Văn hoá xấu hổ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tận dụng MTTN, văn hoá đối phó với MTTN, vấn đề văn hoá & môi trường...

Văn hoá xấu hổ

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 6 25/07/08 18:48

Văn hóa xấu hổ
23:55:14, 17/07/2008

Xấu hổ là phẩm chất chỉ có ở con người. Mọi thứ trong cuộc sống con người nhờ có sự xấu hổ mà không trở nên tồi tệ. Con người nhờ biết tự xấu hổ mà luôn tuân thủ những quy định của cộng đồng, tự giới hạn những hành vi bị cấm, không cho phép mình thích gì làm nấy, hoặc làm những việc chẳng giống ai, xâm phạm đến người khác...


Vì thế, khi sự xấu hổ bị lãng quên, bị coi thường, thậm chí bị loại trừ, thì trong cuộc sống sẽ xuất hiện những hiện tượng quái gở, phản văn hóa, phản đạo lý... Thật đáng buồn là những hành vi thuộc loại như thế lại đang được nhìn thấy nhan nhản ở khắp mọi nơi, trong mọi thành phần...

Phóng uế/xả rác nơi công cộng, văng tục/chửi bới thoải mái mọi lúc mọi nơi... tất nhiên là những việc làm kém văn hóa ai cũng có thể nhận ra. Nhưng ăn mặc lố lăng chốn thâm nghiêm; trai gái thân mật vượt quá giới hạn nơi đông người; phóng ẩu, không tuân thủ các luật lệ khi đi đường... cũng xâm phạm không gian sống của số đông, xúc phạm đến người khác.

Còn những hành động như giật heo đất trên Đường hoa Nguyễn Huệ - TP.HCM Tết Đinh Hợi 2007, vặt trụi hoa anh đào trong Lễ hội Hoa anh đào 2008 ở Hà Nội, lấy cắp các viên đá chép những câu lục bát của Truyện Kiều trong Festival Huế 2008..., thì có thể chính người thực hiện hành vi cũng không chịu nhận rằng mình đã làm một việc rất sai, thậm chí tồi tệ. Họ không chịu hiểu rằng những hoạt động văn hóa được tổ chức là để tập cho cộng đồng có được những thói quen văn hóa, quen với sự thưởng thức văn hóa và những ứng xử văn hóa.

Không chỉ tiền bạc, thời gian, thành quả sáng tạo... của bao người được đổ ra, mà các lễ hội văn hóa chỉ có thể được đánh giá thành công, nếu những người tham gia lễ hội cũng tỏ ra có văn hóa.

Trong trường hợp người tham gia lễ hội, thành phần chính, đối tượng phục vụ của lễ hội lại chỉ thích phá đám một cách vô trách nhiệm thay vì góp phần vào lễ hội, trái ngược hẳn với mong muốn của cộng đồng, thì đó là một hiện tượng suy thoái rất đáng buồn, đáng báo động.

Có thể giải thích những hành vi này theo cách nào? Chỉ có một cách duy nhất: những người này đã đánh mất văn hóa của sự xấu hổ. Vì thế, ngay giữa đám đông, họ đã không thể phân biệt được việc nào là nên và việc nào là không nên làm.

Camera

(theo Thanh niên online)
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hoá xấu hổ

Gửi bàigửi bởi hoadaquy » Thứ 2 28/07/08 12:33

Tại sao ngày xưa người ta biết xấu hổ mà ngày nay lại không?
Tình yêu không phân biệt tuổi tác, nhưng khi TY đi vắng thì đó lại là lý do đáng kể.
Đức
RANDOM_AVATAR
hoadaquy
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 3 15/07/08 9:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá xấu hổ

Gửi bàigửi bởi girl_namdinh » Thứ 6 29/05/09 15:57

Đúng như bạn nói xã hội ngày càng phát triển dường như mọi người đều thể hiện mình theo hướng ''Tây hoá''.Nếu như trước kia họ sẽ xấu hổ bởi một chuyện nhỏ nhặt gì đó.Chắng hạn như ăn mặc hở hang .quá mat mẻ khi ra đường thì ngày nay điều đó là bình thường va rất phổ biến.Phải chăng họ đang dần mất đi văn hoá''xấu hổ'' của mình.Xấu hổ có thể nói đó là một nét văn hoá đẹp trong từng trường hợp.Ngược lại nó sẽ là vô văn hoá trong những trường hợp không đáng để xấu hổ.Chúng ta cần phải nhìn nhận rõ về vấn đề này để có môt cuộc sống ý nghĩa hơn!!!
Hãy cười lên bạn của tôi nhé! Tôi sẽ lun bên bạn.
RANDOM_AVATAR
girl_namdinh
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Thứ 6 15/05/09 19:35
Đến từ: Thành Nam quê tui!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hoá xấu hổ

Gửi bàigửi bởi mongha » Thứ 2 18/10/10 15:48

Văn hóa xấu hổ và vai trò của giáo dục
Nhân dịp theo dõi các dư luận trên báo đài gần đây xôn xao về một số hình ảnh thiếu văn hóa tại Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long diễn ra tại Hà nội, như phố hoa bị tàn phá (http://danviet.vn/17731p1c30/chung-ta-c ... xau-ho.htm), cùng với việc đọc xem các bài viết những năm gần đây có liên quan đến văn hóa xấu hổ như „Nỗi xấu hổ ở sân bay quốc tế Nội Bài“ (http://www.tuanvietnam.net/2010-01-10-n ... te-noi-bai), „văn hóa xấu hổ“ (http://noivu.danang.gov.vn/noivu/index. ... hoa-xau-ho), „Không còn xấu hổ“ (http://vovnews.vn/Home/Khong-con-xau-ho ... 139587.vov), „Hỗn loạn giao thông“ (http://tinnhanhvietnam.net/cuoc-song/ba ... -ho/215971), hoặc bài viết „Người Việt có thông minh không?“ bàn về văn hóa „Tiểu nông“ thiếu tôn trọng xung quanh mà thầy Hiệu gởi cho mình xem cách đây ít tuần (http://community.tuanvietnam.vietnamnet ... g-?print=1) và liên hệ với bài viết của bạn nguyenhuuduyen về văn hóa biết xấu hổ trên diễn đàn này từ năm 2008, mình suy nghĩ đến vai trò quan trọng của giáo dục nước ta trong việc khắc phục tình trạng này. Giáo dục của nước ta suốt thời gian qua có gì chưa ổn, khi lớp trẻ được giáo dục nhiều về lòng tự hào, hãnh diện về đất nước nhưng chưa được giáo dục đủ về những vấn đề văn hóa thiết thực, về những hành vi, nếp sống văn hóa tốt đẹp, kể cả biết xấu hổ với những hành vi chướng mắt, kém văn hóa còn diễn ra hàng ngày ở xung quanh ta, nhằm tránh vi phạm hoặc biết can thiệp khi cần thiết? Giáo dục nếp sống văn hóa tốt đẹp nói chung và văn hóa, văn minh đô thị nói riêng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, được diễn ra ở nhiều nơi, bằng nhiều cách, trên nhiều phương tiện, chứ không chỉ là vấn đề của nhà trường.
Mình thấy đúng như nhà văn Băng Sơn cũng đã chia sẻ trong dịp Lễ hội phố hoa Hà nội năm 2009 (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/01/3BA0A162) là:“ Xây dựng văn hóa phi vật thể thì không thể là ngày một ngày hai mà phải có quá trình dài lâu. Bây giờ Hà Nội còn có người văn hóa hết lớp 2, vậy phải nâng tầm lên. Cái đó không thể làm nhanh chóng được. Trong thành phố cũng rất nhiều người nói ngọng, cái đó phải cũng cần có một quá trình. Cái tốt tiêm nhiễm vào con người ta phải 5 năm 10 năm, nhưng cái xấu chỉ cần một giờ, một phút„. Mặc dù phải mất nhiều thời gian nhưng phải có bước khởi động trong giáo dục gấp ngay từ bây giờ, nếu không tình trạng này sẽ càng ngày càng tệ hại, lan rộng trong xã hội đến mức khó cứu vãn được thì sẽ nguy, hoặc sẽ càng tệ hại hơn nếu thanh niên nước ta nhiều người chỉ thừa kiến thức mà thiếu văn hóa như lời tâm sự của một bạn trên website về văn hóa ứng xử của người Việt trẻ http://vietlangdu.com/viewtopic.php?p=4 ... 9297e70c39
RANDOM_AVATAR
mongha
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 08/10/10 19:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách

cron