LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Gửi bàigửi bởi HoMienCAH » Thứ 5 19/12/19 23:31

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Hồ Thị Miền
Mshv: 176031060106
Lớp: Châu Á học 2017 đợt 2
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: Lệ làng truyền thống.
- Cụm từ định tố: <ý thức pháp luật><nông thôn Việt Nam>
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+Quan hệ người nông dân với lệ làng: ý thức sống và làm việc theo lệ làng của người dân nông thôn trong xã hội cổ truyền
+ Quan hệ người nông dân với pháp luật và định hướng pháp luật thời hiện đại
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Người nông dân ở nông thôn, nơi làng xã hình thành sớm, có kêt cấu xã hội bền chặt và ảnh hưởng sâu đậm của lệ làng.
+ Giới hạn chủ thể: Người nông dân tại nông thôn Việt Nam.
+ Giới hạn thời gian: Toàn thời gian .
3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Lệ làng truyền thống>< pháp luật thời hiện đại
+ Nông thôn >< Thành thị
+ Ý thức pháp luật >< Ý thức xã hội
---------------------------------------------------
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy , các anh chị và các bạn .
Em xin chân thành cảm ơn!
RANDOM_AVATAR
HoMienCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 16:03
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Gửi bàigửi bởi HoMienCAH » Thứ 5 19/12/19 23:58

Bài thực hành 2: Lập đề cương chi tiết
MỤC LỤC
DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài:
Lệ làng được coi là công cụ quản lý xã hội trong làng xã truyền thống. Bên cạnh giá trị tích cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội trên quy mô nhỏ hẹp của làng xã. Nhìn chung, lệ làng còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới việc hình thành ý thức pháp luật ở nông thôn. Đó là sự cản trở nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật của xã hội văn minh, hiện đại. Dó đó việc xây dựng xã hội dân chủ, văn minh hiện đại để hạn chế những tiêu cực của lệ làng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Lệ làng và ý thức pháp luật của người dân tại nông thôn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Quan hệ của người dân với lệ làng
- Quan hệ người dân với pháp luật
- Y thức sống và làm việc theo pháp luật của người dân .
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong môi trường làng xã tại nông thôn Việt nam, nơi làng xã hình thành sớm, có kết cấu xã hội chặt chẽ và chịu ảnh hưởng sâu đậm của lệ làng
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Lệ làng truyền thống và ý thức tư duy của người dân. Để nghiên cứu vấn đề này, tôi đã khảo sát tại các làng xã và tiến hành phân tích tài liệu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát tham dự
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp so sánh
6. Bố cục và nội dung đề tài:
Đề tài gồm có 3 chương (không bao gồm mở đầu và kết luận), gồm có:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển.
Chương 2: Mối quan hệ giữa lệ làng và pháp luật trong xã hội truyền thống
Chương 3: Lệ làng và ảnh hưởng của nó trong việc hình thành ý thức pháp luật cho người dân

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về văn hóa truyền thống:
- Văn hóa
- Tác phong
- Văn hóa truyền thống phương Đông
- Văn hóa truyền thống phương Tây
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chính sách của Đảng và Nhà nước; môi trường làng xã nông thôn Việt Nam
1.3. Quan điểm và lý thuyết tiếp cận
- Tiếp cận môi trường nông thôn thực tế
- Tiếp cận qua tài liệu nghiên cứu
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA LỆ LÀNG VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG
2.1 Lệ làng trong xã hội cổ truyền
2.1 .1 Làng xã Việt Nam trong quá trình lịch sử
2.1.2 Sự hình thành “lệ làng” và những nội dung cơ bản của nó

2.2 Lệ làng trong xã hội hiện đại
2.2.1 Sự biến đổi của “lệ làng” trong xã hội hiện đại
2.2.2 Ảnh hưởng của “lệ làng” trong xã hội hiện đại

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: LỆ LÀNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN
3.1 Lệ làng trong xã hội hiện đại và yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật
3.2 Nét đặc thù của “lệ làng” trong xã hội hiện đại
3.3 Những ảnh hưởng của “lệ làng” trong quá trình hình thành ý thức pháp luật

3.3.1 Ảnh hưởng tích cực
3.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
HoMienCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 16:03
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Gửi bàigửi bởi HoMienCAH » Thứ 4 25/12/19 8:29

Bài tập 3: SƯU TẦM TÀI LIỆU VÀ SỬ DỤNG DOCUMENT MAP
1/ Sưu tầm tài liệu
Sách tham khảo
1. Đinh Gia Trinh (1968), Sơ thảo lịch sử nhà nước pháp luật Việt Nam ( từ nguốn gốc đến tk XIX), tập 1 NXB khoa học xã hội, Hà nội.
2. Viện Nhà nước và Pháp luật(1995), những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội.
3. Viện Nhà nước và Pháp luật(1992),Nhà nước pháp quyền, NXB Pháp lý
4. Viện sử học (1990), Nông dân và thôn Việt Nam thời cận đại, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
5. Viện sử học (1993), Nông dân và thôn Việt Nam thời cận đại, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
6. Viện sử học (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
7. Viện sử học (1979), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
8. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
9. Dương Xuân Ngọc (1998), Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội.
10. Lê Bá Thự (2018), Tôi và làng tôi, NXB Văn hóa, Hà nội.
11. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Phan Kế Bính (2009), Việt Nam phong tục, Nxb thông tin, Hà nội.
13. Nhất Thanh (2011) , Đất Lề Quê Thói – Phong Tục Việt Nam, Nxb Văn học.
14. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Báo cáo kết quả nghiên cứu điều tra khảo sát thực tế về sự hiểu biết về cán bộ nhân dân, Hà nội.
Nguồn từ Internet
1. http://vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-n ... -co-truyen
2. http://dangcongsan.vn/mung-dang-mung-xu ... 11878.html
3. http://m.tapchikhxh.vass.gov.vn/tu-tuon ... 50207.html
4. http://vanhoanghean.com.vn/index.php?op ... t%E1%BB%AD
5. http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cu ... y-470.html
6. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth ... 35309.html
2/ Thực hành document map
Vui lòng xem hình bên dưới

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HoMienCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 16:03
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Gửi bàigửi bởi DUONG THI HUONG LY » Thứ 4 01/01/20 9:43

HoMienCAH đã viết:Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Hồ Thị Miền
Mshv: 176031060106
Lớp: Châu Á học 2017 đợt 2
----------------------------
Bài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: Lệ làng truyền thống.
- Cụm từ định tố: <ý thức pháp luật><nông thôn Việt Nam>
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+Quan hệ người nông dân với lệ làng: ý thức sống và làm việc theo lệ làng của người dân nông thôn trong xã hội cổ truyền
+ Quan hệ người nông dân với pháp luật và định hướng pháp luật thời hiện đại
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Người nông dân ở nông thôn, nơi làng xã hình thành sớm, có kêt cấu xã hội bền chặt và ảnh hưởng sâu đậm của lệ làng.
+ Giới hạn chủ thể: Người nông dân tại nông thôn Việt Nam.
+ Giới hạn thời gian: Toàn thời gian .
3. Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Lệ làng truyền thống>< pháp luật thời hiện đại
+ Nông thôn >< Thành thị
+ Ý thức pháp luật >< Ý thức xã hội
---------------------------------------------------
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy , các anh chị và các bạn .
Em xin chân thành cảm ơn!


Chào bạn,

Chủ đề bạn lựa chọn rất hay,mang lại cho mình thêm nhiều kiến thức mà mình chưa biết.
Mình có góp ý về phần lập sơ đồ của bạn.
Khi làm sơ đồ bạn nên ghi tên chủ đề bên trên sơ đồ.
Về phần chủ thể, bạn chia ra làm ba là lệ làng, pháp luât, và nông thôn. Ở đây lệ làng và pháp luật thì nó đồng đẳng (ý là có thể xếp ngang hàng để so sánh với nhau, chứ nông thôn thì nó không cùng ý nghĩa ở đây, nó nên đối lập với thành thị).
Bạn suy nghĩ thêm và sửa lại cho thích hợp nhé.
Chúc bạn hoàn thành tốt bài tập của mình và đừng quên bấm biểu tượng like (hình bài tay ngón trỏ hướng lên phía bên phải mỗi bài) cho phần bình luận của mình nhé.
Cám ơn bạn. 

Dương Thị Hương Ly
Dương Thị Hương Ly
RANDOM_AVATAR
DUONG THI HUONG LY
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 3 01/10/19 15:33
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Gửi bàigửi bởi HoMienCAH » Thứ 5 02/01/20 21:40

Cảm ơn góp ý của Hương Ly !
RANDOM_AVATAR
HoMienCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 16:03
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Gửi bàigửi bởi HoMienCAH » Thứ 5 02/01/20 23:06

Bài tập thực hành 4 : XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Yêu cầu : Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài nghiên cứu để xây dựng định nghĩa (theo 7 bước và lập sơ đồ)
Khái niệm cơ bản trong đề tài : Truyền thống
Bước 1 (Tìm và phân loại tất cả những định nghĩa hiện có về khái niệm) :
Định nghĩa 1 : Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống... Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
*Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Định nghĩa 2 : Sino-Vietnamese word from 傳統 . Truyền = Trao lại; Thống = Mối: Cái mối đường được trao lại hoặc được truyền lại.
*Từ tradition
Định nghĩa 3 : “truyền thống” (tiếng latin là traditio, “hành vi lưu truyền”) là từ động từ tradere, “chuyển sang cho người khác, giao, trao lại”.
Định nghĩa 4 : “Sự giao một cái gì đó cho một người nào đó”.
*Littré – (Maximilien – Paul – Emile)
Định nghĩa 5 : “Sự lưu truyền những sự kiện lịch sử, những thuyết tôn giáo, những truyền thuyết, từ thế hệ này sang thế hệ nọ bằng con đường truyền khẩu và không có bằng cớ chính thức và thành văn”.
*Littré – (Maximilien – Paul – Emile)
Định nghĩa 6 : “Tất thảy những gì người ta biết hoặc làm theo truyền thống, tức là bằng một sự lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ nọ nhờ ở lời nói hay làm mẫu” (Từ vị ngôn ngữ Pháp).
*Littré – (Maximilien – Paul – Emile)
Định nghĩa 7 : Sự lưu truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác sự hiểu biết những điều thuộc về đạo và không hề có trong thánh thư.
*Giáo hội Giatô
Bước 2 + 3 (Phân tích và phân loại định nghĩa) :
Định nghĩa 1(định nghĩa chiết tự) :
Ưu điểm : miêu tả một phần khái niệm
Nhược điểm : là định nghĩa chiết tự, không phải định nghĩa khoa học
Định nghĩa 2+3 :
Ưu điểm : Ngắn gọn,phân tích cụ thể.
Nhược điểm : tính chính xác kém, ko bao quát.
Định nghĩa 4+5+6+7 (nhóm định nghĩa miêu tả) :
Ưu điểm: Nắm bắt lại một cách chủ động thực nghiệm cổ truyền qua ba mối quan hệ cơ hữu.
Nhược điểm: Quy giản vào sự miêu tả, vào lịch sử.
Bước 4 : xác định đặc trưng giống(cấp độ Zero) : Các phong tục truyền thống của con người.
Bước 5 : xác định ngoại diên của khái niệm :
Tập quán
Nghi lễ
Nghi thức
Mỹ tục
Hủ tục
Bước 6 : Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm :

Hình ảnh
Bước 7:

Hình ảnh
Cảm ơn Thầy cô và các bạn xem bài. Mong được chia sẻ góp ý ạ! Em xin cảm ơn!
RANDOM_AVATAR
HoMienCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 16:03
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Gửi bàigửi bởi HoMienCAH » Thứ 6 03/01/20 0:46

Bài tập thực hành 5: LẬP BẢNG SO SÁNH

Hình ảnh
Cảm ơn Thầy cô và các ạn xem bài. Rất mong được góp ý từ lớp mình!
RANDOM_AVATAR
HoMienCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 16:03
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VN

Gửi bàigửi bởi HoMienCAH » Thứ 6 03/01/20 1:04

Bài tập thực hành 6: LẬP MÔ HÌNH
Tên đề tài: LỆ LÀNG TRUYỀN THỐNG VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Hình ảnh
Cảm ơn Thầy cô và các bạn đã xem bài. Rất mong sự góp ý của Thầy cô và các bạn!
RANDOM_AVATAR
HoMienCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 16:03
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến32 khách

cron