NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄHỘI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ L

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Chủ nhật 13/10/19 9:31

Chào chị Vân Anh!
Em cảm thấy đề tài của mình rất thú vị, bởi đồng dao là nét văn hóa nghệ thuật dân gian rất đặc sắc, gắn liền với đời sống bình dân. Em cũng xin có ít góp ý với đề cương của mình thế này:
- Ở chương 1, chị nên thêm khái niệm về lễ hội ở Nhật Bản bởi ở chương này cần giải quyết hết các khái niệm có liên quan đến thuật ngữ mà đề tài đưa ra.
- Và ở chương 3, các đề mục của mình có mâu thuẫn không khi tên đề tài là nói về đồng dao qua thông qua một số lễ hội, và theo em nghĩ thì chị nên đề cập nhiều về dấu ấn của đồng dao trong lễ hội (tức trong lễ hội đó, đồng dao được sử dụng khi sinh hoạt vui chơi cộng đồng chẳng hạn, và người ta thường sử dụng các bài đồng dao nào...) hơn là giới thiệu đồng dao về lễ hội.

Em mong đóng góp này sẽ giúp ích được đề tài.
Thân,
Bích Hồng
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ L

Gửi bàigửi bởi Hoàng Thị Vân Anh » Chủ nhật 13/10/19 11:29

Trần Thị Bích Hồng đã viết:Chào chị Vân Anh!
Em cảm thấy đề tài của mình rất thú vị, bởi đồng dao là nét văn hóa nghệ thuật dân gian rất đặc sắc, gắn liền với đời sống bình dân. Em cũng xin có ít góp ý với đề cương của mình thế này:
- Ở chương 1, chị nên thêm khái niệm về lễ hội ở Nhật Bản bởi ở chương này cần giải quyết hết các khái niệm có liên quan đến thuật ngữ mà đề tài đưa ra.
- Và ở chương 3, các đề mục của mình có mâu thuẫn không khi tên đề tài là nói về đồng dao qua thông qua một số lễ hội, và theo em nghĩ thì chị nên đề cập nhiều về dấu ấn của đồng dao trong lễ hội (tức trong lễ hội đó, đồng dao được sử dụng khi sinh hoạt vui chơi cộng đồng chẳng hạn, và người ta thường sử dụng các bài đồng dao nào...) hơn là giới thiệu đồng dao về lễ hội.

Em mong đóng góp này sẽ giúp ích được đề tài.
Thân,
Bích Hồng

Chào em Hồng,
Chị cảm ơn những góp ý rất hữu ích của em nhé!
Chị sẽ xem lại và hoàn thiện bài của mình tốt hơn.

Thân mến,
RANDOM_AVATAR
Hoàng Thị Vân Anh
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:02
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ L

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan » Chủ nhật 13/10/19 14:08

Chào Vân Anh!
Chị có xem qua sơ đồ cấp hệ của em, cấp độ zero là "văn hóa nghệ thuật".
Theo sách "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" trong phần "cấu trúc hệ thống văn hóa" của thầy Thêm có nêu "...M.S.Kagan cũng chia văn hóa ra ba thành tố, trong đó, bên cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật [1974: 188 - 208]; nhưng có nghệ thuật nào không phục vụ nhu cầu tinh thần". Nên em có thể nghiên cứu lại cấp độ zero thử!
Xuân Lan
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Xuan Lan
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ L

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan » Chủ nhật 13/10/19 14:33

Chào Vân Anh!
Chị đã xem qua đề cương của em, chị xin góp chút ý kiến nhé!
Ngay từ tên đề tài em đã sử dụng từ "nghệ thuật dân gian", và thời gian nghiên cứu em chọn từ trước khi hình thành đến nay.
Vì vậy ở phần phương pháp nghiên cứu em nên sử dụng thêm "phương pháp so sánh" để so sánh đối tượng nghiên cứu từ lúc trước khi hình thành, trong quá trình hình thành, và những biến đổi của đối tượng trong từng giai đoạn lịch sử...
Em có thể tham khảo phương pháp so sánh của PGS.Chu Xuân Diên: VỀ PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRONG NGHIÊN CỨUVĂN HOÁ DÂN GIAN trên website vanhoahoc.edu.vn (chuyên mục Phương pháp NC trong VHH; Lý luân VHH)
Chúc em làm bài thật tốt!
Xuân Lan
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Xuan Lan
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ L

