KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Gửi bàigửi bởi PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH » Thứ 3 15/10/19 8:48

Chào chị,

Ý kiến của em là về phần sơ đồ nếu đặt vấn đề nào ở giữa thì vấn đề đó là chính. Theo sơ đồ chị đặt nông nghiệp nhưng nội dung lại là công nghiệp, kinh tế.
Mong ý kiến của em sẽ giúp ích cho chị.
Phương Anh
RANDOM_AVATAR
PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Chủ nhật 06/10/19 7:15
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 15 lần

Re: KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Gửi bàigửi bởi Bùi Thị Thanh Trúc » Thứ 4 16/10/19 11:27

PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH đã viết:Chào chị,

Ý kiến của em là về phần sơ đồ nếu đặt vấn đề nào ở giữa thì vấn đề đó là chính. Theo sơ đồ chị đặt nông nghiệp nhưng nội dung lại là công nghiệp, kinh tế.
Mong ý kiến của em sẽ giúp ích cho chị.
Phương Anh

Chị hiểu rồi em, sơ đồ chắc chị phai xem lại rồi.
chị cảm ơn em nhiều nhé
RANDOM_AVATAR
Bùi Thị Thanh Trúc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Gửi bàigửi bởi Bùi Thị Thanh Trúc » Thứ 3 12/11/19 10:41

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5: LẬP BẢNG SO SÁNH

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Bùi Thị Thanh Trúc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Gửi bàigửi bởi Bùi Thị Thanh Trúc » Thứ 3 12/11/19 10:44

BÀI TẬP THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Bùi Thị Thanh Trúc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Gửi bàigửi bởi Bùi Thị Thanh Trúc » Thứ 6 06/03/20 20:19

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Bùi Thị Thanh Trúc
Lớp: Châu Á học 2018-2
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài

Tên đề tài: CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: Cải cách Kinh tế Nhật Bản
- Cụm từ định tố: <Sau chiến tranh thế giới thứ hai >
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế Nhật Bản
- Phạm vi nghiên cứu: Nhật Bản
+ Giới hạn không gian: Nhật Bản
+ Giới hạn chủ thể: con người Nhật Bản
+ Giới hạn thời gian: trước chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh thế giới thứ hai và hiên nay.
3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh

Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Nhật Bản>< Hàn Quốc=> Không rõ ràng, mâu thuẫn? =>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+ Nhật Bản>< Trung Quốc=> Không rõ ràng, mâu thuẫn? =>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
+ Trước chiến tranh >< Sau chiến tranh=>Không rõ ràng, mâu thuẫn?=>Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Giả thiết nghiên cứu: Từ một đất nước bị thiệt hại nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn sau chiến tranh thế giới thứ hai nhưng hiện nay là một cường quốc về kinh tế, vậy Nhật Bản đã làm gì để giúp đất nước thoát khỏi tình trạng kinh kế khủng hoảng này? Những chính sách của chính phủ cũng như những hoạt động của nhân dân đã đóng góp như thế nào cho công cuộc cải cách này? Những thành tựu Nhật Bản đạt được là do đâu? Có những điều kiện thuận lợi cũng như gặp khó khăn gì trong cuộc cải cách..?

--------------------------------------------------------------
Bài Thực hành 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG
Tên đề tài: CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬT BẢN
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
- Nhắc đến Nhật Bản người ta nghĩ đến một đất nước có nền văn hoá phong phú đa dạng, con người nghiêm túc, chăm chỉ và hơn cả là cả một nền kinh tế có vị thế trên thế giới. Tại sao Nhật Bản từ một nước bị ảnh hưởng hết sức nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai mà giờ đây lại có thể phát triển trở thành một cường quốc kinh tế.
- Học ngành ngôn ngữ Nhật, vì thế không chỉ muốn tìm hiểu về ngôn ngữ mà về mặt kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài, Tìm hiểu thêm về kinh tế Nhật Bản nói chung cũng như nền công nghiệp nói riêng để hiểu rõ hơn về sự vươn lên vượt bậc của Nhật Bản sau chiến tranh.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Các công trình nghiên cứu
- Luận văn cao học
- Các bài báo kinh tế
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Kinh tế Nhật Bản
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Nhật Bản
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Sau chiến tranh thế giới thứ II
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài mong muốn được đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu các Nhật Bản nói chung cũng như nền kinh tế Nhật Bản nói riêng, tiếp nối lịch sử nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước.
- Hiểu về nền kinh tế Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản
- Tạo thêm một nguồn tư liệu cho những ai quan tâm đế Nhật Bản nói chung và công nghiệp Nhật Bản nói riêng.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu: Thu thập thông tin từ những lĩnh vực khác nhau như du lịch, ẩm thực, văn hoá, những nguồn tư liệu liên quan đến như sách, báo, các trang web đáng tin cậy để phân tích và tổng hợp ra nguồn tài liệu phục vụ cho tiểu luận.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: Giúp định hướng, thống kê, phân tích cách nhìn, đánh giá vấn đề, từ đó rút ra những kết luận riêng để làm rõ sự chuyển biến kinh tế Nhật Bản so với các nước khác Phương pháp này được sử dụng suốt trong quá trình làm bài.
Khảo sát trực tiếp từ người Nhật: Từ các mối quan hệ trong nước cũng như đến trực tiếp khảo sát tại Nhật Bản.
7. Bố cục của luận văn
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm về cải cách
1.2. Khái quát về Nhật Bản
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.2.2. Bối cảnh chính trị, xã hội.
1.3. Khái quát chung về Kinh tế Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ II
1.4. Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II.
Tiểu kết chương I
Chương 2. NỘI DUNG CẢI CÁCH TẾ NHẬT BẢN
2.1 Công Nghiệp
2.1.1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn
2.1.1.1. Thuận lợi
2.1.1.2. Khó khăn
2.1.2. Những Chính sách của chính phủ
2.1.2.1. Chính sách đối nội
2.1.2.2. Chính sách đối ngoại
2.1.3. Hoạt động của nhân dân
2.2. Nông nghiệp
2.2.1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn
2.2.1.1. Thuận lợi
2.2.1.2. Khó khăn
2.2.2. Những Chính sách của chính phủ
2.2.2.1. Chính sách đối nội
2.2.2.2. Chính sách đối ngoại
2.2.3. Hoạt động của nhân dân
2.3. Thương mại – dịch vụ
2.3.1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn
2.3.1.1. Thuận lợi
2.3.1.2. Khó khăn
2.3.2. Những Chính sách của chính phủ
2.3.2.1. Chính sách đối nội
2.3.2.2. Chính sách đối ngoại
2.3.3. Hoạt động của nhân dân
2.4. Những hoạt động nhỏ lẻ của người dân
Tiểu kết chương II
Chương 3. ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CẢI CÁCH
3.1. Thành tựu của cuộc cách cách
Phân tích nguyên nhân
3.2. Hạn Chế của cuộc cải cách
Phân tích nguyên nhân
3.3. Triển vọng trong tương lai và thách thức
Tiểu kết chương III
KẾT LUẬN



