Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Đây là nơi bàn thảo các vấn đề về văn hoá quản trị (văn hoá quản lý) và quản lý văn hoá

Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi mituot » Thứ 6 04/01/08 17:44

Việc cưới, tang, lễ hội là vấn đề thuộc đời sống tinh thần xã hội. Các hoạt động của nó khá đa dạng và khác nhau ở mỗi địa phương, vùng, miền. Nó thể hiện rõ truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Tại sao phải quản lý việc cưới, tang, lễ hội?
Trước hết, rất nhiều những kẻ xấu lợi dụng việc cưới, tang, lễ hội để tuyên truyền mê tín dị đoan, truyền bá, phát tán tài liệu không được phép lưu hành, xuyên tạc, vu khống, làm rối trật tự xã hội, an ninh quốc gia.

Thứ nữa, nhiều người tổ chức việc cưới, tang, lễ hội để trả nợ, để nhận phòng bì, quà cáp (mà trong các dịp thông thườnng không thể làm được), để tiêu tiền của Nhà nước v.v… Tóm lại là tổ chức cưới, tang, lễ hội để trục lợi là chính.

Chính vì những động cơ không tốt nên nhiều đám cưới, đám tang, lễ hội tổ chức rình rang, tốn kém, đi kèm theo đó là những hủ tục lạc hậu, không thích hợp với đời sống hiện đại.

Quản lý việc cưới, tang, lễ hội như thế nào?
Ngày 25/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Quy chế gồm 3 chương, 16 điều, áp dụng cho mọi công dân, nhấn mạnh cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ trong các đơn vị lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, quản lý việc cưới, tang, lễ hội là không hoàn toàn đơn giản, bởi chính nhiều khái niệm trong Quy chế cũng còn tỏ ra khá mơ hồ, định tính như: thế nào là không trái với thuần phong, mỹ tục?; Những hoạt động như thế nào thì bị xem là mê tín dị đoan?; Chi bao nhiêu tiền thì bị coi là lãng phí? v.v… Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

Để làm tốt công tác quản lý, cần chú ý một số vấn đề sau:-
Nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát, sưu tầm về phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của địa phương. Từ đó nhận định mối tương quan giữa chúng với việc cưới, việc tang, lễ hội
- Theo dõi và năm bắt những diễn biến trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, nếp sống của nhân dân ở địa phương.
- Xây dựng những mô hình, những điển hình mới tiến bộ, đặc biệt là xây dựng những nghi thức mới phù hợp với xã hội hiện đại để thay thế những hủ tục, tập tục lạc hậu, không còn thích hợp.
- Cần xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ cho việc cưới (xây dựng phòng cưới tập thể); dựa vào Ban tang lễ ở địa phương để thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang; xác định rõ đặc trưng, sắc thái riêng của từng lễ hội để quản lý và tổ chức phù hợp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh, thể hiện qua việc tổ chức cưới, tang, lệ hội. Nhất thiết phải xem đây là công tác chủ đạo. Hạn chế những biện pháp cưỡng bức thô bạo, những chế tài nặng nề…
- Cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đặc biệt ở lĩnh vực tổ chức lễ hội, bởi đây hoạt động dễ dẫn đến lãng phí tiền của của Nhà nước, nhân dân.
RANDOM_AVATAR
mituot
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 2 31/12/07 11:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 6 04/01/08 18:36

Bạn mituot oi,

thành phố vừa chi ra bao nhiêu tỉ để làm đường hoa Nguyễn Huệ , và riêng 5 tỉ cho hoa. Vậy thì theo bạn điều đó có lãng phí không?
:roll:
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi HoaiLan » Thứ 6 04/01/08 19:25

chi Hải Phượng hỏi hóc búa " qué"! :lol:, có lẽ cuộc sống "mọi thứ chỉ là tương đối" không thiên quá về một thái cực, ai lại không muốn hoành tráng vì một đời người chỉ một lần bước lên xe hoa, ai lại không muốn lông lẫy, thế nhưng một vấn đề thì luôn có 2 mặt của nó "không nên quá lãng phí, cũng không quá hạn chế chi tiêu", tránh những tiêu cực đó là một cách nhình hợp lý nhất.
và vấn đề "lãng phí" hay không cũng tùy vào người sử dụng, mục đích sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, và đối tượng để chi tiêu nữa chị àh!
Có lẽ em không cần thí dụ những cái gọi là mục đích, hoàn cảnh, ...theo em "khi cần thì việc chi ra một và tỷ của chủ thể sử dụng "một quốc gia" chi ra "vài tỷ" để tôn vinh một nét đẹp văn hóa thì chả có gì là phí phạm cả, xin nói thêm rằng việc chi tiêu ấy bù lại chúng ta thu hút một số lượng du khách rất lớn (mục đích phát triển kinh tế - du lịch) đôi khi chúng ta còn "hời to :mrgreen: " , con đối với 1 cá nhân, việc tổ chức lễ cưới, tang ma đã xãy ra những tiêu cực và đề xuất hạn chế "lãng phí" là một việc hết sức cần thiết.
Hoài Lan lại tiếp chuyện với chị một lần nữa. ;)
Hình đại diện của thành viên
HoaiLan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 11:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 6 04/01/08 20:01

Vấn đề này thực chất mới đọc tưởng chừng là quá to tát và lớn lao, ai cũng sẽ "ngớp" về số tiền đó, theo mình nghĩ việc chi ra hàng tỉ cho lễ hội hoa ngày tết ở tại đường Nguyễn Huệ không thể gọi là lãng phí hay sa hoa gì cả
Sau đây là một số lập luận:
_ Thứ nhất, Tết nguyên đán là tết, là lễ hội lớn nhất của con người và đất nước Việt Nam, tất cả những gì rực rỡ nhất, đẹp đẽ nhất và hoành tráng nhất đề dành cho nó, đồng thời có thể xem nó là bộ mặt của thành phố của chúng ta để giới thiệu đến với thế giới nét văn hoá độc đáo này
_ Thứ hai, Sài Gòn được mệnh danh là hò ngọc viễn đông, nơi sầm uất về kinh tế,nơi giao lưu gặp gỡ của văn hoá nhiều vùng miền, đây vừa là nơi thu hút lễ hội, đồng thời cũng là chiến lược của nhà kinh doanh (hay gọi là văn hoá kinh doanh đó), được ứng dụng triệt để
_ Thứ ba, khi nói về số tiền này theo mình nghĩ 5 tỉ để làm một lễ hội vô cùng đặc sắc, ở nơi trung tâm thành phố đầy phồn hoa này là chuyện bình thường, tưởng chừng là quá lãng phí, nếu nó lãng phí là do con người chúng ta bày ra nhưng không phát huy hết, làm cho có phong trào, năm nào cũng vậy thì đúng là phí thât. Song nếu suy nghĩ tích cực, làm là vì mục đích gì, hướng tới điều gì thì dù tốn thế nào, kết quả mang lại luôn được con người trân trọng
_Chỉ bấy nhiêu thôi cũng thấy bỏ ra như vậy là xứng đáng
Tóm lại, chúng ta hãy mong đợi lễ hội này, có thể nó từ lâu đã trở thành nét văn hóa đẹp của người Sài Gòn, lễ hội sẽ làm con người phấn chấn hơn để đón một cái tết an lành , không chỉ thế mà những người con xa xứ và du khách nước ngoài sẽ cảm thấy ấm lòng khi đón tết tại đây, rất ấn tượng và đầy ý nghĩa
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi cafe » Thứ 7 05/01/08 0:31

Tôi xin có vài ý kiến thảo luận ở phần "Tại sao phải quản lý việc cưới, tang, lễ hội?" như sau:
Thiết nghĩ chúng ta phải quản lý các hoạt động này vì chúng là hoạt động thường xuyên của con người, hiện diện trong mọi thời đại. Do đó nó luôn là bộ mặt của văn hóa dân tộc, là nơi thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Ta quản lý cưới, tang, lễ hội chính là chăm chút, bảo vệ là làm đẹp thêm những giá trị dân tộc để nó luôn mang bản sắc và thích hợp, hoà vào cuộc sống đương đại.
Lý do của bạn miuot nêu dường như chỉ có tình trạng lãng phí và mê tín dị đoan là tiêu biểu (đang là vấn đề hàng đầu cần khắc phục trong các hoạt động cưới, tang, lễ hội hiện nay). Còn những hiện tượng khác chỉ cá biệt và không chỉ riêng ở những hoạt động cưới, tang, lễ hội, do đó chưa phải là lý do chính.
Tôi đồng tình với bạn khi cho rằng: "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh, thể hiện qua việc tổ chức cưới, tang, lễ hội. Nhất thiết phải xem đây là công tác chủ đạo "
RANDOM_AVATAR
cafe
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 16:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi mituot » Thứ 7 05/01/08 14:55

Không thể gọi là lãng phí nếu lễ hội làm giàu cho truyền thống văn hóa dân tộc…

Trước hết, rất cảm ơn các anh chị đã quan tâm tới chủ đề này. Xin ghi nhận ý kiến đóng góp của café. Mình chỉ xin trao đổi thêm về câu hỏi của chị Hải Phượng.

Thành phố vừa chi ra bao nhiêu tỉ để làm đường hoa Nguyễn Huệ , và riêng 5 tỉ cho hoa. Vậy thì theo bạn điều đó có lãng phí không?

Xin được nêu vài nét về lịch sử đường hoa Nguyễn Huệ:

Đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi của Đường Nguyễn Huệ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ tết Giáp Thân năm 2004.

Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner. Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng thời đó.

Cho đến cách đây khoảng chục năm, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ.

Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết.

Ngày nay chợ Hoa Nguyễn Huệ đã được quy hoạch về công viên 23 tháng 9, cách không xa lắm với đường hoa Nguyễn Huệ.

Từ Tết Giáp Thân, năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường với hoa là hoa nhưng được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng từ năm này, cứ vào dịp Tết, đường Nguyễn Huệ có một cái tên khác, đó là đường hoa Nguyễn Huệ. Từ đó, mỗi năm, đường hoa Nguyễn Huệ lại mở ra đón khách, với mỗi năm mới là những chủ đề mới, những ý tưởng mới. Để có được một đường hoa đẹp nhất, ban tổ chức đã phải tổ chức cuộc thi sáng tạo để tìm những ý tưởng hay nhất cho việc trang trí đường hoa.

Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trình văn hóa du lịch có ý nghĩa của thành phố, mang lại sự rực rỡ cho thành phố mỗi dịp Xuân về đồng thời cũng là địa chỉ vui chơi của không chỉ nhiều người dân thành phố mà còn của khách thập phương, của Việt kiều về nước và của cả nhiều du khách nước ngoài.

Vài nét lược trích, để thấy rằng, đường hoa Nguyễn Huệ là một điểm “chơi xuân” hấp dẫn số 1 ở TP.HCM mỗi dịp Tết đến. Tết Nguyên đán là thời điểm mà Việt kiều khắp mọi nơi trên thế giới trở về quê hương ăn Tết; khá nhiều khách du lịch đến Việt Nam để thưởng ngoạn tết cổ truyền của người Á Đông. Vậy Tp.HCM sẽ chuẩn bị gì để “đón chào” họ. Ngoài 2 điểm du lịch Đầm Sen, Suối Tiên thì TP.HCM có gì nữa?

Sau một năm tất bật với công việc, dường như Tết là dịp mà tất cả mọi người Việt Nam đều mong chờ để được nghỉ ngơi, họp mặt bạn bè, người thân, được trở về cội nguồn trong cái Tết cổ truyền của dân tộc. Với người dân TP.HCM, đường hoa Nguyễn Huệ là một trong những địa điểm được lựa chọn để họ tìm thấy nét cổ truyền.

Vậy thì, có lãng phí không khi điều ấy làm giàu cho đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt lại là dịp Tết. Có lãng phí không khi đường hoa Nguyễn Huệ khiến du khách ấn tượng về con người và đất nước Việt Nam. Đó là chưa kể, chúng ta có thể làm tăng giá trị cho ngành du lịch và dịch vụ từ việc đầu tư cho đường hoa Nguyễn Huệ.

Còn nhớ, năm ngoái khi lãnh đạo TP.HCM chủ trương bỏ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa để dùng số tiền đó ủng hộ người nghèo, rất nhiều người dân TP.HCM đã lên tiếng phản đối. Tôi rất ấn tượng với một ý kiến: “Hãy bỏ bắn pháo hoa, nếu đã hết cách để tiết kiệm”.

Tóm lại, xin trả lời cho câu hỏi của chị Phượng: Không thể gọi là lãng phí nếu lễ hội làm giàu cho truyền thống văn hóa dân tộc và chăm sóc đời sống tinh thần của con người hiện đại.
"Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" -TCS
RANDOM_AVATAR
mituot
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 2 31/12/07 11:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi cafe » Chủ nhật 06/01/08 15:53

thành phố vừa chi ra bao nhiêu tỉ để làm đường hoa Nguyễn Huệ , và riêng 5 tỉ cho hoa. Vậy thì theo bạn điều đó có lãng phí không?

Thật ra tôi cũng không rõ lắm ý của bạn haiphuong69 là nghiêng về lãng phí hay không lãng phí. Tuy nhiên không hiểu sao câu hỏi này có vẻ làm mấy bạn hứng thú tranh luận khiến tôi cũng muốn "ăn theo" chút ý kiến. Nhìn phố hoa Nguyễn Huệ đón năm mới bề thế hiện đại quả là thích thật, tôi cũng tự hào về điều này. Chắc chắn phải tốn nhiều tiền lắm để thực hiện nó. Nhưng tôi nghĩ đây là điều cần làm và cho rằng hợp lý trong thời điểm này. Đây là một thời điểm mà chúng ta cần chăm chút cho bộ mặt thành phố cũng như đất nước khi cùng dự "đại tiệc" WTO với các nước khác. Nó hợp lý khi ta đang cần chứng tỏ sự chuyển mình của Việt Nam trước những vận hội lớn về kinh tế và ngoại giao. Để thay một cái nhìn cũ kỹ về sự nghèo nàn lạc hậu của các nước đối với VN (dù còn nhiều đấy!). Những điều này đều có lợi cho ta trong xu thế hội nhập với thế giới. Tựa như trong văn hóa Việt, ta cũng thường nhịn ăn hai bữa để mua gà đãi khách một bữa đó mà, cần chi những nguồn gốc, lý do xa xôi!(Cũng may là lâu lâu mới có khách đó nha!) Vì vậy tôi cho rằng không lãng phí đâu!
RANDOM_AVATAR
cafe
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 16:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 4 09/01/08 21:57

Các bạn thảo luận về "đường hoa Nguyễn Huệ" có lãng phí không? Rất thú vị. Tết năm ngoái, dư luận về "bắn pháo hoa" cũng vậy. Bạc tỉ cho văn hoá "nhìn"?. Người cho là lãng phí, người cho là không?. Vậy thế nào là lãng phí?. Tôi nhớ một câu ngạn ngữ: Kẻ bủn xỉn đối với cái đẹp, thường hay phung phí đời mình!
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quản lý nhà nước về việc cưới, tang, lễ hôi

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 6 11/01/08 18:22

Em cũng đồng ý với ý kiến không thể xem việc chi trả vài tỷ cho đường hoa Nguyễn Huệ là lãng phí khi mình thu lại từ hoạt động ấy quá nhiều điều lợi như vài anh chị đã phân tích. Ngân sách nằm trong kho bạc nhà nước nhưng xét cho cùng cũng của nhân dân. 5 tỷ ấy còn chưa đủ với những từ "nhà nước của dân, do dân và vì dân" nữa kìa! Không tiêu xài một chút thì để ngân sách nhiều quá không khéo các bác, các chú nhà ta lại đem tiền đi cá độ đá banh, đánh bạc...Rồi lại mất công nhà nước tốn phí mở phiên toà xét xử. Thôi, không đụng đến vấn đề này nữa. Sợ lém!
Còn tổ chức đám cưới văn minh là như thế nào? Có phải không lãng phí là sẽ văn minh? Nước Anh có văn minh không? Hãy nhìn vào đám cưới của hai siêu sao Beckham và Victoria là biết. Nói tóm lại, theo ý mình khó có thể quản lý việc cưới xin. Tổ chức thế nào là tuỳ vào khả năng của mỗi cá nhân miễn sao không ảnh hưởng đến kinh phí của nhà nước thì thôi.
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá quản trị (quản lý) và quản lý văn hoá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron