HIỂU VỀ CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tận dụng MTTN, văn hoá đối phó với MTTN, vấn đề văn hoá & môi trường...

HIỂU VỀ CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Kim Anh » Thứ 7 08/01/11 11:38

Cứ mỗi độ xuân về, người ta thường bàn nhiều đến lễ nghi, phép tắc, cách ăn uống trong những ngày Tết. Vì vậy tôi cũng xin góp một vài ý kiến về quan niệm ăn uống của người Việt Nam ta. Theo từ điển Việt Nam thông dụng thì “ẩm thực” chính là hành động ăn và uống, là hoạt động cung cấp năng lượng cho con người sống và làm việc. Chúng ta ai cũng biết rằng, ăn uống là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu được của con người để duy trì và phát triển cuộc sống.
Đối với người Việt Nam cái ăn là cái văn hóa, nó có một ý nghĩa rất sâu sắc và có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nghệ thuật ăn uống của Việt Nam từ lâu đã được các nhà văn quan tâm và đề cập đến trong các tác phẩm văn học. Những tên tuổi như Thạch Lam, Nguyễn Tuân với những trang viết bất hủ của mình đã làm bừng sáng một khía cạnh quan trọng trong di sản văn hóa của cha ông ta về nghệ thuật ăn uống.
Khi nói về ăn, Nguyễn Tuân làm cho ta có cảm tưởng đó không chỉ thuần túy là một miếng ngon. Nó còn là một miếng đẹp, miếng tinh thần, khiến ta phải đối xử với nó một cách "có văn hóa". Nghĩa là ăn cũng phải theo đúng phép tắc, nghi lễ, kiểu cách. Ông bà ta thường nói “có thực mới vực được đạo”, nhưng khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn, ẩm thực nhờ đó mà cũng trở nên hoàn thiện hơn, vượt ra khỏi cái “ăn no mặc ấm” để đạt tới cái cao hơn là “ăn ngon mặc đẹp”.
Qua đó ta thấy rằng, đối với người Việt Nam, ăn uống không phải chỉ để no mà còn thể hiện cả hình thức và phép tắc trong việc miêu tả xã hội, con người, nền luân lý, cách xử thế của mỗi con người. Vì vậy, cách thế hay, hình thức tốt, phép tắc hợp lý trong ăn uống sẽ tạo ra những con người có văn hóa trong một xã hội có tôn ti, có trật tự, thì mới đúng với đạo nghĩa của người Việt Nam ta.
Những ý kiến của tôi chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu xót rất mong các bạn sẽ đóng góp thêm.
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Kim Anh
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 5 14/10/10 15:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HIỂU VỀ CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Chủ nhật 13/03/11 15:45

Ẩm thực Việt Nam có lẽ bắt nguồn từ quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ phương Đông. Con người và vũ trụ là một khối thống nhất, không hề tách biệt xa nhau. Con người là hình ảnh của trời đất thu nhỏ, hay nói khác đi là “thân nhân tiểu thiên địa”. Con người sống trong môi trường tự nhiên, chịu ảnh hưởng của tự nhiên, con người chịu ảnh hưởng của tương khắc, tương sinh của âm dương. Từ thái cực hóa sinh ra lưỡng nghi tức là âm và dương, âm dương kết hợp vào nhau sinh ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Ngũ hành theo dòng vận động kết hợp với nhau tạo ra tam tài: thiên, địa và nhân bao trùm lên tất cả. Trong bản thân mỗi con người cũng sinh phân ra thành âm dương, ngũ hành và vận động theo qui luật tương khắc, tương sinh.
Việc ăn uống ngoài việc đó là vấn đề góp phần dinh dưỡng nuôi cơ thể duy trì sự sống còn thể hiện sự cân bằng âm dương, cân bằng giữa con người với ngoại cảnh. Truyền thống ăn uống của người Việt thể hiện đầy đủ và quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ phương Đông. Việc ăn uống tác động đến con người theo ba mặt:
1/Xác lập sự cân bằng giữa âm và dương trong cơ thể con người
2/Xác định sư cân bằng giữa con người với môi trường xung quanh mà con người đang tổn tại và phát triển
3/Thức ăn đối với con người cũng thể hiện sự cân bằng giữa âm và dương.
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HIỂU VỀ CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi vuvantuan » Thứ 3 05/04/11 20:31

Mình thấy người Việt Nam mình là có cách ăn rất "toàn diện" hiiii
1-ăn bằng các giác quan
a. ăn bằng mắt: dùng mắt để xem xét màu sắc, hình dạng, trạng thái.
b. ăn bằng mũi: dùng mũi để cảm nhận mùi thơm
c.ăn bằng xúc giác:Dùng tay để ăn như ăn bốc, ăn nắm
d. ăn bằng vị giác:dùng lưỡi để cảm nhận
e.ăn bằng thính giác: thưởng thức bằng cách khi ăn phát ra tiếng động tạo "khí thế"
f....
RANDOM_AVATAR
vuvantuan
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 14/03/11 7:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HIỂU VỀ CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi PHAM THU THUY » Thứ 3 19/04/11 14:39

Cám ơn bài viết của bạn về ẩm thực của việt nam , bạn có thể bổ sung thêm những món ăn đặc trưng ở từng vùng miền và qua các món ăn ấy cũng thể hiện nét văn hóa độc đáo của người việt nam .Món ăn của người Việt Nam thể hiện tính tổng hợp văn hóa nông nghiệp, y học ví dụ những thức ăn bổ mát nhiều âm tính thì đi đôi với các gia vị nóng, nhiều dương tính , thịt vịt đi đôi với nước mắm gừng, thịt gà có t hể chấm với muối tiêu chanh , gỏi cá ăn với các lọai tía tô , giếp cá , rau răm .Rau muống và nước mắm là những đặc trưng trong văn hóa vật chất tiêu biểu thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam .Tập quán ứng xử ăn uống của người Việt Nam cũng là một nét đặc thù trong văn hóa .Vào bữa ăn thường nhật trong gia đình , người nhỏ tuổi mời người lớn tuổi , con cháu mời ông bà cha mẹ , lúc có khách thì chủ mời khách . Rõ ràng , cấu trúc bữa ăn Việt nam vừa mang tính tiêu biểu tổng hợp tư nhiên , vửa thỏa mãn khẩu vị độc đáo .
RANDOM_AVATAR
PHAM THU THUY
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 31/03/11 15:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HIỂU VỀ CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 4 20/04/11 17:31

Theo một số nhà ẩm thực học, nét nổi bật của văn hóa ẩm thực Việt Nam đó là món luộc, ăn được cả cái lẫn nước (ví dụ văn hóa ẩm thực Bắc bộ có nước ngô luộc có gia giảm thêm ít khúc mía, miếng gừng..). Văn hóa ẩm thực Bắc bộ có chế biến ướt, nhưng nấu lâu, cho thêm nhiều xương thịt – vị thuốc quý hỗn hợp gọi là “ninh”, “tần” hay “tiềm” (gà tiềm thuốc bắc, gà tần hạt sen)…Nếu làm chín bằng truyền nhiệt qua nước có độ măn (tương, nước mắm, muối…) đun lâu ở nhiệt độ thấp thì gọi là “kho” (thịt kho Tàu, cá kho tiêu..), đa dạng tùy theo vùng miền, hay gọi là “rim”...
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HIỂU VỀ CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Kim Anh » Thứ 6 06/05/11 22:02

Rất cám ơn các bạn đã tham gia đóng góp cho đề tài này ngày một phong phú, giúp chúng ta ngày càng hiểu hơn về những cách thức của người Việt trong cách ăn uống và thấy được sự đa dạng phong phú của ẩm thực nước nhà. Như các bạn đều biết Việt Nam ta là quê hương của nhiều món ăn ngon, từ những món ăn dân giã trong ngày thường đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ lễ hội và cung đình đều mang những nét riêng. Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm ở mức độ khác nhau. Mỗi vùng miền trên đất nước lại có những món ăn khác nhau và mang những ý nghĩa khác nhau tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc, từng vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Giữa nhịp sống hiện đại ngày nay, bữa ăn không phải chỉ để tồn tại mà còn là văn hóa, là giây phút gắn bó những người thân yêu trong gia đình với nhau.
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương".
Phải chăng nét đẹp của văn hóa ẩm thực Việt Nam đã bắt đầu từ những điều giản dị như thế.
Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh đã chia việc ăn uống thành 3 loại:
+ Bữa ăn ngày thường
+ Bữa ăn lễ hội
+ Bữa ăn chữa bệnh
Bữa ăn thường ngày bao gồm: Ăn sáng ưu tiên là phở, nhưng cũng tùy người có thể là xôi, bánh cuốn nóng có cuốn thêm thịt băm và mộc nhĩ, hoặc các loại bún như bún mọc, bún thang…;Ăn trưa: ăn cơm hoặc các loại bún như bún chả, bún nem, bún đậu rán nóng chấm mắm tôm…;Ăn tối: là bữa ăn gia đình cơm, rau, cá mắm…
Bữa ăn lễ hội, về mặt phi vật thể thì tính cộng động đồng mạnh hơn (ngoài cộng đồng gia đình có thể là hội xóm, hội làng…) và về mặt vật thể thì nhất thiết phải có rượu, xôi thịt.
Bữa ăn chữa bệnh chủ yếu là dùng loại dược thảo để chữa một số bệnh thông thường như: Rau má, sắn dây (trị nóng và bệnh nhiệt); lá mơ (trị bệnh đi cầu…). [Nguyễn Thị Bẩy, Trần Quốc Vượng (2010), Văn hóa ẩm thực Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa và Viện Văn Hóa, Hà Nội. Tr. 42-43].
Chúng ta ai cũng biết rằng, ăn uống là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu được của con người để duy trì và phát triển cuộc sống. Việt Nam lại là xứ nóng, ẩm, mưa nhiều nên nguồn thực phẩm cung cấp cho bữa ăn rất dồi dào, phong phú như tôm, cá, thịt, các loại hải sản, các loại rau, trái cây …
Giống như nhiều nước trong khu vực, ẩm thực Việt Nam thể hiện sự hài hòa, cân bằng âm dương, tạo nên sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người với môi trường thiên nhiên. Chính vì vậy, người Việt có tập quán là ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa để tận dụng tối đa môi trường tự nhiên phục vụ cho mình và để hòa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường thiên nhiên đó các bạn.
Rất mong các bạn sẽ tiếp tục đóng góp thêm cho đề tài phong phú hơn.
Xin cám ơn
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Kim Anh
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 5 14/10/10 15:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HIỂU VỀ CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi cuncon2410 » Thứ 2 01/08/11 9:42

Tìm hiểu ăn uống VN thì cách hay nhất là so sánh nó với cách ăn uống của người Hoa, một dân tộc gần gũi về lịch sử-địa lý-văn hóa với VN nhất. Vì ở đời phàm cứ so sánh với người càng gần mình thì mới thấy cái khác càng nổi bật.
Qua tiếp xúc với người Hoa, tôi nhận thấy họ ăn rất khác mình, từ cách chọn nguyên liệu, nấu nướng, bày biện, đến cách ăn uống. Một số điều sau bạn có thể tìm khi đọc lại cuốn Tìm về bản sắc VHVN của Thầy Thêm: người Hoa ăn mặn, cay, nhiều dầu mỡ hơn người Việt. Món ăn có tên gọi, cách bày biện rất cầu kỳ. Mình ở xứ nóng nên có món luộc, họ không có, chỉ thích các món xào. Mình ở xứ nóng ăn cũng ko cay bằng, họ ăn không chỉ tiêu, mà còn có bột ớt, hoa cheo (có hạt giống tiêu nhưng cay nồng hơn tiêu)... Ăn phải uống rượu, bia nồng độ cồn cũng cao hơn mình. Rượu thì nhiều loại, ngâm thuốc Bắc rất cầu kỳ và nồng độ cồn cũng cao hơn mình.
Còn nhiều chi tiết khác. Nhưng đại thể, theo thiển ý của mình, muốn phân tích hay nên vừa đi cả đại thể (các kiểu ăn như ăn tiệc, cơm gia đình, ăn chữa bệnh... như đã làm) nên đi vào chi tiết từng phần và không thể bỏ qua so sánh. So sánh vùng miền ở VN cũng hay nhưng nên so sánh với các nước lân cận VN nữa thì mới ra nhiều điều thú vị.
RANDOM_AVATAR
cuncon2410
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 16:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron