QUY TRÌNH NỘP-NHẬN TIỂU LUẬN MÔN HỌC CAO HỌC

Các quy định, quy trình, thông báo chung cho toàn khoa hoặc cho từng nhóm thành viên

QUY TRÌNH NỘP-NHẬN TIỂU LUẬN MÔN HỌC CAO HỌC

Gửi bàigửi bởi Khoa VHH » Thứ 7 26/05/07 20:58

[center]QUY TRÌNH NỘP-NHẬN TIỂU LUẬN MÔN HỌC CAO HỌC[/center]

A- QUY TRÌNH NỘP TIỂU LUẬN
(dành cho học viên)


1. Phương thức: Làm tiểu luận là một khâu rất quan trọng trong quy trình đào tạo cao học. Tuy nhiên, lâu nay việc nộp tiểu luận các môn học thường rất chậm trễ, đôi khi thất lạc, gây khó khăn cho việc nhận-chấm bài, việc quản lý điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình bảo vệ luận văn. Để khắc phục tình trạng này (với sự chấp nhận của Phòng ĐT SĐH), bắt đầu từ tháng 1-2007, học viên cao học sẽ nộp tiểu luận các môn học trực tiếp cho bộ môn (thay vì nộp cho phòng SĐH) với hình thức chủ yếu là nộp bằng tệp tin (file).

2. Thời hạn: Hạn chót nhận tiểu luận học kỳ I là ngày 31 tháng 3 hàng năm, và tiểu luận học kỳ II là ngày 30 tháng 9 hàng năm. Như vậy, sau mỗi học kỳ, học viên có một khoảng thời gian là 3 tháng để hoàn tất tiểu luận các môn học. Quá thời hạn này, những học viên không nộp tiểu luận sẽ nhận điểm 0.

3. Quy cách:
a) Dung lượng: từ 15 đến 25 trang
b) Định dạng: Mỗi tiểu luận trình bày thành 1 tệp tin (không tách bìa, mục lục, các chương, v.v. thành những tệp tin riêng). Tệp tin phải trình bày ở dạng *doc (Microsoft Word) với font chữ thống nhất là Unicode (không dùng VNI, TCVN hoặc các font khác), kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, khổ giấy A4, giãn dòng 1,5. Căn lề theo mặc định của máy. Việc trình bày trong bài phải theo đúng quy cách của một công trình nghiên cứu khoa học.
c) Tên tệp tin đặt thống nhất theo mẫu: Kx. HT. Tenbai. Tenmon.doc (tất cả đều dùng chữ cái La-tinh không dấu). Trong đó Kx là tên khóa (vd: K7 là khoá 7 nhập học năm 2006). HT là họ tên học viên, họ tên dài nên viết tắt cho gọn (vd: Nguyễn Thanh Đào viết thành Ng Thanh Dao, Ngô Thị Thuý Trâm viết thành Ngo TT Tram). Tenbai là tên bài viết ngắn gọn lại bằng cách chỉ chọn những từ khoá (vd “Vai trò của Nho giáo Trung Hoa ở Việt Nam giai đoạn trước tk XX” có thể viết thành Nhogiao TH o VN). Tenmon là tên môn viết tắt 4 chữ cái đầu, vd: LLVH = lý luận văn hoá học, BSVH = Bản sắc văn hoá và bản sắc văn hoá Việt Nam). Như vậy, chẳng hạn, bài tiểu luận “Vai trò của Nho giáo Trung Hoa ở Việt Nam giai đoạn trước tk XX” cho môn Văn hoá Trung Hoa và ảnh hưởng của nó của HV khoá 7 Ngô Thị Thuý Trâm sẽ được đặt tên là: “K4. Ng TT Tram. Nhogiao TH o VN. VHTH.doc”.
Việc đặt tên tệp tin thống nhất theo một mẫu chung với đầy đủ các thông tin là rất quan trọng giúp cho việc quản lý bài nhanh chóng, không nhầm lẫn, không thất lạc. Đề nghị các HV nghiên cứu kỹ và thực hiện đúng theo hướng dẫn.

4. Cách nộp bài. Có 2 cách:
a) Cách 1: Học viên trực tiếp nộp qua thư điện tử (e-mail) bằng cách đính kèm tệp tin (attach file) và gửi đồng thời (CC) vào ít nhất là 2 địa chỉ thư điện tử, một của Bộ môn Văn hóa học (vanhoahoc@gmail.com) và một của gỉảng viên phụ trách môn học và/hoặc của trưởng bộ môn (ngocthem@gmail.com) trước ngày 1-4 và 1-10 hàng năm. Sau khi gửi bài, học viên cần theo dõi thư trả lời, chỉ khi học viên nhận được đủ 2 thư phản hồi (reply) xác nhận đã nhận được bài mới coi là đã nộp bài xong.
b) Cách 2: Học viên nộp cho lớp trưởng (hoặc lớp phó phụ trách học tập) trước ngày 1-4 và 1-10 hàng năm. Khi nhận, lớp trưởng/phó kiểm tra tệp tin xem có đáp ứng đủ và đúng các yêu cầu không rồi chép tất cả vào một đĩa CD và nộp cho văn phòng khoa trước ngày 5-4 và 5-10 hàng năm (có ký nộp).
c) Trong trường hợp giảng viên không chấm bài trên máy vi tính, ngoài việc bắt buộc gửi tệp tin qua thư điện tử cho VP Bộ môn, mỗi HV cần nộp thêm 1 bản in trên giấy. Lớp thu toàn bộ bài trước ngày 1-4 và 1-10 hàng năm rồi nộp một lần cho văn phòng trước ngày 5-4 và 5-10 hàng năm (có ký nộp). VP Bộ môn không nhận bài in giấy nộp lẻ tẻ của từng học viên.


B- QUY TRÌNH NHẬN TIỂU LUẬN
(dành cho văn phòng)


5. Văn phòng cần tạo thư mục thống nhất theo hệ thống: Tieuluan\ Khoa... (namnhaphoc)\ Monhoc. Vd: Tieuluan\Khoa 7 (2006)\ Lyluan vanhoa. Đồng thời lập một Sổ giao nhận tiểu luận (dùng cho trường hợp giao nhận trực tiếp bài, đĩa, không qua thư điện tử). Liên hệ với các giảng viên để lập danh sách các thầy/cô có thể/ không thể chấm bài trên máy vi tính.

6. Người trực văn phòng khi nhận bài (qua thư điện tử hoặc trực tiếp một lần từ lớp trưởng/phó), kiểm tra xem tên tệp tin của mỗi bài đặt đã theo đúng mẫu chưa, nếu chưa, sửa lại theo đúng mẫu. Mở thử để kiểm tra xem tệp tin có mở được không, nếu không mở được thì yêu cầu học viên gửi lại bài khác. Sau khi thấy tên tệp tin đã đặt theo đúng mẫu và mở được, người trực lưu tệp tin vào thư mục theo từng môn từng khóa. Cuối cùng, gửi thư phản hồi (reply) cho học viên xác nhận là Bộ môn đã nhận được bài.

7. Khi nhận bài trực tiếp từ lớp trưởng/lớp phó bằng đĩa CD, cũng cần kiểm tra tên tệp tin và kiểm tra từng bài xem có mở được không. Sau đó ghi vào sổ nhận tiểu luận ngày tháng, số lượng bài, tên và chữ ký của người giao và người nhận.

8. Từ ngày 5-10 tháng 4 và 5-10 tháng 10 hàng năm:
a) Liên hệ với các giảng viên để kiểm tra xem thầy/cô đã nhận đủ qua thư điện tử các bài tiểu luận thuộc môn mình đã dạy trong học kỳ trước hay chưa?
b) Với các giảng viên chưa nhận đủ hoặc chưa nhận được, văn phòng cho chép tất cả các tệp tin của mỗi môn học vào 1 đĩa CD và giao đĩa cho các thầy/cô (ghi vào sổ giao nhận tiểu luận số bài, tên và chữ ký của người giao và người nhận).
c) Chép tất cả các bài tiểu luận các môn học của mỗi lớp vào một đĩa CD, ghi tên lớp, tháng-năm vào nhãn đĩa và lưu vào hồ sơ.
d) Với các giảng viên không chấm bài trên máy vi tính, văn phòng giao toàn bộ bài in giấy (do lớp trưởng/ lớp phó nộp) cho các thầy/cô (ghi vào sổ giao nhận tiểu luận số bài, tên và chữ ký của người giao và người nhận).
e) Gửi cho giảng viên qua thư điện tử bảng để ghi điểm có sẵn tên các học viên trong lớp.
f) Nhắc các giảng viên nộp điểm lại cho Bộ môn chậm nhất là sau 2 tháng.

9. Trong tháng 5 và tháng 11 hàng năm:
a) Từ ngày 1 đến 10: nhắc các giảng viên chuẩn bị nộp danh sách điểm.
b) Từ ngày 11 đến 20: liên hệ với các thầy/cô để thu danh sách điểm (bao gồm tối thiểu 2 điểm thành phần và điểm cuối cùng) có chữ ký của thầy/cô và bảng điểm điện tử chuyển qua thư điện tử.
c) Từ ngày 21 đến 30: nộp toàn bộ danh sách điểm của các môn học cho phòng SĐH (sau khi đã sao lưu một bộ).
d) Công bố bảng điểm điện tử trên website của BM.

Thành phố Hồ Chí Minh, 10-02-2007
TRƯỞNG BỘ MÔN
GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM (đã ký)
Hình đại diện của thành viên
Khoa VHH
Quản trị viên
 
Bài viết: 161
Ngày tham gia: Thứ 3 24/04/07 0:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Quay về Thông báo của Khoa Văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron