Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tận dụng MTTN, văn hoá đối phó với MTTN, vấn đề văn hoá & môi trường...

Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 13/03/08 12:10

"Phóng sự vui" này tớ chôm được của ông anh mới vừa "hoàn thành" sau chuyến đi công tác dài hạn, thiết nghĩ đây cũng là một "nét văn hoá đặc sắc" nên post lên cho bà con xem đỡ buồn 8)

VỀ MIỀN TÂY ĐI CẦU TÕM
Nguyễn Thành Dũng

Có lẽ không nơi đâu lại có chốn giải quyết nỗi buồn thơ mộng và lý thú như miệt sông nước Nam bộ. Hãy thử tưởng tượng, mỗi khi bị “bí”, ta lao ra ao cá dồ trước sân nhà cặp mé lộ, nhấn vài bước qua chiếc cầu khỉ rồi sảng khoái yên vị trong lô cốt được quây quần sơ sài bằng vài miếng ván cót
Giữa khung cảnh đồng quê thoáng đãng, vừa thưởng thức đệ tứ tứ khoái vừa ngắm kẻ lại người qua trong gió lộng, lại nghe đám cá dồ háu ăn quẫy nước đớp mồi ùng ục đầy phấn khích, đời còn gì bằng?
Có lẽ vì thú đi cầu tõm quá đã như vậy nên mấy năm qua, dù các cấp chính quyền tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra sức vận động bà con “quay lưng với cầu tõm” để giữ gìn mỹ quan nhưng kết quả đạt được rất ư không mong đợi. Tại không ít địa phương, cầu tõm hay còn gọi là cầu cá dồ vẫn được bà con ra sức bảo tồn, nhất là những cụ cao niên vốn quen với cảnh mây trời, dị ứng với chốn giải quyết nỗi buồn là khối bêtông xám xịt.

Chùm ảnh này được thực hiện tại xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Chú thích ảnh:
1. Điểm nhấn “văn hóa quê ta”
2. “Thiên đường” ven lộ, “kẹt” là đi ngay
3. + 4. Anh đằng đông, em đằng tây
5. Cầu tõm là chốn bồng lai tuyệt vời
6. Dân thành phố thấy mê tơi
Môi trường trong sạch xa vời ... mà hay

Hình ảnh
1.

Hình ảnh
2.

Hình ảnh 3. Hình ảnh 4.

Hình ảnh
5.

Hình ảnh
6.
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: về miền Tây đi CẦU TÕM

Gửi bàigửi bởi carroline » Thứ 5 13/03/08 15:15

:lol: :lol: :lol: chết cười mất thôi,

mình góp thêm bài vè cũng đã được lan truyền trên mạng nhưng k rõ tác giả nè

Ve vẻ vè ve
Nghe vè cầu tõm
Những tiếng bõm bõm
Vang giữa đồng quê
Cảm giác phê phê
Thật là sung sướng
Bốn phương tám hướng
Cá rỉa tơi bời
Chẳng thấy tăm hơi
Thứ vừa rơi xuống
Vừa ngồi vừa nhún
Nước bắn quá trời
Hỡi các bạn ơi
Coi chừng bị ướt
Nhớ ngày hôm trước
Vừa ghé qua đây
Lạ ghê ! Hôm nay
Lại đi qua nữa
Chỉ một cái cửa
Với bốn tấm phên
Người ngồi phía trên
Cá chờ phía dưới
Đông vui tấp nập
Nhiều khách ghé thăm
Trưa về : măm măm
Cá tra ngon thiệt!
RANDOM_AVATAR
carroline
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 5 13/03/08 15:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

