tiền xu trong thời hiện đại

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tận dụng MTTN, văn hoá đối phó với MTTN, vấn đề văn hoá & môi trường...

tiền xu trong thời hiện đại

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 3 26/05/09 12:25

Hiện nay, trong bộ tiền của hầu hết các nước trên thế giới đều bao gồm cả tiền giấy và tiền kim loại. Tiền kim loại không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan phát hành và người sử dụng, mà còn là vật lưu niệm mang một ý nghĩa nhất định về văn hóa, tập quán của nước phát hành.[center]Hình ảnh[/center]


Theo các chuyên gia, hầu hết các nước trên thế giới, kể cả những nước có hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, tiền kim loại vẫn được phổ biến trong các giao dịch nhỏ. Tuy tiền kim loại nặng hơn tiền giấy, song trong xã hội hiện đại, không thể không có tiền kim loại khi các loại hình dịch vụ thương mại tự động hóa phát triển.

Từ cuối năm 2003, Việt Nam đã phát hành tiền xu với 5 mệnh giá gồm: 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng có đường kính 19mm-25mm, trọng lượng từ 3,2g đến 7,7g, độ dày 1,45mm-2,2mm.

Theo giới chuyên môn, về cơ bản những đồng tiền này phù hợp với thông lệ quốc tế. Loại tiền 200 đồng có màu trắng, khi chuyển sang loại 1.000 có màu vàng, đường kính của loại tiền 1.000 đồng đã được thiết kế loại nhỏ hơn 200 đồng để tiết kiệm chi phí và vật liệu, đảm bảo kiểm soát được kích thước tiền kim loại trong phạm vi hợp lý.

Các loại vật liệu đúc tiền được phân chia thành 3 nhóm chính, hợp kim, thép mạ và kim loại thuần túy. Kim loại thuần túy ngày nay rất ít được sử dụng để đúc tiền. Hợp kim có độ bền màu, độ chống mài mòn và chống ôxy hóa cao hơn các loại vật liệu đúc tiền khác, nhưng giá thành sản xuất cũng khá cao. Vì vậy, hợp kim thường được sử dụng cho nhóm có mệnh giá cao trong bộ tiền kim loại như 1 Euro, 2 Euro (đồng lưỡng kim), 2 đôla Canada, 1 đôla Singapore… hay như loại 5.000 đồng Việt Nam phát hành tháng 12/2003. Thép mạ (mạ đồng hoặc mạ ni-ken) có độ bền thấp hơn so với hợp kim nhưng đáp ứng được những yêu cầu về đúc, dập cũng như các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng khác của tiền kim loại trong lưu thông.

Cơ cấu mệnh giá của loại tiền này ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng có chung 1 đặc điểm là trong bộ tiền của các nước đều có ranh giới rõ ràng giữa tiền giấy và tiền kim loại. Tiền kim loại là những đồng tiền có mệnh giá nhỏ. Thực tế cho thấy rất ít quốc gia lưu hành song song cả tiền giấy và tiền kim loại có cùng mệnh giá, và nếu có thì chỉ áp dụng đối với mệnh giá cao nhất trong bộ tiền kim loại.

Cũng có ý kiến cho rằng việc phát hành tiền kim loại là không phù hợp, bởi so với tiền giấy, loại tiền này khó bảo quản, kiểm đếm và nặng hơn. Các chuyên gia thừa nhận, tiền kim loại có một số bất tiện trong bảo quản sử dụng, nhưng nếu chỉ nhìn vào những bất tiện đó để cho rằng không nên phát hành tiền kim loại là chưa thỏa đáng. Để đánh giá hiệu quả, chủ trương phát hành tiền kim loại, cần nhìn nhận toàn diện, đầy đủ cả những hạn chế và những thuận lợi từ việc sử dụng tiền kim loại. Những bất tiện trong bảo quản, kiểm đếm tiền kim loại không phải chỉ là của riêng Việt Nam mà là chung của các nước có sử dụng tiền kim loại. Thực tế ở nước đã sử dụng tiền kim loại từ nhiều năm và đã trở thành thói quen của công chúng, bất tiện này ảnh hưởng không đáng kể đối với việc lưu thông tiền kim loại.

Việc sử dụng tiền kim loại sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí phát hành tiền. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thông thường giá thành đồng tiền kim loại cao hơn 2-3 lần so với thành đồng tiền giấy cotton cùng mệnh giá, nhưng tiền kim loại có tuổi thọ khoảng từ 15 đến 30 năm, tùy theo vật liệu dùng để đúc tiền, trong khi tuổi thọ của tiền giấy khoảng 1-2 năm. Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước VN đối với đồng tiền kim loại 200 đồng, xét dài hạn, chi phí phát hành tiền sẽ bằng 1/6 so với việc sử dụng tiền giấy.

Tiền kim loại sẽ tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các thiết bị bán hàng tự động. Đồng thời, việc sử dụng tiền kim loại sẽ giảm thiểu được những độc hại đối với người sử dụng và bảo quản tiền. Đồng tiền giấy cotton dễ hấp thụ hơi ẩm cà các tạp chất trong môi trường cũng như trong quá trình lưu thông. Trong chừng mực nhất định, các đồng tiền này là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc có hại cho sức khỏe của người sử dụng, bảo quản đồng tiền. Thực tế cho thấy, đồng tiền kim loại sạch hơn, không gây độc hại về môi trường như đồng tiền giấy, và đây cũng là yếu tố mà các nước đều quan tâm khi quyết định sử dụng tiền kim loại.

Các đồng tiền từ 50 Cent trở xuống của Nam Phi sử dụng thép mạ đồng vàng hoặc thép mạ đồng đỏ. Tiền Euro 3 loại mệnh giá 1, 2 và 5 Cent đều được sản xuất từ thép mạ đồng đỏ. Tiền kim loại 1.000, 2000 đồng của VN sản xuất bằng thép mạ đồng thau (bền hơn thép mạ đồng đỏ).

Theo Ngân hàng Nhà nước VN, đây là sự lựa chọn phù hợp với mệnh giá 2 đồng tiền này, nhằm phân biệt với đồng 500 và 200 đồng có màu trắng. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là tính chất của vật liệu: Tiền kim loại bằng hợp kim ngay cả khi mới phát hành và tiền kim loại nói chung nhanh bị hư hơn nếu tiếp xúc với các chất ăn mòn kim loại như muối, axít. Thực tế trong môi trường khi hậu ôn đới có độ ẩm tương đối thấp như ở châu Âu thì đồng 1, 2, 5 Cent vẫn nhanh bị xỉn màu hơn các loại mệnh giá còn lại. Tiền kim loại mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng bằng thép mạ đồng của VN không phải là ngoại lệ, nó không thể bền như loại 5.000 đồng bằng hợp kim.

Đối với những nước khác nhau, có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp với tập quán, khả năng tài chính nhưng lựa chọn của mỗi nước luôn bị giới hạn bởi mệnh giá và các yếu tố chi phí đầu vào của quá trình đúc, dập tiền kim loại. Nguyên nhân là tiền kim loại thường có mệnh giá nhỏ nên cần thiết phải đảm bảo giá vật liệu đúc tiền phù hợp với mệnh giá, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và tính khả thi của việc sử dụng tiền kim loại trong thanh toán trao đổi. Để tiết kiệm chi phí, cơ quan phát hành có xu hướng lựa chọn loại vật liệu đúc tiền có giá hợp lý, dễ đúc dập và có độ bền phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi nước

[center]Hình ảnh[/center]
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron