Trùng tu Chùa Phật Tích và trách nhiệm quản lý văn hóa

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Trùng tu Chùa Phật Tích và trách nhiệm quản lý văn hóa

Gửi bàigửi bởi phuongmaik9 » Thứ 2 27/04/09 16:10

Chùa Phật Tích là một di tích quý giá của lịch sử kiến trúc Việt Nam, do vua Lý Thánh Tông cho xây từ năm 1057.
Bản thân ngôi chùa trước khi trùng tu cũng chỉ là chùa do dân làng tự dựng lại trong những năm từ 1958 đến 1991 sau khi bị phá hủy vào năm 1947 trong thời chiến tranh. Lần dựng lại chùa thời ấy chủ yếu để bảo vệ pho tượng Phật rất quý, chứ hoàn toàn không tương xứng với quy mô mặt bằng của chùa cổ ngày xưa. Sắp đến dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, địa phương đề xuất phục dựng lại ngôi chùa danh tiếng này cho gần với diện mạo kiến trúc ngày xưa.
Trong văn bản 270 BVHTT-KHTC (1/8/2007) Bộ đã yêu cầu tổ chức nghiên cứu khảo cổ trước khi triển khai thiết kế. Đến ngày 15/5/2008, Sở VH - TT - DL có văn bản thông báo kết quả khai quật khảo cổ và đề nghị thiết kế. 26/5/2008, Cục Di sản có văn bản 408 DSVH-DT thỏa thuận thiết kế của Sở.
Khai quật khảo cổ ban đầu chỉ là thám sát bên ngoài phạm vi chùa, xem bản vẽ của KTS Louis Bezacier (Pháp) từ những năm trước 1945 về bố cục mặt bằng chùa có chính xác không thôi. Biết chính xác rồi, thỏa thuận thiết kế rồi mới hạ giải chùa để bắt đầu thi công. Lẽ ra quá trình thi công vẫn phải theo quy định của Luật Di sản văn hóa, nếu phát hiện nền móng khảo cổ hay dấu vết di vật thì phải dừng lại để báo cáo cơ quan văn hóa. Nhưng việc thi công chùa Phật Tích đã không tuân thủ quy định của Luật Di sản (quy định phải có nghiên cứu khảo cổ học thật đầy đủ và kỹ lưỡng rồi mới trùng tu).
Nguyên nhân có thể Nhà chùa muốn công trình hoàn thành đúng dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đơn vị thi công cũng muốn đẩy nhanh tiến độ, nên đã bỏ qua thao tác kỹ thuật cần thiết. Sở VH - TT - DL cũng có lỗi quản lý chưa chặt, trong quá trình thi công phải có người giám sát, thấy có "vấn đề" là phải bắt dừng ngay. Người chủ nhiệm dự án thi công công trình (Công ty CP tu bổ di tích và văn hóa Trung ương) cũng phó mặc cho đơn vị thi công, chứ không để mắt thường xuyên.
Có thể nói, các bên tham gia tu bổ chùa Phật Tích có sai phạm vì nhận thức về giá trị di sản chưa cao, nhận thức về pháp luật đối với Luật Di sản chưa đúng, tập trung quá nhiều vào tiến độ. Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL cũng đã nhận có sai sót, nên Cục Di sản yêu cầu Sở VH - TT - DL Bắc Ninh thực hiện ngay một số công việc sau:
- Tạm dừng thi công khu vực tháp và quanh chân tháp để bảo vệ phần chân tháp đã phát lộ.
- Tổ chức thăm dò khai quật khảo cổ khu vực thi công, có biện pháp bảo quản, làm tư liệu khoa học cho các hiện vật mới thu thập được.
- Trên cơ sở kết quả thám sát khảo cổ, chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế khẩn trương đề xuất phương án bảo tồn dấu tích khảo cổ.
Nhờ phản biện xã hội của dư luận mà cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị thi công chùa thay đổi quan điểm trong nhận thức xã hội, chấp nhận sự khắc phục. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những công trình tu bổ - tôn tạo sau này, nhất là với những di sản có giá trị thì đòi hỏi mức độ thận trọng cao. Có tâm với di sản không đủ, mà còn phải có cơ sở luật pháp, cơ sở khoa học, thì mới có công trình phục hồi tôn tạo đúng tầm giá trị lịch sử, giá trị văn hóa.
RANDOM_AVATAR
phuongmaik9
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 16/02/09 15:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Trùng tu Chùa Phật Tích và trách nhiệm quản lý văn hóa

Gửi bàigửi bởi khuetuong » Thứ 2 27/04/09 23:51

Hình như bài học từ các công trình vừa rồi như Đền Rồng, v.v vẫn còn chưa đủ cảnh tỉnh những người làm công việc bảo dưỡng lịch sử sao? Đến khi nào chúng ta mới có cái nhìn đúng đắn hơn nhỉ? Đành rằng, "cái mới" luôn phủ định "cái cũ" và có thể tốt hơn "cái cũ", nhưng "cái mới" cũng phải dựa trên nền tảng của "cái cũ" mà phát triển, chứ không hoàn toàn gạt bỏ hết "cái cũ" ra bên ngoài.

Trong khi ở nước ngoài, người ta chăm chút từng li từng tí một cho những di vật còn sót lại của lịch sử, thì ở Việt nam ta lại đi phá hủy hoàn toàn nó, hoặc để nó bị "chảy máu", một cách vô lí. Chúng ta không cần những ngôi đình chùa với dáng vẻ quá đồ sộ, khang trang, mà cần là ở những công trình mang tính lịch sử, gắn bó với một thời kì, giai đoạn của đất nước và có thể hiện rõ nét văn hóa Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu chúng ta nghe và chứng kiến những sự kiện như thế. Sự kiện năm 1989, khi Việt Nam chúng ta bán lại cho Thụy Sĩ những chiếc đầu máy hơi nước quý giá (thời điểm lúc đó là những đống sắt gỉ sét), nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta đã bán đi những "đống vàng" dưới vỏ bọc "đóng sắt". Quả thực là thế, những "đống sắt" ấy về đến Thụy Sĩ, đã được sửa sang lại và trở thành những "đống vàng" phụ vụ du lịch.

Đồng ý là, nếu để ở Việt Nam, trong môi trường bảo dưỡng không an toàn, có thể, những chiếc đầu máy kia còn tệ hại hơn. Nhưng nhìn chung, không lẽ chúng ta lại cứ đổ lỗi cho điều kiện mãi sao? Và đến khi có điều kiện để bảo dưỡng, trùng tu, thì lại xóa bỏ hoàn toàn để xây một cái mới không hề mang tính lịch sử. Huống hồ chi, những công tình như chùa Phật Tích là một công tình có tầm ảnh hưởng lớn. Thiết nghĩ, một tỉnh nhiều chùa, đặc biệt là chùa cổ và giữ nhiều kỉ lục Phật Giáo như Bắc Ninh, thì các đơn vị chịu trách nhiệm tu bổ càng phải thận trọng hơn trong hành động của mình mới phải chứ.

Nếu cứ tiếp tục như vậy, thì 1000 năm Thăng Long, chúng ta sẽ còn lại những gì ngoài những công trình mới mẻ. Nếu vậy thì đừng nên tổ chức thì hơn, vì có còn lại cái gì nữa đâu để mà tưởng nhớ, mà chiêm ngưỡng. Những cái của 1000 năm trước, nay còn lại là gì : đó là cái mà chúng ta hướng tới : cổ kính, tái hiện khung cảnh xưa, gợi nhớ về từng thời đại lịch sử của cha ông, chứ không phải hướng tới những cái đẹp đẽ mà xa lạ và quá mới mẻ. Thiết nghĩ, chúng ta yêu di sản là đúng, nhưng cũng nên tôn trọng nó. Gìn giữ một cục gạch nhỏ, cũng là hành động thể hiện sự tôn trọng đó, chứ đừng nói chi đến cả 1 công trình.
Em là ai? Cô gái hay chàng trai?
Hình đại diện của thành viên
khuetuong
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 14:13
Đến từ: Lyon, Francais
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron