 22:26
gửi bởi tungtruong2009
Hi Hương,

Hương xem lại cấp độ zero nhé. Vì cấp độ zero là cấp cao gần nhất đối với đối tượng nghiên cứu. Nếu đối tượng nghiên cứu là Dịch Thuật Tiếng Nhật thì cấp độ zero là Dịch thuật. Và ngang cấp với Dịch Thuật Tiếng Nhật sẽ là các đối tượng để so sánh là Dịch Thuật tiếng Anh, tiếng Hoa gì đó.

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 13/10/19 22:38
gửi bởi PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH
Chào chị,
Ý kiến của em là với đề tài này chị nên cẩn thận vì dễ đi sang Ngôn ngữ học ạ. Và đối tượng trong sơ đồ thì giữa chuyên ngữ - biên dịch và phiên dịch là không tương đồng với nhau.
Hi vọng ý kiến của em sẽ giúp ích được cho chị.

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 14/10/19 3:17
gửi bởi huongnguyenngocyen
PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH đã viết:Chào chị,
Ý kiến của em là với đề tài này chị nên cẩn thận vì dễ đi sang Ngôn ngữ học ạ. Và đối tượng trong sơ đồ thì giữa chuyên ngữ - biên dịch và phiên dịch là không tương đồng với nhau.
Hi vọng ý kiến của em sẽ giúp ích được cho chị.


Cảm ơn Phương Anh,
Đúng là có vấn đề ở chổ này rồi. H sẽ kiểm tra lại.

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 14/10/19 3:23
gửi bởi huongnguyenngocyen
Nguyen Thi Xuan Lan đã viết:Em chào chị!
Em thấy phần trên chị ghi đối tượng nghiên cứu là "Dịch thuật tiếng Nhật", nhưng ở sơ đồ cấp hệ chị lại ghi đối tượng là "Biên dịch"?
Còn cấp độ Zero là "Dịch thuật". Nên chị xem lại chỗ này thử nhé!
Chúc chị học tốt.
Xuân Lan


Cảm ơn Lan,
Đang mắc kẹt ở chổ này đây.

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 14/10/19 3:26
gửi bởi huongnguyenngocyen
tungtruong2009 đã viết:Hi Hương,

Hương xem lại cấp độ zero nhé. Vì cấp độ zero là cấp cao gần nhất đối với đối tượng nghiên cứu. Nếu đối tượng nghiên cứu là Dịch Thuật Tiếng Nhật thì cấp độ zero là Dịch thuật. Và ngang cấp với Dịch Thuật Tiếng Nhật sẽ là các đối tượng để so sánh là Dịch Thuật tiếng Anh, tiếng Hoa gì đó.


Cảm ơn Tùng,
H sẽ xem lại cái sơ đồ Phân tích.

Re: CÔNG TÁC DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 14/10/19 3:30
gửi bởi huongnguyenngocyen
Trần Thị Bích Hồng đã viết:Chào chị Hương!
Em xin có chút góp ý với phần giới hạn CKT của đề tài.
Theo em nghĩ, đề tài của mình phần không gian chị nên xác định là công tác dịch thuật tiếng Nhật ở đâu, ví dụ như tại TPHCM chẳng hạn. Và "góc nhìn văn hóa" sẽ là phương tiện, cách thức để thực hiện đề tài. Cùng với đó, giới hạn chủ thể chị đề cập là người làm công tác dịch thuật, nhưng em nghĩ chị có thể cho thêm một vài cặp đối lập như là người đọc, người nghe.
Mong rằng chút góp ý của em sẽ giúp ích được đề tài.
Xin cám ơn!


Cảm ơn Hồng,
H sửa lại sơ đồ phân tích đây