VAI TRÒ CỦA TÍNH CÁCH DÂN TỘC TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VAI TRÒ CỦA TÍNH CÁCH DÂN TỘC TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Hà » Chủ nhật 13/10/19 23:55

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
MSHV:19831060104
Bài thực hành 2: Lập đề cương.

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của đề tài
Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA TÍNH CÁCH DÂN TỘC TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI CHO ĐẾN NAY( ĐỐI CHIẾU VỚI VIỆT NAM)
1. Lí do chọn đề tài.
Nhật Bản là một đảo quốc nhỏ nằm ở phía đông châu Á. Quốc gia phát triển nhất châu Á này tự hào đứng vị trí thứ 3, top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới ( xếp theo tổng giá trị nền kinh tế, số liệu tính đến tháng 6/2016). So với các nước trên thế giới, Nhật Bản là một đất nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nghèo nàn về tài nguyên và xã hội loạn lạc, bất ổn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trải qua nhiều biến động, cuối cùng kinh tế Nhật cũng đã khôi phục thần kỳ để rồi được tôn vinh là một đất nước văn minh và hiện đại bậc nhất trên thế giới. Vậy để hình thành một cường quốc như ngày hôm nay thì cần kết hợp rất nhiều yếu tố, trong đó, con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hưng thịnh của quốc gia. Vậy từ chính họ có những đặc trưng về tính cách gì để góp phần trong quá trình phát triển tạo vị thế Nhật Bản trên bản đồ thế giới. Tác giả muốn vận dụng những tri thức của mình để có thể đóng góp một phần vào sự hiểu biết về đất nước và con người Nhật Bản, cũng như thúc đẩy các nghiên cứu so sánh mở rộng và chuyên sâu hơn nữa đối với chuyên ngành khu vực học trong tương lai.

2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài này nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng tính cách của người Nhật và sự ảnh hưởng của họ trong công cuộc phát triển đất nước từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Để chứng minh cho điều đó tác giả sẽ lần lượt giải quyết 3 nhiệm vụ sau:
(1) Nêu những đặc điểm tính cách người Nhật ảnh hưởng từ yếu tố tự nhiên.
(2) Phân tích sự nỗ lực vươn lên của người Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
(3) So sánh tính cách của người Nhật và Việt trong công cuộc phát triển đất nước từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Lịch sử nghiên cứu.
- Tiếng Việt…
- Tiếng Anh…
- Tiếng Nhật...

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Tính cách của người Nhật
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nhật Bản
Thời gian: Sau chiến tranh thế giới thứ hai

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học: thông qua việc khảo cứu, hệ thống, phân tích, và luận giải về sự tác động của nhân dân Nhật Bản lên công cuộc đổi mới phát triển đất nước.
Về mặt thực tiễn: đề cương có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong ngành Nhật Bản học.

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.
- Phương pháp hệ thống.
- Tổng hợp và phân tích tài liệu.

7. Kết cấu đề tài.

Ngoài chương dẫn nhập và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Sự trỗi dậy vươn lên của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
Chương 3: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa tính cách người Nhật và Việt tác động đến sự ảnh hưởng quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-----------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Đặc trưng tính cách của người Nhật
1.2 Yếu tố hình thành tính cách dân tộc của người Nhật ( Nguồn gốc dân tộc, môi trường sống, loại hình kinh tế)
Tiểu kết
CHƯƠNG 2: SỰ TRỖI DẬY VƯƠN LÊN Ở NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
2.1 Nhận thức cải cách đất nước của nhân dân Nhật Bản
2.2 Nỗ lực phát triển của chính phủ và người dân xứ Mặt trời mọc.
2.2.1 Kinh tế
2.2.2 Giáo dục
2.2.3 Xã hội
Tiểu kết
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT VÀ VIỆT TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ẢNH HƯỞNG QUỐC GIA SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
3.1 Điểm tương đồng giữa tính cách người Nhật và Việt
3.2 Điểm khác biệt giữa tính cách người Nhật và Việt
3.3 Ảnh hưởng của tính cách người Nhật và người Việt trong quá trình phát triển mỗi quốc gia từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Tiểu kết

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------------------------------------------------------------
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy và các Anh Chị để hoàn thiện bài tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Hà
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 7:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 6 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách

cron