TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC NGỮ

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 3 08/10/19 1:27

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Lê Ngọc Truyến
Mshv:18831060124
Lớp: Châu Á học 2018 đợt 2
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: TÍNH THẨM MỸ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: Tính thẩm mỹ trong giao tiếp.
- Cụm từ định tố: <của người Nhật ><qua thành ngữ - tục ngữ>
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tính thẩm mỹ trong giao tiếp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Nhật Bản
+ Giới hạn chủ thể: Người Nhật.
+ Giới hạn thời gian: Toàn thời gian .
3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Văn hóa giao tiếp Nhật Bản >< Văn hóa giao tiếp Việt Nam
+ Thành ngữ - tục ngữ Nhật Bản >< Thành ngữ tục ngữ Việt Nam
+ Thông qua thành ngữ - tục ngữ >< Thông qua thực tế
- Giả thuyết nghiên cứu : Mục đích của giao tiếp: là truyền tải được những thông điệp của người gửi và người nhận thông điệp. Kĩ năng giao tiếp củng ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ của con người. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ cũng góp phần không nhỏ nhằm tạo nên thành công trong các cuộc giao tiếp.
---------------------------------------------------
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy , các anh chị và các bạn .
Em xin chân thành cảm ơn!
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi huongnguyenngocyen » Thứ 3 08/10/19 10:06

Trong Sơ đồ phân tích, Hương có góp ý:
Phần đối tượng:
- Nếu chọn Văn hóa giao tiếp Phương Tây và Văn hóa giao tiếp Phương Đông, thì ở giữa nên chọn là Văn hóa giao tiếp Nhật Bản.
Phần không gian:
- Nên chăng mình chọn giao tiếp trong lĩnh vực nào, ví dụ như: sinh hoạt hàng ngày, kinh doanh, giáo dục...
Thêm vào đó, có vẻ như mình chưa định vị được CKT nha!
Rất mong đóng góp của mình có ích cho bạn Truyến nhé!
Hình đại diện của thành viên
huongnguyenngocyen
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi Hoàng Thị Vân Anh » Thứ 3 08/10/19 10:23

Về sơ đồ phân tích, mình xin có 2 góp ý nhỏ:
1. Nên bổ sung cấp độ "chủ thể".
2. Ở cấp độ "đối tượng": lấy 2 đối tượng "văn hoá giao tiếp phương tây" và "văn hoá giao tiếp phương đông" để so sánh với đối tượng trung tâm là "tính thẩm mỹ trong giao tiếp" có hợp lý chăng?

Thân mến,
Hoàng Thị Vân Anh
RANDOM_AVATAR
Hoàng Thị Vân Anh
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:02
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Bích Hồng » Thứ 3 08/10/19 10:33

Chào chị Truyến
Em xin có chút góp ý với đề tài thế này:
Theo em, đề tài mình nghiên cứu đối tượng là tính thẩm mỹ vậy có chăng nên chọn cặp đối lập là tính phi thẩm mỹ trong giao tiếp, bởi đây là cặp mâu thuẫn không rõ ràng, nên có thể chọn là vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
Mong rằng chút góp ý của em sẽ giúp ích được đề tài.
Xin cám ơn!
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Bích Hồng
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/19 14:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 3 08/10/19 12:17

Chào bạn Hồng !
Mình sẽ xem xét lại cách đưa ra vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
Mong nhận được sự góp ý tiếp tục lần sau. Cảm ơn bạn !
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 3 08/10/19 12:23

Chào Chị Vân Anh !
Đoạn chủ thể em cũng bối rối quá ạ !
Em sẽ xem xét lại chủ thể của đề tài.
Cảm ơn vì sự góp ý của Chị.
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 3 08/10/19 12:27

Em chào Chị Yến Hương!
Em cũng đang cần sự góp ý về sơ đồ phân tích, xem đủ ý hay chưa. Đoạn này em rất cần sự góp ý của các anh chị và các bạn ạ!
Cảm ơn Chị đã góp ý nha !
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi Văn Thị Hạnh Dung » Thứ 3 08/10/19 12:38

Em chào chị Truyến ạ,
Em nghĩ "thành ngữ, tục ngữ" là không gian nghiên cứu ạ. Đây là ý kiến cá nhân của em thôi ạ. Chị xem xét xem có hợp lý không nha chị. Em cảm ơn chị rất nhiều ạ.
RANDOM_AVATAR
Văn Thị Hạnh Dung
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 14:54
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 5 10/10/19 6:33

Văn Thị Hạnh Dung đã viết:Em chào chị Truyến ạ,
Em nghĩ "thành ngữ, tục ngữ" là không gian nghiên cứu ạ. Đây là ý kiến cá nhân của em thôi ạ. Chị xem xét xem có hợp lý không nha chị. Em cảm ơn chị rất nhiều ạ.

Cảm ơn bạn đã góp ý nha ! Mình đang xem xét lại và chỉnh sửa. Hy vọng luôn nhận được sự góp ý của bạn, Cảm ơn bạn !
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍNH THẨM MỸ TRONG GT CỦA NGƯỜI NHẬT QUA THÀNH NGỮ TỤC N

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 5 10/10/19 6:37

huongnguyenngocyen đã viết:Trong Sơ đồ phân tích, Hương có góp ý:
Phần đối tượng:
- Nếu chọn Văn hóa giao tiếp Phương Tây và Văn hóa giao tiếp Phương Đông, thì ở giữa nên chọn là Văn hóa giao tiếp Nhật Bản.
Phần không gian:
- Nên chăng mình chọn giao tiếp trong lĩnh vực nào, ví dụ như: sinh hoạt hàng ngày, kinh doanh, giáo dục...
Thêm vào đó, có vẻ như mình chưa định vị được CKT nha!
Rất mong đóng góp của mình có ích cho bạn Truyến nhé!

Em chào Chị Yến Hương!
Em cũng đang cần sự góp ý về sơ đồ phân tích, xem đủ ý hay chưa. Đoạn này em rất cần sự góp ý của các anh chị và các bạn ạ!
Cảm ơn Chị đã góp ý nha !
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến206 khách