NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang Pham Thi » Thứ 3 08/10/19 2:02

Đề tài: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT GIAI ĐOẠN 1992 – 2017
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phạm Thị Thùy Trang
MSHV: 18831060123
Lớp: Cao học Châu Á học
---------------------------------------------------------
Bài tập thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT GIAI ĐOẠN 1992 – 2017
1. Phân tích cấu trúc của tên tiêu đề:
(Điểm khác biệt) (<ngôn ngữ văn hóa Hàn – Việt> giai đoạn 1992 – 2017).
- Cụm từ trung tâm: Điểm khác biệt
- Cụm từ định tố: ngôn ngữ văn hóa Hàn – Việt, giai đoạn 1992 – 2017.
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: điểm khác biệt
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: ngôn ngữ văn hóa Hàn – Việt
+ Chủ thể: người Hàn, người Việt
+ Thời gian: từ 1992 – 2017.
3. Lập sơ đồ cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh
4. Xác định các cặp đối lập cơ bản  xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu:
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Điểm khác biệt >< Điểm tương đồng => Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
+ Ngôn ngữ văn hóa >< ngôn ngữ giao tiếp => Không rõ ràng, mâu thuẫn => cần đi sâu nghiên cứu.
+ Hàn Quốc >< Việt Nam => rõ ràng, ít mâu thuẫn.
+ Giai đoạn 1992 – 2017 >< trước đây => rõ ràng, ít mâu thuẫn.
- Giả thiết nghiên cứu: Trước đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG nhưng rất ít đề tài nghiên cứu NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT nên người viết muốn đào sâu những điểm khác biệt từ đó có thể hiểu thêm ngôn ngữ văn hóa giữa hai nước Việt – Hàn. Mặc khác, giai đoạn 1992 – 2017 là 25 năm mối quan hệ ngoại giao Việt – Hàn càng tô rõ ngôn ngữ văn hóa đã, đang và sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập của hai nước.
--------------------------
Em rất mong được sự đóng góp của quý Thầy / Cô, các Anh / Chị và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Phạm Thị Thùy Trang
Hình đại diện của thành viên
Thuy Trang Pham Thi
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 15:28
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi đỗ văn duy thịnh » Thứ 3 08/10/19 10:08

Ms Trang ơi
cụm từ "Ngôn ngữ văn hóa" thấy lạ lạ, thường thì hay nghe "Văn hóa ngôn ngữ"
Trang giải ảo dùm chữ đó cho mình nha
RANDOM_AVATAR
đỗ văn duy thịnh
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 5 10/10/19 7:13

Chị Trang ơi !
Em thường thấy khác biệt về" ngôn ngữ" hoặc "văn hóa". Vậy cụm "ngôn ngữ văn hóa" phải chăng nên tách riêng ra 1 chút cho người đọc dễ hiểu? hay là chị làm bao quát hết vậy Chị?
Nói chung như vậy lo là đề tài rông quá ạ !
Chút góp ý của em. hihi
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Xuan Lan » Chủ nhật 13/10/19 0:12

Chào em Trang!
Chị nghĩ ngôn ngữ và văn hóa là hai thuật ngữ độc lập, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nếu sử dụng hai thuật ngữ này gần nhau mà không có từ ngăn cách, sẽ gây khó hiểu.
Còn giao tiếp chị thấy thường được sử dụng dưới những hình thức như là "văn hóa giao tiếp"; "kỹ năng giao tiếp"...
Về mặt thời gian, em có thể so sánh với giai đoạn trước đó.
Chúc em học tốt
Xuân Lan
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Xuan Lan
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Ming Ming » Thứ 2 14/10/19 9:30

Em chào chị Trang,
Em là Diễm Minh
Em nghĩ với nội dung đề tài này, mình có thể đặt lại tên là ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HÀN - VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA HỌC :D :D :D
Trân trọng.
RANDOM_AVATAR
Ming Ming
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 11:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang Pham Thi » Thứ 2 14/10/19 17:16

Môn học : Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng Viên : GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên : Phạm Thị Thùy Trang
MSHV : 18831060123
Lớp : Cao học Châu Á học
Tên đề tài : NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN VIỆT GIAI ĐOẠN 1992 – 2017
---------------------------------------------------------------------------------------------
Bài thực hành 2: Lập đề cương
DẪN NHẬP :
1.Lý do chọn đề tài :
- Mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu chính thức và tốt đẹp dần lên trong giai đoạn 1992-2017 làm cho các vấn đề kinh tế,văn hoá,xã hội cũng được giao thoa và cùng ảnh hưởng sâu sắc.
- Trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá ấy ngôn ngữ là phương tiện có vai trò quan trọng.
- Nhưng trong quá trình học và vận dụng ngôn ngữ do không thông hiểu văn hoá mà người Việt lẫn người Hàn thường xảy ra hiểu lầm hoặc có những hoàn cảnh dở khóc dở cười không đáng có trong giao tiếp.
- Học viên muốn nghiên cứu sâu sắc những điểm khác biệt để giúp người tham gia giao tiếp nắm bắt được sự khác biệt văn hoá mà vận dụng ngôn ngữ đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
- Mặc khác, bản thân tác giả là giáo viên giảng dạy cả hai loại ngôn ngữ này nên cảm nhận được sự cần thiết và thú vị trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu :
- Hiểu rõ thêm về mối quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc và những vấn đề quan trọng thiết yếu giúp ích cho mối quan hệ hữu nghị này
- Biết rõ hơn những điểm khác biệt giữa hai nền ngôn ngữ văn hoá rồi có những vận dụng thông minh hơn để đạt được mục tiêu giao tiếp cao nhất .
3. Lịch sử vấn đề :
- Tiếng Việt…
- Tiếng Hàn....
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ văn hoá Hàn - Việt
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Hàn Quốc, Việt Nam
+ Giới hạn chủ thể: Người Hàn, người Việt
+ Giới hạn thời gian: Giai đoạn 1992-2017
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7 . Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn dự kiến 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Ngôn ngữ văn hóa
1.1.2. Điểm dị biệt và tương đồng
1.2. Mối quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam
1.2.1 Từ xưa cho đến nay
1.2.2 Giai đoạn 1992 – 2017
Tiểu kết chương 1.
CHƯƠNG 2 : DỊ BIỆT TRONG HÀNH VI ỨNG XỬ
2.1. Ứng xử giao tiếp hàng ngày
2.2. Ứng xử giao tiếp không lời
Tiểu kết chương 2.
CHƯƠNG 3: DỊ BIỆT TRONG NGÔN TỪ, CA DAO, TỤC NGỮ
3.1. Sự đa dạng trong ngữ nghĩa từ vựng
3.2. Sự giáo huấn thông qua ca dao tục ngữ
Tiểu kết chương 3.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đọc để bài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn!
Hình đại diện của thành viên
Thuy Trang Pham Thi
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 15:28
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Lê Truyến » Thứ 6 18/10/19 11:48

Chào chị Trang !
Em thấy có cần nêu vài điểm giống nhau để tăng thêm sự khác nhau-tương phản cho đề tài không chị? Thêm vào, hoặc đen xen vào chương 2 chẳng hạn. hihi
Chúc Chị làm bài tốt nhé !
RANDOM_AVATAR
Lê Truyến
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 10:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang Pham Thi » Thứ 2 21/10/19 23:29

BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
Môn học : Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng Viên : GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên : Phạm Thị Thùy Trang
MSHV : 18831060123
Lớp : Châu Á Học 2018 (đợt 2)
Email : toantrang0310@gmail.com
SĐT: 0937097945
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng Document map
Tên đề tài : SỰ KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT GIAI ĐOẠN 1992 – 2017
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu chữ Latin

1.Andrew C.Nahm, Nguyễn Kim Dân (biên dịch). (2005). Lịch sử và Văn hóa bán đảo Triều Tiên. Hà Nội. NXB Văn hóa thông tin.
2. An Châu & Trung Vĩnh. (2007). Đất nước Hàn Quốc. NXB Từ điển Bách Khoa.
3. Khoa ngữ văn ĐHKHXH & NV ĐH Quốc gia Hà Nội.(2002). Tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin.
4. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Việt – Hàn. (2012). Hoàng Thúc Lý Long Tường và mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Korea từ quá khứ đến hiện tại. Tp. Hồ Chí Minh.
5. Lê Huy Tiêu. (2011). Một vài đặc điểm về kết cấu ý thức của người Hàn. Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc.
6. Lê Quang Thiêm. (2002). Các quá trình văn hóa - sức mạnh của sự tích hợp: Trường hợp văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam. Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc. Tp.HCM: NXB Đại học Quốc gia.
7. Lê Quang Thiêm. (2005). Khái niệm văn hóa văn minh và văn hóa truyền thống Hàn. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
8. Lê Thị Thu Giang. (2003). Ý thức gia đình Nho giáo trong cách suy nghĩ của người Hàn. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6 tr48.
9. Mai Ngọc Chừ. (2009). Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông. Hồ Chí Minh: NXB Phương Đông.
10. Nguyễn Đăng Duy. (2004). Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt.Hà Nội: NXB Hà Nội .
11. Nguyễn Đức Tồn. (2002). Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác). Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
12. Nguyễn Hữu Đạt. (2009). Đặc trưng ngôn ngữ giao tiếp Tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
13. Nguyễn Long Châu. (2000). Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. Hà Nội: NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Thế Hùng. (2001). Cẩm nang ứng xử - bí quyết trẻ lâu sống lâu. NXB Văn hóa thông tin.
15. Nguyễn Thị Tuyết Ngân. (1993). Đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ trong lối chửi của người Việt - T/c Ngôn ngữ, số1, tr.32-38. In lại trong : Việt Nam - những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa - HN : Hội Ngôn ngữ học VN.
16. Nhiều tác giả. (2002). Văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc. Tp.HCM: NXB Đại học Quốc gia.
17. Nguyễn Vũ Hảo. (2009). Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đề triết học. Hà Nội: Khoa Văn hóa học, Trường ĐHKH XH&NV, ĐHQG Hà Nội.
18.Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên). (1996). Các giá trị truyền thống và giá trị con người Việt Nam hiện nay. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.
19.Tạ Thị Thanh Tâm. (2009). Lịch sự trong giao tiếp Tiếng Việt. Tp.HCM: NXB Tổng hợp.
20.Toan Ánh. (1998). Việt Nam phong tục. Tp.HCM: NXB Trẻ.
21. Trần Ngọc Thêm. (1996/2004). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Tp.HCM: NXB Tp.HCM.
22.Trần Ngọc Thêm. (1995). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Tp.HCM: NXB Đại học Tổng hợp.
23.Trần Thị Thu Lương. (2011). Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc: từ truyền thống đến hiện đại. Tp.HCM: NXB Tổng hợp.
24.Trần Thị Thu Lương. Đặc trưng văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc: Tương đồng và khác biệt. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
25.Vũ Minh Chi. (2004). Nhân học văn hóa - con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
II. Tài liệu chữ Hàn
26.Mun Keum Hyeon. (2008).숙명여자대학교; 한국 (Đặc trưng và cách sử dụng lời chào xã giao trong tiếng Hàn). Hàn Quốc: Trường Đại học Nữ Suk Myeong.
27.Hong Min Pyo. (2006). 일어일문한연구, 한국일어일문학회 (Suy ngẫm về cách chào hỏi của người Hàn và người Nhật dưới góc nhìn ngôn ngữ)
28.한국민속의세계 (2002), 민속언어, 교려대학교문화연구원 (Thế giới trong dân tộc Hàn. Hàn Quốc: Ngôn ngữ dân tộc, Viện nghiên cứu văn hóa trường đại học Kyo Ryeo.
III. Tài liệu website
30.Bùi Mến. (2018). Văn hóa “Uri” độc đáo của người Hàn Quốc. Truy xuất từ:https://baomoi.com/van-hoa-uri-doc-dao-cua-nguoi-han-quoc/c/25158414.epi
31.Chương trình Hội thảo khoa học quốc tế “Sự tương đồng và khác biệt về đặc trưng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc”. Truy xuất từ:http://sejong.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=a7fe5322-e84a-4201-968d-70052c198aab
32.GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm. (2013). Tình hình nghiên cứu khoa học Korea ở Việt Nam. Truy xuất từ:http://tranngocthem.name.vn/nghien-cuu-vhh/vhh-the-gioi/50-tinh-hinh-nghien-cuu-van-hoa-korea-o-viet-nam.html
33.Hội thảo quốc tế “Sự tương đồng và khác biệt của văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam và tác động của nó tới hợp tác Hàn – Việt”. Truy xuất từ:http://sejong.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=9af1c50e-360f-4c8d-8b8a-bb4213b470ec
34.Khoa Đông Phương Học – Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. (Báo cáo NCKHSV) Một số biểu hiện khác biệt trong giao tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt. Truy xuất từ:http://dongphuonghoc.org/article/345/bao-cao-nckhsv-mot-so-bieu-hien-khac-biet-trong-giao-tiep-tieng-han-va-tieng-viet.html
35.Lê Thị Hương. (2015). Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật. Truy xuất từ:http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10909/1/02050004039-LUAN%20VAN.pdf
36.NewOcean. (2018). Những đặc điểm thú vị của tiếng Hàn. Truy xuất từ: https://duhochanquoc.org/nhung-dac-diem ... tieng-han/
37.Những khó khăn và sai lầm khi học tiếng Hàn Quốc.https://tienghan.info/details/nhung-kho-khan-va-sai-lam-khi-hoc-tieng-han-quoc.html
38.Ngọc Hà. (2018). Người Triều Tiên và Hàn Quốc không hiểu nhau dù chung ngôn ngữ. Truy xuất từ:https://news.zing.vn/nguoi-trieu-tien-va-han-quoc-khong-hieu-nhau-du-chung-ngon-ngu-post867799.html
39.Phan Thái Bình. (2017). Những cách ứng xử cần chú ý giữa người Việt và người Hàn. Truy xuất từ: http://stdjssh.scienceandtechnology.com ... d/459/850/
40.Phan Thái Bình. (2018). Một vài so sánh trong ứng xử giữa người Việt và người Hàn. Truy xuất từ: http://www.vns.edu.vn/images/6_NGHIEN_C ... ng-ung-xu/
41.Tiếng Hàn Quốc. Truy xuất từ:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_H%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c
42.Ra mắt sách “Đặc trưng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc. Tương đồng và khác biệt”. Truy xuất từ: http://sejong.hcmussh.edu.vn/?ArticleId ... 1d007b3478
43.Viet TN Group. Giải mã 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Hàn Quốc. Truy xuất từ: https://viettngroup.vn/du-hoc/van-hoa-han-quoc/
44.10 lý do cần đi học tiếng Hàn. Truy xuất từ:https://luyenthitienghan.com/details/10-ly-do-can-di-hoc-tieng-han.html
B. SỬ DỤNG DOCUMENT MAP

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Thuy Trang Pham Thi
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 15:28
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang Pham Thi » Thứ 3 12/11/19 10:21

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
1. Định nghĩa: Ngôn ngữ
- Định nghĩa 1: Theo V.I Lénine: Ngôn ngữ là “phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng nhất của con người”. Định nghĩa này cho rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, tồn tại song song với xã hội loài người.
- Định nghĩa 2: Trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Anghen cho rằng: “ngôn ngữ là ý thức thực tại, và cũng như ý thức ngôn ngữ cũng sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác”. Nghĩa là, ngôn ngữ tồn tại trong xã hội loài người với tư cách là một công cụ để con người giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau.
2. Phân tích định nghĩa:
- Định nghĩa 1:
Ưu điểm: Nêu lên được chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và tầm quan trọng của nó.
Nhược điểm: Thiếu hai đặc điểm đó là bản chất và nguồn gốc của nó.
- Định nghĩa 2:
Ưu điểm: Gần như nêu ra được hết bản chất, nguồn gốc và chức năng của ngôn ngữ.
Nhược điểm: Thiếu đi không gian tồn tại của ngôn ngữ và tầm quan trọng của nó trong xã hội con người.
3. Phân loại các định nghĩa:
Xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa, bổ sung.
Định nghĩa 1 và 2 đều là định nghĩa đặc trưng. Nét nghĩa chung là đặc trưng giao tiếp cần có của ngôn ngữ khi cần thiết phải giao dịch với người khác. Cần bổ sung thêm bản chất và nguồn gốc của ngôn ngữ vào định nghĩa 1 và tầm quan trọng của ngôn ngữ vào định nghĩa 2.
4. Xác định ngoại diên:
- Ngôn ngữ - văn hóa
- Ngôn ngữ - văn hóa khác biệt
- Ngôn ngữ - văn hóa Việt – Hàn
5. Xác định các tiêu chí (đặc trưng loài):
- Hình thức: cấu trúc ngôn ngữ.
- Đặc trưng: là tập hợp các đối tượng liên quan.
6. Xác định đặc trưng giống (Khái niệm rộng hơn cùng loại):
Là một ngôn ngữ - văn hóa trong lĩnh vực ngôn ngữ.
7. Xác định đặc trưng loài:
Hoạt động thuộc về đời sống tư duy của con người (phân biệt với đời sống lao động chân tay).
Mang đến cho con người đời sống hoàn thiện hơn (phân biệt với việc sử dụng ngôn ngữ không đi kèm với văn hóa).
Sản phẩm sơ bộ: hoạt động thuộc về đời sống tư duy của con người nhằm hiểu nhau hơn để tránh những bất đồng không đáng có.
Lập sơ đồ:


Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Thuy Trang Pham Thi
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 15:28
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN – VIỆT

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang Pham Thi » Thứ 3 12/11/19 10:24

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5: LẬP BẢNG SO SÁNH

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Thuy Trang Pham Thi
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 15:28
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến206 khách