"NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

"NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 6 28/11/08 21:57

Theo Mạnh Tử thì “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Tuân Tử thì trái lại với quan niệm của Mạnh Tử về bản chất con người vì ông cho rằng “con người bẩm sinh có tính ác”.
Theo mình, con người lúc mới sinh ra chẳng thiện cũng chẳng ác. Nó ví như một mảnh giấy trắng tinh khôi. Viết gì, vẽ gì trên trang giấy ấy là do gia đình, xã hội mà thôi. Vì vậy, bản chất con người là trung tính, phần lớn đều do môi trường giáo dục mà nên. Không biết các bạn nghĩ sao?
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 3 02/12/08 15:52

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Hồ Chí Minh từng đưa ra quan niệm về bản tính hiền dữ của con người. Theo đó, nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến. Qua đó cho thấy giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với nhân cách con người. Nhưng xét cho cùng, giáo dục chỉ là một yếu tố then chốt chứ không phải là yếu tố duy nhất trong sự hình thành nhân cách con người (“phần nhiều”). Nói như thế có nghĩa là ta vẫn không thể phủ nhận sự chi phối của các tác nhân khác: bẩm sinh – di truyền và ý chí, nỗ lực của mỗi cá nhân trong tính “hiền – dữ” của con người.
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 4 03/12/08 10:41

Đúng là Mạnh Tử có đưa ra quy tắc: con người bẩm sinh là thiện, xã hội loạn không phải do dân mà do chính quyền tệ hại, tàn bạo. Do đó, ông kết luận: các triết gia (tức bậc hiền nhân) phải làm vua, hoặc ít nhất thì các vua chúa cũng phải có đức mới được. Ông còn chủ trương lập một chính quyền gồm toàn những người tốt nhất.
Bạn Pham Thi Van Phuong nói “con người lúc mới sinh ra chẳng thiện cũng chẳng ác. Nó ví như một mảnh giấy trắng tinh khôi. Viết gì, vẽ gì trên trang giấy ấy là do gia đình, xã hội mà thôi. Vì vậy, bản chất con người là trung tính, phần lớn đều do môi trường giáo dục mà nên”.
Khi bạn nói “một mảnh giấy trắng tinh khôi” là tôi liên tưởng đến sự trong sạch, ngây thơ, hồn nhiên, trinh trắng, không chút vẫn đục… Và thật vậy, nếu mảnh giấy ấy đen đúa, dơ bẩn… thì làm sao có thể viết được lên trên đó; mà nến có viết được thì chắc cũng chẳng đọc được! Như thế, dường như trong lúc không đồng tình với Mạnh Tử về bản tính thiện của con người, hay đúng hơn là giữ lập trường “trung tính”, bạn đã ½ đồng tình với vị Á Thánh Trung Hoa này rồi.
Chính cuộc đời Mạnh Tử cũng là một minh hoạ cho “tờ giấy trắng tâm hồn” con người: Thân mẫu ông đã phải 3 lần dời chỗ ở vì đứa con thơ của mình. Lần đầu vì ở gần một nghĩa địa, cậu con bắt chước người ta đào huyệt, làm lễ chôn cất; lần thứ nhì vì ở gần một lò sát sinh, cậu bắt chước tiếng kêu của các con vật bị thọc tiết; lần thứ ba vì ở gần chợ, cậu cũng bắt chước thói con buôn (thật thà cũng thể con buôn, thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng); sau cùng kiếm được một nơi ở gần trường học, cụ mới yên tâm.
Bạn Lu Anh Thu có trích bài thơ của Hồ Chí Minh và đưa ra nhận định: “nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến”. Mình đồng ý vậy. Nhưng ở đây bàn đến “bản tính” (tính gốc, tính vốn có) hơn là “nhân cách”. “Bản tính” con người thì khác “bản tính” thú rừng. Và cuối cùng bạn đã đưa ra chính kiến: “giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với nhân cách con người”.
Mình có ý nghĩ tương tự, nhưng không đến nổi “quyết định”, bởi vì khi gặp nghịch cảnh, người ta vẫn “gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn”.
Có lẽ khi chủ trương “nhân chi sơ tính bổn thiện”, Mạnh Tử muốn nhấn mạnh đến truyền thống “thiên nhân tương dữ” của Trung Hoa: tính thiện của người là do được dự phần vào tính thiện của trời?
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 4 03/12/08 10:52

Hehe. Topic của Vanphuong nhưng em phải "xông" vô bênh vực em thui. Em có nói "giáo dục có ý nghĩa quyết định" nhưng cũng có nói:

"Nhưng xét cho cùng, giáo dục chỉ là một yếu tố then chốt chứ không phải là yếu tố duy nhất trong sự hình thành nhân cách con người ("phần nhiều”). Nói như thế có nghĩa là ta vẫn không thể phủ nhận sự chi phối của các tác nhân khác: bẩm sinh – di truyền và ý chí, nỗ lực của mỗi cá nhân trong tính “hiền – dữ” của con người"

...tức là không loại trừ, phủ nhận ý chí, nỗ lực của con người luôn biết vượt lên hoàn cảnh.

Nhưng ý chí, nỗ lực ấy em nghĩ cũng một phần do giáo dục mang lại.
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 4 03/12/08 22:59

Trong chủ đề này, chị nghĩ Văn Phương cũng nên phân định rõ ràng giữa bản chất, nhân cách, bản tính và tích cách của con người.
Chị đồng ý với ý kiến của Anh Thư "nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến" Nhưng không đồng ý với ý kiến những nỗ lực của con người một phần là do giáo dục. Điều đó không sai nhưng chưa chắc đúng. Thực tế cuộc sống cho thấy, có rất nhiều được hưởng sự giáo dục rất tốt từ phía gia đình, nhà trường nhưng rõ ràng sự sa ngã vẫn cứ tìm đến họ. Nhưng cũng có những người bị vứt ra đời từ rất sớm nhưng họ vẫn sống rất tốt dù không nhận được bất cứ sự giáo dục nào. Điều này có lý giải như thế nào nhỉ?
Và cuối cùng, tho nhưmình h nghĩ nhân cách của một con người được hình thành thì có rất nhiều yếu tố chi phối: ngoài sự giáo dục của gia đình, sự nỗ lực, phấn đấu, ý chí vươn lên của con người(sự vận động của chính bản thân mỗi người) thì môi trường xung quanh (xã hội)cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Điều đó chúng ta thấy rất rõ ràng qua ví dụ của bạn Hen Tu về câu chuyện mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà để con được tiếp cận với môi trường học tập và tu dưỡng tốt nhất, bà đã chọn nơi ở gần trường học.
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 17:17

Theo như tâm lý học thì nhân cách con người được hình thành và phát triển bởi 4 yếu tố :di truyền, môi trường, giáo dục , ý thức của cá nhân.

Di truyền sẽ đóng vai trò nền tảng, cơ sở.
Môi trường có ảnh hưởng quan trọng
Giáo dục đóng vai trò chủ đạo
Ý thức của cá nhân giữ vai trò quyết định.

Một cá nhân dù được sinh ra trong 1 gia đình tốt(di truyen), học ở 1 truong tốt, nhận sự giáo dục day du nhung ý thuc cá nhân kém, ko chịu học tập, thích chơi va bắt trước bạn bè xấu thì khó mà trở thành nguoi tot.

Giáo duc đóng vai trò chủ đao nhưng ko quyết định . Bác Ho đã từng nói:

"hiện ác phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Phần nhiều -vai trò chủ yếu là do giáo dục nhưng phần ít là do các yếu tố khác nhu di truyền, môi trường, ý thức cá nhân
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 5 04/12/08 21:28

Mình vẫn giữ lập trường "trung tính" nhưng khi dùng hình tượng tơ giấy trắng khiến bạn hentu lại nghĩ rằng mình đang nghiên về tính thiện trong bẩm sinh nhiều hơn. Có thể đó là một hình tượng chưa thực sự chính xác. Phần này xin ghi nhận góp ý của hentu.
Mình rất tán thành ý kiến rằng ngoài giáo dục ra, con người còn chịu nhiều tác động của yếu tố khác.Có bài cho rằng ý thức bản thân mới là yếu tố quyết định như bạn đưa ra ví dụ một người sinh ra trong một gia đình tốt, môi trường tốt và giáo dục cũng tốt luôn nhưng do ý thức kém nên cũng trở nên xấu. Mình thấy trường hợp này không nhiều. Những cậu ấm, cô chiêu thường rơi vào "cạm bẫy" của xã hội phần lớn là do thiếu sự giáo dục cả. Nói về ý thức cá nhân thì có người không có, có người có ít, có người có nhiều. Nhưng trong quá trình trưởng thành nếu giáo dục phát huy hết vai trò của nó thì cũng góp phần hình thành hoặc nâng cao ý thức cá nhân. Vì vậy, với mình giáo dục vẫn là một yếu tố quyết định trong mối quan hệ với các yếu tố còn lại.
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 04/12/08 21:53

Quả thật giáo dục đóng vai trò chủ đạo nhưng thực tế con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người sinh ra vốn dĩ là từ giấy trắng (nói thẳng ra là phần con nhiều hơn, con người chưa mang tính xã hội), nhưng khi lớn dần theo thời gian, qua sự trưởng thành, phát triển và va chạm thì phần người sẽ rõ hơn. Theo mình nói con người sinh ra vốn là thiện hay ác thì cũng chưa hẳn đúng (vì có thể nghe theo giống duy tâm chủ quan quá), tất cả các yếu tố giáo dục, nhận thức và lối sống mới thật sự thể hiện được bản chất của con người.
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 5 04/12/08 21:58

Nói chung thì yếu tố giáo dục là quyết định. "Giáo dục muôn năm!" :lol:
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 6 05/12/08 10:07

Uh. Chị cũng đồng ý zi. Giáo dục muôn năm. Nên già trẻ lớn bé ngày nay mới đua nhau cắp laptop đến trường để được giáo dục. hehe
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến34 khách

cron