Gửi bàigửi bởi Hoàng Thị Vân Anh » Chủ nhật 13/10/19 16:05

Nguyen Thi Xuan Lan đã viết:Chào Vân Anh!
Chị đã xem qua đề cương của em, chị xin góp chút ý kiến nhé!
Ngay từ tên đề tài em đã sử dụng từ "nghệ thuật dân gian", và thời gian nghiên cứu em chọn từ trước khi hình thành đến nay.
Vì vậy ở phần phương pháp nghiên cứu em nên sử dụng thêm "phương pháp so sánh" để so sánh đối tượng nghiên cứu từ lúc trước khi hình thành, trong quá trình hình thành, và những biến đổi của đối tượng trong từng giai đoạn lịch sử...
Em có thể tham khảo phương pháp so sánh của PGS.Chu Xuân Diên: VỀ PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRONG NGHIÊN CỨUVĂN HOÁ DÂN GIAN trên website vanhoahoc.edu.vn (chuyên mục Phương pháp NC trong VHH; Lý luân VHH)
Chúc em làm bài thật tốt!
Xuân Lan

Dạ, em chào chị Lan,

Em cảm ơn những ý kiến từ chị. Em xin ghi nhận và sẽ tìm hiểu thêm để hoàn thiện bài làm của mình từ những góp ý của chị.

Trân trọng,
RANDOM_AVATAR
Hoàng Thị Vân Anh
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:02
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ L

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Chủ nhật 13/10/19 22:12

Chị Vân Anh ơi!
Em thấy đồng dao có nhiều lọai như là: câu hát trẻ em, các trò chơi, hát ru em...
Nên nếu trong chương 2 của đề tài này Chị đưa vào vài ví dụ cụ thể minh họa thì sẽ thú vị hơn. Em nghĩ vậy :D
Em không tìm hiểu nhiều về đồng dao, nên mong bài viết này của Chị !hihi
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ L

Gửi bàigửi bởi Hoàng Thị Vân Anh » Thứ 2 14/10/19 0:35

Lê Truyến đã viết:Chị Vân Anh ơi!
Em thấy đồng dao có nhiều lọai như là: câu hát trẻ em, các trò chơi, hát ru em...
Nên nếu trong chương 2 của đề tài này Chị đưa vào vài ví dụ cụ thể minh họa thì sẽ thú vị hơn. Em nghĩ vậy :D
Em không tìm hiểu nhiều về đồng dao, nên mong bài viết này của Chị !hihi


Chào Truyến,

Cảm ơn góp ý của em nhé!
Theo chị tìm hiểu về nội dung đồng dao thì có 1 số loại như em đã đề cập tới như "khúc hát ru", "trò chơi",...Phần này nằm trong mục phân loại đồng dao và cụ thể gồm những loại nào thì chị sẽ triển khai rõ hơn trong nội dung bài làm em ạ.
Còn "bài hát trẻ em" không thuộc đồng dao và chị cũng đưa "bài hát trẻ em" vào mục phân biệt đồng dao với các thể loại khác.

Cảm ơn em nha.
Thân mến,
RANDOM_AVATAR
Hoàng Thị Vân Anh
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:02
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI

Gửi bàigửi bởi Hoàng Thị Vân Anh » Chủ nhật 20/10/19 14:24

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3:
Sưu tầm Tài liệu tham khảo và thực hành Document Map
Tên đề tài: NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI
----------------------------------------------------------------------------------------------
I. Tài liệu tham khảo
A. TIẾNG VIỆT
1. Trúc Chi. (2000). Thơ và tuổi thơ. Hà Nội: Thanh niên.
2. Trần Gia Linh (tuyển chọn và giới thiệu). (2007). Kho tàng đồng dao Việt Nam. Hà Nội: Giáo dục.
3. Nhiều tác giả. (1983). Bàn về văn học thiếu nhi. Hà Nội: Kim Đồng.
4. Bùi Công Hùng. (2000). Quá trình sáng tạo thơ ca. Hà Nội: Văn hóa Thông tin.
5. Vĩnh Sính. (2016). Việt Nam và Nhật bản giao lưu văn hóa. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
B. TIẾNG NHẬT
6. Shuto Yoshiki. (2015). Đồng dao cận đại- văn hóa trẻ em và những biến đổi về phương tiện truyền thông. Nhật Bản: Iwanami (周東美
材. (2015). 童謡の近代―メディアの変容と子ども文化. 岩波書店)
7. Arai Tsuneyasui. (1990). Nghệ thuật và lễ hội Nhật Bản. Nhật Bản: Gyosei (新井恒易. (1990). 日本の祭りと芸能. ぎょうせい株式会
社)
8. Kamisho Ichiro. (2005). Từ điển Đồng dao Nhật Bản. Nhật Bản: Tokyotou (上笙一郎. (2005). 日本童謡事典. 東京党出版)
9. Inoue Eiji Inoue Eiji. (2018). Lịch sử 100 năm đồng dao- thời kỳ có mặt các ca sĩ hát đồng dao. Nhật Bản: Ronsatsusha (井上英二
(2018). 童謡百年史 -童謡歌手がいた時代. 論刷社)
10. Saijou Yaso. Nói chuyện về đồng dao hiện đại. Nhật Bản: Shinchosha (西条八十. (2014). 現代童謡講話. 新潮社)
C. TIẾNG ANH
11. Hiroyuki Ozawa. (1999). John Bester (Translated). The great festival of Japan- Spectacle and spirit. Kodansha International Ltd.,
Kodansha American, Inc.
12. H. Paul Varley. (1987). Japanese Culture. Charlese Tuttle Company.
13. Yoichi Sugiwa & John K. Gillespie. (1993). Traditional Japanese Culture and Modern Japan. Natsume Tokyo.
14. E.O.Reichauer. (1992). Japan - The story of a Nation. Charlese Tuttle Company.
15. Suwa Haruo (1991). Nihon no Matsuri to genjitsu. Yoshikawa Hiroshi.

II. Thực hành Document Map
Hình ảnh
-----------------------------------
Em rất mong nhận được sự góp ý từ Thầy và các bạn ạ.
Em xin cảm ơn.
Học viên: Hoàng Thị Vân Anh
RANDOM_AVATAR
Hoàng Thị Vân Anh
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:02
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 5 lần

NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄHỘI

Gửi bàigửi bởi Hoàng Thị Vân Anh » Chủ nhật 03/11/19 13:26

Bài tập thực hành 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Tên đề tài: NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI

-----------------------------
I. Các định nghĩa
Bước 1: Tìm các định nghĩa
a, Wikipedia:
“Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em.”
b, Tài liệu tiếng Việt:
- Nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh (1997): “Đồng dao là những bài hát truyền miệng trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên.”
- Tác giả Hoàng Tiến Tựu ( Văn học dân gian Việt Nam, 2001): “Đồng dao là hình thức thơ ca truyền thống của trẻ em trong nhân dân thuộc các lứa tuổi khác nhau.”
- Các nhà nghiên cứu khác:
+ “Đồng dao là những tác phẩm văn học dân gian, không thuộc một thể loại cụ thể nào, được trẻ em truyền miệng.”
+ “Đồng dao là những lời hát dân gian thuộc một thể loại văn học dân gian nhất định và trẻ em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu của sự sáng tạo và diễn xướng.”
c, Tài liệu tiếng Nhật:
“Đồng dao là những bài hát dành cho trẻ em, liên quan đến hoạt động của trẻ em, được chính trẻ em sáng tạo ra và được kế thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác.”
Bước 2: Phân tích định nghĩa
Các định nghĩa trên đều thể hiện rõ góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu cụ thể ở đây là tiếp cân dưới góc độ văn học dân gian. Tuy cách diễn đạt và câu chữ có khác nhau nhưng đều có nhận thức khá thống nhất về khái niệm “đồng dao”.
Bước 3: Xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những thiếu sót cần bổ sung
Có thể thấy rõ đồng dao là thể loại mang tính dân gian gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, gắn bó với sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội qua nhiều năm lịch sử. Vì vậy, đồng dao cũng cần được coi là một loại hình nghệ thuật dân gian để bổ sung và hiểu rõ hơn về thể loại này.
Bước 4: Xác định đặc trưng giống để quy khái niệm được định nghĩa vào
Đặc trưng giống : loại hình có tính dân gian.
Bước 5: Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm lưu hành, xác định ngoại diên của khái niệm
Ngoại diên của khái niệm: giá trị văn hóa con người sáng tạo ra có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, suy nghĩ, niềm tin, tình cảm của con người như xướng ca, warabeuta (bài hát trẻ em)
Bước 6: Xác định các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm liên quan
- Hình thức thơ ca truyền thống;
- Dành cho trẻ em (sáng tác, thể hiện);
- Liên quan đến các hoạt động của trẻ em.
Bước 7: Tổng hợp kết quả bước 4 và 6 thành một định nghĩa
Đồng dao là những sáng tác dân gian dành cho trẻ em, được các em diễn xướng và lưu truyền, được sáng tác dành cho trẻ em, phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, ca hát của trẻ.

II. Sơ đồ định nghĩa

Hình ảnh

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài tập thực hành 5: LẬP BẢNG SO SÁNH
Tên đề tài: NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI

------------------------------
BẢNG SO SÁNH

Hình ảnh

________________________
Em luôn mong nhận được những góp ý từ Thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Học viên: Hoàng Thị Vân Anh
RANDOM_AVATAR
Hoàng Thị Vân Anh
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:02
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ L

Gửi bàigửi bởi Hoàng Thị Vân Anh » Thứ 7 09/11/19 22:57

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Hoàng Thị Vân Anh
MSHV: 18831060109
Lớp: CAH Khoá 18 đợt 2
ĐT: 0982.869.975
Email: akivananh@gmail.com
------------------------------------------------------------------------------------------
CHỈNH SỬA CÁC BÀI TẬP TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 5