Bài Thực hành 3: Sưu tầm tài liệu & sử dụng Document Map
I. SƯU TẦM TÀI LIỆU
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. (1999). Những biện pháp phục hồi kinh tế Nhật Bản, Việt Nam và Đông ngày nay – số 1 tháng 1 trang 39
2. Đào Trinh Nhất. (Tái bản 2018). Nhật Bản Duy Tân 30 năm, NXB TP.HCM.
3. Hoàng Thị Bích Loan. (2003. Vai trò của chính phủ một số nước công nghiệp phát triển trong phát triển kinh tế thị trường. Lý luận chính trị
4. Khixao Canamori. (1994). Cải tổ cơ cấu trong công nghiệp: Kinh nghiệm Nhật Bản: nhìn ra nước ngoài. Thông tin lý luận
5. Phạm Hưng Long, Nguyễn Như Diệm, Vũ Quốc Ca dịch (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hà Nội – Khoa học xã hội
6. Trần Quang Minh. (2002). Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong nền kinh tế Nhật Bản những năm 1990. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á.
7. Trần Quang Minh. (2004). Cải cách kinh tế Nhật Bản – một chặng đường nhìn lại. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á.
8. Vũ Văn Hà. (2001). Những yếu tố chủ yếu tác động đến kinh tế Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Nghiên cứu Nhật Bản
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NHẬT
9. 日本の文化 (Văn hoá Nhật Bản), ナツメ社, 2002
10. 日本の経済 (Kinh tế Nhật Bản), ナツメ社, 2002
11. 山川詳説日本史図録 ( Lịch sử Nhật Bản)
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
12. Sources of Japanese Tradition ( tư liệu về truyền thống Nhật Bản, 2 tập). New York: columbia Univerity Pres, 1968
13. The Culture of Japan (Văn hoá Nhật Bản) Nhà xuất bản Thế giới

WEBSITE
14. Lê Hồng Hiệp (dịch) (08/01/2019), Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe. http://www.nghiencuuquocte.org

II. DOCUMENT MAP

Hình ảnh


Bài Tập 4: Xây dựng định nghĩa:
1. Tìm và phân loại tất cả các định nghĩa hiện có về “cải cách”.\
(1) Theo sách Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông định nghĩa: “cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành”.
(2) Tác giả Hoàng Văn Việt trong tác phẩm Các quan hệ chính trị ở phương Đông lịch sử và hiện tại lại cho rằng: “cải cách là một quá trình tổng hợp cải tổ lại xã hội từ đầu, do chính quyền khởi động, với mục tiêu nhảy vọt chất lượng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, không có sự thay đổi cơ cấu chính trị”.
(3) Theo tác giả Nguyễn Trần Bạt thì “cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định”.
(4) Wikipedia Tiếng Việt: "Cải" là từ Hán-Việt có nghĩa là thay đổi, cách là phương pháp, hình thức hành động. Cải cách là thay đổi phương pháp, hành động của một công việc, hoặc một hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu tốt hơn.
2. Phân tích từng định nghĩa theo từng yêu cầu của định nghĩa.
(1) Hình thức rõ ràng, nội dung chưa khái quát được định nghĩa.
(2) Hình thức rõ ràng, khái quát được nội dung định nghĩa.
(3) Hình thức rõ ràng, chưa nêu lên được đầy đủ đặc trưng định nghĩa.
(4) Hình thức rõ ràng, ngắn gọn. dễ hiểu.
3. Phân loại định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai thiếu cần bổ sung.
Các định nghĩa đều thuộc loại nêu đặc trưng.
Các nét nghĩa chung có thể tiếp thu: là sự thay đổi, giải quyết một vấn đề nào đó, hướng tới cái tốt hơn, tiến bộ hơn.
Đặc trưng sai, bổ sung: không có.
4. Xác định đặc trưng giống để quy khái niệm vào định nghĩa
Khái niệm rộng hơn, cùng loại cấp Zero: Cải cách.
5. Tìm tất cả các khai niệm lưu hành, xác định ngoại diên của khái niệm
- Đổi mới
- Cách mạng
6. Tìm tất cả các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm liên quan.


Hình ảnh
7. Tổng hợp bước 4 và 6 thành một định nghĩa.
Cải cách là một quá trình làm cho tiến bộ hơn, phù hợp hơn với sự tiến bộ chung có mục đích rõ ràng, hoàn thành trong một thời gian nhất định.
II. Sơ đồ định nghĩa.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Bùi Thị Thanh Trúc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Gửi bàigửi bởi Bùi Thị Thanh Trúc » Thứ 6 06/03/20 20:29

Bài tập 5:LẬP BẢNG SO SÁNH


Hình ảnh

Bài tập 6: LẬP MÔ HÌNH


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Bùi Thị Thanh Trúc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 02/10/19 16:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách

cron