TRE VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tận dụng MTTN, văn hoá đối phó với MTTN, vấn đề văn hoá & môi trường...

TRE VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi trtuongvi89 » Thứ 2 07/04/08 17:01

TRE VIỆT NAM
Tre một yếu tố tự nhiên, nhưng khi đặt nó vào quan hệ với con người, tre sẽ được nhận thức khác đi hay nói cách khác nó được biểu trưng hóa và trở thành một giá trị văn hóa.
Tre là giá trị văn hóa nên nó mang đầy đủ tính chất của văn hóa: tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử, tính biểu trưng, tính lựa chon.
Tre trước hết mang tính biểu trưng. Tre, biểu tượng cho người Việt Nam, biểu tượng cho sự đoàn kết, gắn bó của người Việt Nam từ xưa đến nay, bởi lẽ tre đâu có bao giờ mọc riêng lẽ mà luôn mọc thành từng cụm, từng lũy, tạo thành những thành quách hoành tráng. Tính chất đó của tre là biểu tượng cho sự đoàn kết của nhân dân ta từ xưa đến nay. Trong công cuộc chống ngoại xâm của nhân dân ta ngày xưa, và công cuộc chống lại thiên tai như: hạn hán, lũ lụt. Tính biểu trưng còn thể hiện trong nếp suy nghĩ của người xưa, trong các làng quê, tre còn là biểu tượng của tính tự trị. Lũy tre được coi như là giới tuyến, để phân biệt làng này làng khác. Bắt đầu một lũy tre là bắt đầu một làng và kết thúc cũng là chấm dứt giới hạn của một làng và chuyển qua làng khác.
Tiếp theo, tre mang tính giá trị. Tre không sống riêng lẽ mà sống thành từng cây riêng biệt luôn sống thành từng cụm, từng lũy. Nó không bao giờ thưa đi mà luôn luon vận động tạo thành những lũy tre vững chắc: “Tre già măng mọc”
Thứ ba, tre mang tính nhân sinh. Như đã nói, tre gắn bó với con người trong chiến đấu và ngay cả trong cuộc sống sinh hoạt bình yên hằng ngày. Tre giữ làng, tre giữ nước và chống lại hạn hán, lũ lụt, xói mòn. Tre còn gắn bó mật thiết với con người từ xa xưa khi Thánh Gióng đánh giặc Ân. Đến ngày nay, những đồ dùng bằng tre không những không bị bỏ đi mà ngày càng được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến như những thứ đồ vật gần gũi, thân thiện với môi trường.
Thứ tư, tre mang tính lịch sử từ lâu đời. Từ xưa con người đã biết đến công dụng của tre, từ những loài cây mọc hoang trong rừng con người đã biến nó thành một loài thực vật gắn bó với cuộc sống con người. Từ tre rừng thành tre nhà, thành những thành lũy vững chắc, rộng lớn bao bọc xung quanh nhà, quanh làng.
Cuối cùng tre mang tính lựa chọn. Đây là tính lựa chon con người về việc sử dụng tre phục vụ cho cuộc sống của mình. Con người có thể trồng, không trồng và cũng có thể lựa chọn loại tre mà mình trồng đem lại thẩm mỹ cũng như lợi ích tốt nhất cho mình.
RANDOM_AVATAR
trtuongvi89
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 31/03/08 18:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRE VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi NGUYENANH » Thứ 2 07/04/08 17:11

Tre đúng là một biểu tượng văn hoá! Nhưng giá trị của nó đến ngày hôm nay, có lẽ không cần xem lại? Lũy tre làng ngày xưa, cái thành xanh ngăn lối ngăn đường giữa các làng giờ chỉ còn trong hồi ức hơn là đời thường. Sự rộng mở, kết nối làng với làng đã khiến tre không còn giá trị "thành quách" nữa. Người ta thời nay có lẽ cũng ít nghĩ tre sẽ là vũ khí lắm, rồi trong đời thường tre cũng vắng mặt hơn, nhường chỗ cho những công cụ, chất liệu khác. Có lẽ vì thế mà người trồng tre ít đi chăng? Và có lẽ giá trị của tre không còn như ngày trước?
RANDOM_AVATAR
NGUYENANH
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 19/06/07 21:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRE VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi trtuongvi89 » Thứ 7 03/05/08 16:10

Bạn xem lại cách bạn viết bài:“Tre đúng là một biểu tượng văn hoá! Nhưng giá trị của nó đến ngày hôm nay, có lẽ không cần xem lại”. Từ “nhưng” bạn dùng tôi không hiểu lắm mục đích?
Tôi cũng thừa nhận với bạn rằng ngày nay tre vắng bóng trong cuộc sống đời thường. Thế nhưng không có nghĩa tre mất đi trong cuộc sống. Nó vẫn cứ tồn tại trong lòng mỗi người dân Việt Nam như một biểu tượng về con người, biểu tượng về một thời xa xưa. Tre vắng bóng không phải vì nó không còn hữu dụng mà ngày nay tre trở thành một món đồ quý trong cuộc sống. Đó là những sản phẩm bằng tre rất đắt tiền.
RANDOM_AVATAR
trtuongvi89
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 31/03/08 18:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRE VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi baoquyen_lt » Thứ 6 08/05/09 23:50

khi viết về cây tre.bạn dang chưng minh minh cho mọi người thấy nó là một giá trị văn hóa?
mính nghĩ những ai đã trải qua lớp vhh của thầy Thêm thì nhất định trong đầu đã bị nhiễm năng mấy cái gọi là tính giá trị,nhân sinh...đó rồi.Khi bạn viết lên điễn dàn thì bạn nên tim cách nào đó để khỏi gây phản cảm với người đọc.Bởi vì khi mà bạn viết 1 là,2 là... thật sự khó chịu lắm.Hết hứng đọc luôn.Sửa lại đi bạn nhé :D
RANDOM_AVATAR
baoquyen_lt
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 3 14/04/09 20:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRE VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi trtuongvi89 » Thứ 5 06/08/09 20:10

Theo mình với một văn bản khoa học thì việc dùng các kí hiệu hay các cách phân đoạn như thế sẽ tao cho bài của mình có được được sự rõ ràng, rành mạch, dễ đọc và dễ tìm thấy luận điểm hơn. Đó là ý kiến của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài của mình!
RANDOM_AVATAR
trtuongvi89
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 31/03/08 18:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron