ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC TQ VÀ NÉT ĐẸP ĐẠO LÝ trong lối sống

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC TQ VÀ NÉT ĐẸP ĐẠO LÝ trong lối sống

Gửi bàigửi bởi nguyen binh » Chủ nhật 23/11/08 13:57

Văn học Trung Quốc đã ảnh hưởng đến việc học tập, tiếp cận văn chương của người Việt từ rất lâu đời; trong số đó, việc vận dụng điển tích văn học Trung Quốc trong các sáng tác ở ta khá nhiều. Số lượng các điển tích dưới dạng thành ngữ được người sáng tác lẫn người tiếp nhận biết đến rất nhiều, rất thú vị, có ý nghĩa giáo huấn đạo lý sống đẹp.
Người viết bài này chỉ xin giới thiệu một điển tích quen thuộc, đã được Việt hoá bằng câu thành ngữ "kết cỏ ngậm vành".
Thành ngữ tiếng Việt " kết cỏ ngậm vành " là do dịch từ thành ngữ tiếng Hán " kết thảo hàm hoàn ", bắt nguồn từ hai sự tích riêng biệt:
1- Nguỵ Vũ Tử đời nhà Tấn rất yêu quý người vợ lẽ nên khi hấp hối thì dặn con trai là Nguỵ Khoả hãy chôn người vợ lẽ yêu dấu theo cùng với mình. Nguỵ Khoả không đành lòng nên sau khi cha chết , cho vợ lẽ của cha đi lấy chồng khác, về sau, Nguỵ Khoả lĩnh mệnh vua đi đánh giặc, trong lúc đang giao đấu kiệt sức sắp thua tướng giặc nhà Tần là Đỗ Hồi thì bỗng dưng thấy Hồi bị vấp, vướng cỏ mà ngã. Nhờ thế, Nguỵ Khoả bắt được Đỗ Hồi. Đêm về, Khoả nằm mộng, chiêm bao thấy có một ông già đến cầm tay ân cần mà nói:" Cảm vì ông đã không chôn sống con gái tôi nên sáng nay tôi đã kết cỏ mà làm vướng chân giặc để cứu ông". Đó là tích kết cỏ.
2- Sau đây là chuyện ngậm vành: Đời nhà Hán có Dương Bảo mới lên chín tuổi đi chơi ở phía Bắc núi Hoa Âm, thấy một con chim sẻ vàng bị chim cắt cắn gần chết. Bảo đuổi chim cắt đi, đem sẻ sề nhà nuôi gần 100 ngày chim mới khoẻ lại rồi bay đi. Đêm ấy có một đồng tử áo vàng miệng ngậm 4 chiếc vòng ngọc đến bái tạ mà nói: " Ta là sứ giả của Tây Vương Mẫu, trước đã nhờ người ra tay cứu vớt, nên nay đến đền ơn người đây. Cầu cho con cháu người sau này cũng sẽ vinh hiển". Quả nhiên về sau con của Bảo là Chấn, cháu là Bỉnh, chắt là Tứ và chít là Bưu đều được vinh hiển.
Thành ngữ KẾT CỎ NGẬM VÀNH về sau thường được dùng như một lời nguyền đền ơn đáp nghĩa trọng hậu. Tất nhiên , làm ơn cho ai, ta đâu há dễ trông người trả ơn; tuy vậy, chuyện xưa vẫn vẹn nguyên giá trị giáo huấn lối sống đẹp cho con người hôm nay: sống là phải ghi ân những thành quả cuộc sống mà người khác đã tạo ra cho mình. Biết giúp người, biết tri ân là bài học làm người căn bản nhất.
(Sưu tầm)
RANDOM_AVATAR
nguyen binh
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 22:23
Đến từ: Ho Chi Minh city
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC TRUNG QUỐC VÀ NÉT ĐẸP ĐẠO LÝ trong lối sốn

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Chủ nhật 23/11/08 18:11

Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Chín chữ cao sâu: dịch từ “cửu tự cù lao”, gốc ở Kinh thi, nói về công lao khó nhọc của cha mẹ sinh thành và nuôi dạy con cái (sinh: đẻ; cúc: nâng đỡ; phủ: vuốt ve; súc: nuôi, cho bú mớm; trưởng: nuôi cho lớn; dục: dạy dỗ; cố: trông nom; phục: khuyên răn; phúc: che chở)

Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Ba thu: lấy ý từ sách Kinh Thi: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (một ngày không thấy ngỡ như trải qua ba mùa thu)

Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Mắt xanh: do chữ “thanh nhãn”, ngụ ý con mắt nhìn ai tỏ ý vừa lòng hoặc kính trọng. Theo “Tấn thư”: Nguyễn Tịch đời Tấn , học rộng chí khí hơn đời, có thể nhìn người bằng mắt xanh hay mắt trắng. Khi mẹ ông mất, Kê Hỉ mang đồ lễ đến viếng. Nguyễn Tịch tiếp ông ta, nhìn với đôi mắt trắng dã. Hỉ ra về bụng không bằng lòng. Em của Hỉ là Kê Khang nghe biết chuyện mới mang rượu cắp đàn đến. Tịch tỏ ý vừa lòng lắm liền tiếp Khang với đôi mắt xanh.
Thơ Bạch Cư Dị đời Đường có câu: “ Duy yếu chủ nhân thanh nhãn đãi, cầm thì đàm tiếu tự tương lai” (duy có điều yêu cầu chủ nhân lấy con mắt xanh mà đối xử, thì việc đánh đàn, làm thơ, chuyện trò vui vẻ với nhau sẽ đến)

Theo: Điển cố văn học
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC TQ VÀ NÉT ĐẸP ĐẠO LÝ trong lối sống

Gửi bàigửi bởi HenTu » Chủ nhật 30/11/08 11:49

Cám ơn các anh chị đã cung cấp những kiến thức “sống đẹp” của cổ nhân.
Đại thi hào Nguyễn Du đã tài tình Việt hoá những điển tích của Trung Hoa thành những giá trị sống cho chúng ta.
Trong Truyện Kiều, ở đoạn Kiều gặp Sở Khanh: “Thuyền quyên ví biết anh hùng, ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi!” nên nàng đã “Đánh liều nhắn một hai lời, nhờ tay tế độ vớt người trầm luân”, với lời đền ơn đáp nghĩa về về sau: “Dám nhờ cốt nhục tử sinh, còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau”.
Câu chuyện Sở Khanh thế nào thì ai cũng biết, nhưng ngay lúc nhờ ai việc gì, người ta vẫn canh cánh bên lòng có ngày đền ơn báo nghĩa, cho dù đến lúc chết đi… Đúng là nét đẹp đạo lý cuộc sống, không chỉ riêng ở người Việt Nam ta.
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC TQ VÀ NÉT ĐẸP ĐẠO LÝ trong lối sống

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 5 04/12/08 15:57

"Kết cỏ ngậm vành" là một lời giáo huấn tốt đẹp cho con người hôm nay. Trong sự phát triển xã hội hôm nay ở việt nam, có nhiều người còn nhớ đến đạo lý này không? Có nhiều gia đình, cha mẹ đã chịu cực khổ, đổ mồ hôi nước mắt chăm lo cho con cái đến trưởng thành, cưới vợ lấy chồng...và rồi sau đó quay lại tính toán, không quan tâm đến cha mẹ đã sinh ra mình. Ví dụ: có một thời gian, khi kinh tế biến động, nhiều người đòi hỏi tài sản, đất đai với cha mẹ mình, anh chị em thì tranh giành nhau từng tấc đất....Phải chăng, câu "kết cỏ ngậm vành" còn chưa được phân tích với cách khác nhau theo ngôn ngữ từng vùng miền để giúp người việt hiểu thêm về văn hóa ứng xử. Giúp với nha.
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC TQ VÀ NÉT ĐẸP ĐẠO LÝ trong lối sống

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 16:45

Xin cam on . Đúng là có những thứ tưởng rằng quen thuộc nhưng ko phải đã rõ . Thì ra chín chữ cù lao là như vậy. Những điển cổ trong văn học trung quốc xuất hiện khá nhiều trong văn học Việt Nam. Nội dung phong phú không chỉ gói gọn trong việc dạy đạo lý làm người đâu nhỉ ? Truyện Kiều của Nguyễn du dùng rất nhiều điển tích nhưng có bạn nào (nhất là những bạn chuyên văn ) giải đáp giùm mình : NDu đã sử dụng bao nhiêu điển tích văn học trong truyện Kiều?
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến20 khách