BÀI THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH TÊN ĐỀ TÀI
Tên đề tài: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Nghệ thuật dân gian] [<đồng dao Nhật Bản> <một số lễ hội>]
- Cụm từ trung tâm: Văn hoá
- Cụm từ định tố: Đồng dao Nhật Bản
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đồng dao
+ Không gian: Nhật Bản
+ Chủ thể: Người Nhật
+ Thời gian: Từ khi ra đời đến nay
3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Đồng dao >< Xướng ca
+ Giai đoạn thoái trào >< Giai đoạn phát triển
+ Đồng dao Nhật Bản >< Đồng dao Việt Nam
- Giả thuyết nghiên cứu: Đồng dao là một thành tố gắn bó, góp phần quan trọng làm nên diện mạo và thành tựu chung của các loại hình nghệ thuật, giúp hình thành trong tâm hồn trẻ em những cảm xúc phong phú.
- Mục đích nghiên cứu: Từ những khảo cứu của tác giả có thể giúp cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung của đồng dao Nhật, qua đó hiểu thêm về giá trị, vai trò to lớn của thể loại này trong loại hình nghệ thuật dân gian nước nhà. Đồng thời đóng góp và thúc đẩy các nghiên cứu khác mở rộng và chuyên sâu hơn về Nhật Bản nói chung và đồng dao Nhật Bản nói riêng.
------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG
Tên đề tài: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI
DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
“Sự thần kỳ kinh tế” cùng với những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội của Nhật Bản hiện đại đã thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về đồng dao Nhật Bản. Vốn xuất thân là một sinh viên ngành tiếng Nhật nên em mong muốn áp dụng những kiến thức sẵn có cùng những tài liệu thu thập được để tìm tòi nghiên cứu về đồng dao Nhật Bản.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những khảo cứu của tác giả có thể giúp cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung của đồng dao Nhật, qua đó hiểu thêm về giá trị, vai trò to lớn của thể loại này trong loại hình nghệ thuật dân gian nước nhà. Đồng thời đóng góp và thúc đẩy các nghiên cứu khác mở rộng và chuyên sâu hơn về Nhật Bản nói chung và đồng dao Nhật Bản nói riêng.
3. Lịch sử nghiên cứu
- Tài liệu Tiếng Việt
- Tài liêu Tiếng Anh
- Tài liệu Tiếng Nhật
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đồng dao Nhật Bản
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nhật Bản
+ Phạm vi thời gian: Từ khi ra đời đến nay
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Là nghiên cứu đầu tiên nhằm giới thiệu, phân tích, mở ra hướng tiếp cận đầu tiên đối với đồng dao Nhật Bản.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp người đọc tiếp cận gần hơn với vẻ đẹp của loại hình nghệ thuật dân gian Nhật Bản, qua đó nâng cao ý thức coi trọng giá trị văn hóa cổ truyền của nước nhà.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu: thấy được cái nhìn khái quát về Đồng dao và những ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá tinh thần của người Nhật.
- Phương pháp lịch sử: làm rõ quá hình hình thành, tồn tại và phát triển của Đồng dao qua các thời kỳ.
- Phương pháp so sánh: phát hiện điểm tương đồng và dị biệt giữa đồng dao với các thể loại liên quan như xướng ca, bài hát cho trẻ em,…
- Nguồn tài liệu: những tài liệu giới thiệu tổng quát về đồng dao, những luận văn, tạp chí chuyên ngành về đồng dao của các nhà nghiên cứu, Hiệp hội đồng dao Nhật Bản,…Điều tra thực tế bằng việc khảo sát thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu với đối tượng người Nhật.
7. Bố cục đề tài:
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn dự kiến gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm nghệ thuật dân gian, đồng dao.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại đồng dao.
1.1.3. Phân biệt đồng dao với xướng ca và bài hát cho trẻ em (warabeuta).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Sơ lược về Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
1.2.2. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của đồng dao.
1.2.3. Quá trình ra đời và hoạt động của tạp chí con chim đỏ - “cha đẻ” của đồng dao.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG II: DẤU ẤN MỘT SỐ LỄ HỘI THỂ HIỆN TRONG ĐỒNG DAO
2.1. Giới thiệu về lễ hội Nhật Bản.
2.2. Đặc điểm của đồng dao về lễ hội.
2.3. Giá trị và chức năng của đồng dao về lễ hội.
Tiểu kết chương II
CHƯƠNG III: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐỒNG DAO HIỆN NAY
3.1 Bối cảnh hiện nay của đồng dao Nhật Bản.
3.2 Tư duy đồng dao Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay.
Tiểu kết chương III
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------------------------------------------------------------------
Em luôn mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Học viên: Hoàng Thị Vân Anh
RANDOM_AVATAR
Hoàng Thị Vân Anh
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:02
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 5 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

cron