BÀN VỀ CHUYỆN... ẤY

Gửi bàigửi bởi Nhatchimai » Thứ 6 14/03/08 21:32

Hôm nay Nhất Chi Mai luận bàn về một vấn đề muôn thuở và cũng cực kỳ tế nhị, vốn đang nóng lên trong thời gian gần đây: luận bàn về “chuyện ấy”, nhưng không cấm trẻ em dưới 18 tuổi, và để ngỏ mọi sự cho giang hồ luận chiến . Nhưng “chuyện ấy” ở đây không phải như một số kẻ giàu trí tưởng bở mơ đến, dẫu “chuyện ấy” còn nhức nhối hơn, và lời khuyên chân thành đưa ra từ người viết chính là bạn không nên đọc trong lúc ăn cơm, vì khá … mất vệ sinh.
Giới giang hồ vẫn thường mượn chuyện ấy để nói về tình yêu: Tình yêu giống như một cái … toilet công cộng. Kẻ ở ngoài muốn vào (nhịn sao đặng), kẻ ở trong muốn ra (chịu sao thấu). Chuyện ấy ở đây luận về chuyện … mất vệ sinh ở cái nơi được gọi là nhà vệ sinh.
Dân Việt vốn chẳng coi cái nhà vệ sinh, hay chuyện ấy ra cái đinh rỉ nào cả. Ở quê, nhiều nhà thậm chí chẳng có khái niệm nhà vệ sinh, nhà xí, nhà cầu. Cứ bậy đâu bạ đấy: bên đường, dưới ruộng, trên đồi, trong nương, ngoài rẫy, dọc kênh, ngang rạch … Thế nên dân gian (ôi, dân thì luôn gian mà) mới có câu: Trên trời mây trắng như bông. Ở giữa cánh đồng mông trắng như mây hay … thứ nhất tiến sỹ, thứ nhì …ị đồng ý nói tiến sỹ thì được vinh quy với cờ xí, còn chuyện mảnh tình riêng ta với ta ở chốn đồng không mông quạnh này, anh ở nơi đầu gió, trong tiết gió xuân hây hẩy, bên là bờ ruộng, dưới là cá tung tăng, trên là mây trắng gợn, kia là cánh chim chao, nọ là vầng dương ló … và thế là ta … Chốn ấy, nếu có, thì cái nhà xí đó cũng ở nơi … không biết gọi tên là gì, ở chốn nhân gian không thể hiểu. Người miền trung, miền bắc thì đặt nó nằm ngay chuồng lợn, chuồng trâu, sát bờ ao nhà mình, để … nhất cử lưỡng tiện, tam tiện, tứ tiện gì đó. (Giải thích thêm nhất cử lưỡng tiện: Một cữ mà tới hai tiện, cả đại lẫn tiểu, hihi). Người miền Tây, hồi đi mùa hè xanh tôi cứ tròn xoe mắt với cái … cầu tỏm nghe rất tượng thanh. Được dặn dò và truyền lại cho một số kỹ thuật để … tỏm, (phải phối hợp như thế nào để khi tỏm xuống là vừa lúc cá nhảy lên đớp vừa vặn, gọn gàng...) vì cái nhà xí được làm rất thoáng mắt, giản dị và dịu êm ở ngay trên con kênh xanh xanh, trên bờ ao nhà mình con chuồn chuồn vẫn đậu cành bèo tây…, đặng khi tỏm xuống thì cá có cái mà ăn (và người cũng có … cá mà ăn).
Trở lại cái chuyện ví von với tình yêu, nhiều bạn trẻ khó hình dung được thời trước đây cái nhà vệ sinh công cộng bị mất vệ sinh như thế nào. Ở những khu tập thể, nhà làm gì có cái bồn cầu riêng trong nhà, nên mấy trăm con người cứ xếp hàng rồi sẽ đến lượt tôi để chạy theo tiếng gọi nơi hoang dã. Vì chẳng là của ai, cha chung không ai khóc, và chẳng có nước để dội, chẳng có vòi sen để rửa như ngày nay, mà thi thoảng mới thấy mấy công nhân vệ sinh tới dọn, nên hương hoa như thế nào bà con tự khắc hình dung được. Ngày nay, bạn có thể nhìn thấy điều đó ở trong các trường học, nơi kinh phí vốn eo hẹp, lại không nhận được sự quan tâm kịp thời và sâu sát, nên em chỉ biết câm nín khi em không muốn nín … Trường tôi hồi xua chỉ có một cái nhà vệ sinh nam, đặt ngay giữa hai dãy nhà, lộ thiên. Còn các bạn nữ thì đành rủ nhau tập thể xuống đồi, nơi đó dân đào sẵn mấy con mương, cộng thêm mấy hố bom Mỹ thả hồi năm 1972, cứ thế mà mặc sức (May hồi đó chưa có điện thoại di động quay phim chụp hình, không thì cũng dễ lên net lắm).
Chuyện ấy đối với dân Tây là cả một sự hệ trọng, nên họ gọi là restroom theo đúng nghĩa phòng nghỉ. Nhà nào cũng hoành tráng lắm, chăm chút lắm. NCM ngưỡng mộ Tây ở chổ này, nên mỗi lần vào mấy cái 5 sao, hay 4 sao cũng được, cũng phải tranh thủ ghé qua … ngự lãm. Thôi thì chỉ muốn hát cho … mình ở lại … Người mình thì cứ đặt nó ở những nẻo đường sáng tối, đặng khỏi bốc mùi, đặng khỏi mất vệ sinh. Chổ đó thế nào chẳng ai biết, và người Việt mình tính vốn hay, vào đi thấy hay nên đi ra là tỏ rõ sự sảng khoái, hồ hởi, gặp bạn ở ngoài hỏi vô thì bí hiểm trỏ vào: thử thì biết. Ở quê, đôi chổ người ta đặt một chòi lá xinh xinh ngay mặt tiền đường, mà người quê thân tình lắm, kẻ đi chợ ở ngoài đường với người đi … ấy ở trong cứ chuyện trò rổn rảng, tự nhiên lắm, có khi còn là nam nữ hẹn hò nhau qua chốn ấy nữa. Thế nên thỉnh thoảng trên đường bị dính mìn … nhân tạo là điều dễ hiểu, nhất là khách thập phương.
Hình đại diện của thành viên
Nhatchimai
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 6 07/03/08 11:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 6 14/03/08 22:21

đi xí xỏm cũng là một nét văn hoá đặc sắc chỉ riêng có ở miền tây nam bộ đó :lol:
còn gì sung sướng bằng việc vừa giải quyết được "nhu cầu sinh lý", vừa được "về với thiên nhiên" giữa bốn bề gió lộng...
nhưng cũng tội nghiệp mấy bạn sinh viên tình nguyện lắm, quen "đi" theo kiểu thành thị rồi, về đó k dám "đi", thành ra "nhịn" muốn chết luôn :mrgreen:
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Gửi bàigửi bởi Nhatchimai » Thứ 7 15/03/08 9:03

Mấy cô sinh viên tình nguyện nhà mình vốn quen với kiểu sống thị thành, nhưng nhất quyết đi xuống miền Tây ngại nhất hai chuyện: muỗi và đi "tỏm". Đến Nhất Chi Mai, lúc đó dẫn mấy em sinh viên đi, là con trai mà còn ngại nữa là... Nhưng đó lại quả thực là một nét văn hoá "đặc sắc" vì "cá có cái mà ăn và người có... cá mà ăn". Mỗi miền có một kiểu riêng, kiểu là...
Hình đại diện của thành viên
Nhatchimai
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 6 07/03/08 11:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Gửi bàigửi bởi violet » Thứ 7 15/03/08 11:00

Khi mình mới từ Hà Nội vào đây, về quê Bác mình ở Bình Dương chơi, lần đầu tiên được đi cầu tõm. Cảm giác của một cô bé 12 tuổi lúc bấy giờ sung sướng lắm các bạn ạ, ngắm mây ngắm cảnh lại được nghe các âm thanh rất vui. Nhà bác mình có 4 cái cầu tõm nối nhau liên tiếp, cứ mỗi lần đi là mấy anh chị em rủ nhau đi chung, vừa giải quyết nặng bụng vừa thư giãn, tranh thủ tán phét. Cứ nghe tõm một phát là cả một đàn cá tra ở dưới nhao lên đớp mồi, và ngày hôm sau lại câu cá ở dưới ao lên măm, vẫn ngon như thường :lol:.

Khi mình vào đại học đi thực tập ở các tỉnh miền Tây, thì văn hoá cầu tõm đã ăn sâu vào tâm trí mình rồi. Lớp mình còn thành lập công ty xunhacatra nữa cơ, làm ăn phát đạt lắm :lol:. Đây là một nét văn hoá riêng rất đặc sắc của văn hoá Nam Bộ, không ở đâu có đâu bạn nhỉ, và mình cũng không sợ đâu vẫn đi rất thoải mái :roll:
RANDOM_AVATAR
violet
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 7 26/01/08 21:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 7 15/03/08 11:36

Mọi người đều thừa nhận đi “cầu tõm” là một “nét văn hóa” đặc sắc :lol: vậy giá trị văn hóa của nó thể hiện ở chỗ nào, hãy thử phân tích điều này dưới trục tọa độ chủ thể - không gian – thời gian nhé

- Chủ thể
Đối với con người – vừa giải quyết “bức xúc” vừa tiết kiệm được rất nhiều chi phí:
+ nước – nếu đi nhà vệ sinh bình thường sẽ phải tốn nước dội cầu
+ giấy – đi cầu tõm thì “thú” nhất là dùng lá chuối thôi, vừa tiết kiệm vừa sạch sẽ
+ chi phí thức ăn cho cá
Đối với cá – có “thức ăn” để tiêu thụ

- Không gian
Trên sông, giữa bốn bề gió lộng, hòa mình với thiên nhiên -> thật là một cảm giác tuyệt vời – hơn thế, nơi “giải quyết” thường cách xa nơi ở nên hoàn toàn k để lại mùi hôi thối gì...

- Thời gian
Bất cứ lúc nào bạn có nhu cầu

Ps. mời các "chuyên gia" tiếp tục cho ý kiến nhé :twisted:
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Gửi bàigửi bởi TOTO » Chủ nhật 16/03/08 22:25

Đọc bài viết này nhớ đến hồi đi Mùa hè xanh lúc còn là sinh viên năm III của trường. Mỗi lần có nhu cầu đi "cầu tõm" mọi người cứ bảo "Đi gửi hương cho gió" thôi. Ban đầu đi thấy không quen, cứ lấm la lấm lét như ăn trộm. Đến khi quen rồi về thành phố, vô toilet thấy lạ hoắc. Tự nhiên lại muốn tìm về cảm giác trống trơn trên đầu, gió thổi lồng lộng, mát mát bên dưới, cá lội bì bõm, âm thanh sống động. Có nhiều ngưòi bạn rơi vào tình huống khó xử: đang "gửi hương cho gió" thì học trò đi ngang qua thấy hỏi "Con chào cô, cô đang đi... hả cô?", lúc đó ngượng chín cả mặt, chỉ biết gật cho qua. "Cầu tõm" có thể được xem là nét văn hoá đặc sắc của người dân Nam Bộ?
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Gửi bàigửi bởi carroline » Thứ 2 17/03/08 13:07

bạn Toto có kể có trường hợp đang đi "gửi hương cho gió" thì bị có người bắt gặp làm "ngượng chín mặt" :mrgreen: tôi nghĩ đó cũng là thể hiện một hành vi "văn hoá" đấy - vì ý thức mình đang "cho ra" cái xấu, cái bẩn nên mới ngượng, mới thẹn, nếu ko ngượng, ko thẹn thì là chó là mèo rồi (chó mèo thì ngang nhiên đi vệ sinh trước mặt bàn dân thiên hạ mà chẳng thèm mắc cỡ ) :roll:
con người khác động vật ở chỗ con người có ý thức, thé nên chỉ con người mới có văn hoá chứ động vật thì ko , vậy "ngượng" cũng là một biểu hiện văn hoá :?:
RANDOM_AVATAR
carroline
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 5 13/03/08 15:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây

Gửi bàigửi bởi dragoncrab » Thứ 2 17/03/08 13:53

ô, cái diễn đàn này có vẻ "hứng thú" với đề tài nhà xí - vệ sinh nhỉ??? thực ra "văn hoá nhà vệ sinh" cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm
ở Trung Quốc đã xây dựng hắn 1 chương trình về văn hoá nhà vệ sinh đấy
các members xem thử nhé:

Trích: http://www.ashui.com/index.php?option=c ... &Itemid=62

Trung Quốc: Xây dựng “văn hoá nhà vệ sinh”
Người viết: CCTV, Tân Hoa Xã
12/07/2007

Thành phố Trùng Khánh đang đăng ký kỷ lục nhà vệ sinh lớn nhất thế giới ở thành phố này. Đây là một trong những điểm nhấn của phong trào xây dựng “văn hoá nhà vệ sinh” ở Trung Quốc.

Thành phố Trùng Khánh vừa khánh thành nhà vệ sinh bốn tầng lầu với mặt tiền bằng sứ, được trang hoàng kiểu Ai Cập, y như cung điện giữa khu phố Tây ba-lô. Phòng vệ sinh rộng rãi, tiện nghi, có thang máy, âm nhạc du dương và truyền hình. Có phòng dành riêng cho người tàn tật. Với những ai thích không khí ngoài trời, các buồng vệ sinh không có mái che sẽ đáp ứng yêu cầu của họ.

Thành phố Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) xây dựng nhà vệ sinh công cộng sinh thái. Tại công viên Lão Xá, có bốn nhà vệ sinh vừa được lắp đặt với giá khoảng 400 triệu đồng VN. Mái che làm bằng chất liệu có thể thu hút năng lượng, giúp nhà vệ sinh tiết kiệm điện. Đồng thời, nhà vệ sinh sử dụng khoáng vật và kỹ thuật tuần hoàn nước để khử mùi hôi, trong thời gian định sẵn, tiết kiệm được lượng nước đáng kể.

Tại thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam), nhà vệ sinh sinh thái, bảo vệ môi trường được trang trí nội thất giống như một ngôi biệt thự nhỏ. Thành phố Thiên Tân cũng đầu tư 300 triệu tệ (600 tỉ đồng VN) để xây mới và cải tạo các nhà vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường...

Hiện nay, không chỉ các khách sạn mới phân chia đẳng cấp sao mà ngay cả nhà vệ sinh công cộng cũng phải được phân chia đẳng cấp sao. Bắc Kinh đã có quy định về việc phân chia đẳng cấp sao (từ một đến bốn sao) và chất lượng nhà vệ sinh tại các khu du lịch. Chính quyền thành phố cho biết: “Đây là vấn đề không thể xem nhẹ vì du khách có thể thông qua nhà vệ sinh để đánh giá vấn đề lớn hơn, đó là trình độ văn minh của thành phố. Nhà vệ sinh không đơn giản chỉ nơi thoả mãn nhu cầu vệ sinh của du khách mà còn phải là nơi nghỉ ngơi, hưởng thụ, thậm chí phải có thẩm mỹ, văn hoá... Nhà vệ sinh là nơi thể hiện rõ nhất trình độ phát triển đô thị, quan niệm sống và nhân sinh, ý thức bảo vệ môi trường của thành phố. Khi xây dựng được đẳng cấp sao cho nhà vệ sinh, thành phố sẽ được quốc tế hoá”.
RANDOM_AVATAR
dragoncrab
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 12:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron