"Chợ nổi"_Cần Thơ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tận dụng MTTN, văn hoá đối phó với MTTN, vấn đề văn hoá & môi trường...

"Chợ nổi"_Cần Thơ

Gửi bàigửi bởi coutcung » Thứ 6 03/04/09 11:06

Nếu ai đã từng đến Cần Thơ thì chắc cũng nghe nói đến "chợ nổi".Đây có thể nói là cảnh sắc khá đẹp để các du khách khi đến thăm quan Cần Thơ.Mình đã từng đi đến Cần Thơ rồi và có lẽ mình phải thừn nhận là thành phố Cần Thơ rất đẹp,bên cạnh đó là chợ nổi.Có nhiều bạn cho rằng cho rằng "chợ nổi" là nơi mà người dân buôn bán trên ghe thuyền,nhưng như vậy thì nơi đâu có sông thì cũng là "chợ nổi" sao?vậy thì Cần Thơ còn gì đặc biệt nữa?"chợ nổi" là phần đất nhô lên(cũng có thể là giống như đất liền vậy).Giữa dòng sông có một phần đất nhô lên và cứ mỗi năm phần đất đó lại nhô cao thêm một chút,người dân đến đó tập trung trên phần đất nhô lên đó.Đó chính là "chợ nổi" :D
Hình đại diện của thành viên
coutcung
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 4 25/03/09 14:53
Đến từ: thành phố hồ chí minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Chợ nổi"_Cần Thơ

Gửi bàigửi bởi cauvong » Thứ 5 09/04/09 22:39

Đến Cần Thơ, nếu bạn chưa tới thăm chợ nổi Cái Răng thì coi như chưa tới Cần Thơ. Khi trời còn chạng vạng, những tiếng gọi nhau của các thương hồ từ khắp các nơi tụ họp về đây mua bán rất nhộn nhịp, đông vui.
Tấp nập, chật cứng ghe thuyền. Lao xao tiếng người mua, kẻ bán, khiến cả một khúc sông náo nhiệt hẳn. Du khách thập phương từ mọi miền quê; khách nước ngoài thì đủ quốc tịch, màu da. Tên gọi “chợ nổi” không biết xuất phát từ đâu và có tự bao giờ, chỉ biết rằng chợ đã có từ rất lâu.
Chợ nổi, ngay cái tên cũng đã thể hiện sự mộc mạc, chân chất của con người phương Nam. Thông thường việc mua bán ở các chợ nổi đa số chỉ có thương lái và thương lái. Thương lái trên bờ và thương lái trên sông mua bán với nhau. Một số ít là nông dân tự đem hàng hoá của mình ra chợ bán nhằm kiếm thêm chút tiền lãi. Thương lái trên sông là những chủ ghe (có khi là cả một hộ gia đình) chuyên sống nghề sông nước. Thương lái trên sông đi khắp nơi, họ vào tận những vùng xa xôi hẻo lánh để mua hàng hoá (chủ yếu là nông sản) của nông dân để về bán lại. Thương lái từ các chợ trên bờ đến đây mua để rồi tiếp tục mang đi bán lại khắp nơi.
Cách tiếp thị hàng hóa ở các chợ nổi rất đặc biệt: “treo gì bán nấy”. Người bán dùng cây chống ngay trước mũi xuồng, ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những loại nông sản mà mình muốn bán. Chẳng hạn như bán cam thì người ta treo lên vài quả cam; bán xoài thì treo vài trái xoài; bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía... Với cách tiếp thị độc đáo này, những người mua tới chợ từ xa đã quan sát thấy. Ở chợ nổi, bạn sẽ không thấy tìm thấy những thương hiệu mà thay vào đó là những danh xưng đậm chất miệt vườn. Tỉ dụ như anh Bảy Cà Mau, anh Hai Châu Phú (An Giang), Chú Tư Chợ Lách (Bến Tre), thím Sáu Tân An (Long An)…Với mỗi cái tên như thế chứa đựng những thông tin về chủ ghe hàng, địa chỉ cư trú, mặt hàng buôn bán gắn với địa danh từng tỉnh, huyện.

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng.... Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn
một ngày mới đã đến, với biết bao niềm vui.........
Hình đại diện của thành viên
cauvong
 
Bài viết: 81
Ngày tham gia: Thứ 7 21/02/09 23:49
Đến từ: mảnh đất cuối cùng của tổ quốc
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Chợ nổi"_Cần Thơ

Gửi bàigửi bởi quananh » Thứ 6 10/04/09 12:54

Mình cũng xin bổ sung thêm cho bạn cauvong như sau về cách tiếp thị độc đáo của chợ nổi. Các treo món hàn gcuar mình lên trên đỉnh cây sào gắn trước mũi ghe mà chúng ta thờng thấy ở chợ nổi, hình thức đó được gọi là "treo bẹo". Bằng cách đó, người mua hàng không phải gặp khó khăn tỏng việc tìm ra ghe có bán món hàng mà mình cần mua tỏng vô vàn hàng trăm ghe thuyền lúc đó. Bên trên bờ của 1 chợ nổi, luôn có 1 ngôi chợ trên bờ, có nơi người ta gọi đó là "chợ cạn" để phân biệt với "chợ nổi".
Ví dụ, kế bên chợ nổi Cái Răng là chợ cạn Cái Răng. Nếu chợ nổi cái răng chuyên bán các ặmt hàng về trái cây, nông sản, thì chợ can Cái Răng lại bày bán các mặt hàng thủy sản như : rắn, rùa, cua, còng v.v
Đứng trên cầu Cái Răng vào buổi sáng sớm, chúng ta sẽ được chứng kiến cảnh tấp nập, nhộn nhịp vào loại bậc nhất của miền sông nước Cửu Long !!!!
Học, học nữa, học mãi, hộc máu!!!!!!!
Hình đại diện của thành viên
quananh
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 2 06/10/08 13:20
Đến từ: Giengel, Bayern, Deustchland
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Chợ nổi"_Cần Thơ

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 3 02/06/09 14:36

Cho mình nhào vô "Chợ nổi" tí xíu nhé.
Bạn Cauvong có viết “treo gì bán nấy”. Người bán dùng cây chống ngay trước mũi xuồng, ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những loại nông sản mà mình muốn bán. Chẳng hạn như bán cam thì người ta treo lên vài quả cam; bán xoài thì treo vài trái xoài; bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía... , mình thấy chuyện quả là đúng như thế. Nhân tiện cũng nói thêm rằng khi người ta muốn bán ghe xuồng thì chủ hàng lúc bấy giờ phải làm sao? Không thể nào đưa chiếc xuồng lên trên ngọn cây tre hoặc tầm vông để tiếp thị hàng hoá được. Lúc ấy, chủ hàng sẽ dùng một lóng tre chẻ ra làm năm bảy cọng nan, dùng cây nhỏ chêm giữa các nan tre này tạo thành hình rẽ quạt (tương tự cái cây ở dưới quê dùng để nướng bánh phồng, bánh tráng), rồi sau đó người ta dùng một cọng lá dừa nước đan cài lên thanh tre có hình rẽ quạt kia và đặt chúng ở trên các ngọn tre để chào hàng hoặc phía trước mũi của các xuồng, ghe mà họ cần bán.

Mình cũng đang thắc mắc chuyện này, nhờ các bạn nghĩ giúp. Chúng ta phải thừa nhận một điều bất cứ một hiện tượng xã hội nào cũng tồn tại hai mặt: TỐT và XẤU. Chợ nổi cũng thế. Mặt tốt thì không cần phải bàn; vấn đề là theo sau đó là nhiều tệ nạn. Và tôi chắc chắn rằng "mại dâm" cũng không tránh khỏi. Thế thì các ghe xuồng có mặt hàng này sẽ dùng "vật gì" để tiếp thị khách hàng đây nhỉ? Có người nói với tôi là họ treo các hộp đựng bao cao su. Trời ạ, có thật thế không?
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Chợ nổi"_Cần Thơ

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 3 02/06/09 17:15

Đề tài của lehang thú vị đây. Tui la người hay lê la o miền tây nhưng cũng quen mat không để ý vụ chị em tiếp thị mình như thế nào. (Ở đây, nói nhỏ với lehang rằng không nên nhìn nhận cái gì cũng theo công thức mặt tốt mặt xấu - mại dâm là một nghề, nếu xét ra một cách công bằng, nghề này cũng có cái hay của nó, cũng cao cũng quý như nghề ... dạy học vậy. hehhe. Chẳng hạn như mại dâm làm cho xa hoi bình đẳng tình dục hơn, giải quyết được những ẩn ức tình dục của một bộ phận dân cư trong xã hội không được hoặc kém tiếp cận với tình dục, v.v..). Kinh nghiệm dưới nước thì chưa có nhưng trên bờ thì có. hehhe. Ở Trà Vinh, những quán cafe ôm thường được trang trí đèn màu nhấp nháy ở cửa. Nếu bạn nào đi từ Vĩnh Long xuống, đường vào thị xã Trà Vinh mà có quán cafe, buổi tối đèn nhấp nháy xanh đỏ trước cửa thì đó là quán của chi em. Những quán này thương nằm gần nhà trọ, khách san để dễ dàng ... tác chiến.
Bạn nào biết nhiều hơn thì góp vui cùng mọi người nha.
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron