"NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi ngantam_ca08 » Thứ 2 08/12/08 13:07

Thấy mọi người trao đổi sôi nổi, em cũng muốn chung vui chút chút. Em có suy nghĩ hơi khác, không biết có đúng không? Mong mọi người giúp em.

Theo em nghĩ, con người sinh ra vốn có tiềm ẩn cả tính thiện lẫn ác trong con người, nhưng cái "thiện ác" này được tiềm ẩn. Khi lớn lên, nhân cách được hình thành dần dần, "tốt xấu", "thiện ác" là do tác động của ngoại cảnh, đó có thể là giáo dục, môi trường sống, hay gặp những hoàn cảnh khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống. Nói chung, ngoại cảnh bên ngoài chỉ có tác dụng "đánh thức" cái tính thiện hay ác đang tiềm ẩn trong mỗi con người. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, tác động tích cực thì con người sẽ có cách nghĩ tích cực, cái thiện được đáng thức. VÀ ngược lại.
Em nghĩ điều này có thể giải thích được câu hỏi mà TOTO đã nói phía trên.
Mong mọi người chỉ giáo. :D
RANDOM_AVATAR
ngantam_ca08
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 18:41
Đến từ: Đồng Tháp
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi pham thi bich hang » Thứ 4 31/12/08 8:31

BÀN VỀ “NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN”
Trong những bài tôi đọc được trên diễn đàn, các anh chị đã nêu lên hai chiều hướng quan niệm của cả Mạnh Tử và Tuân Tử.
Theo tôi, khi bàn về vấn đề này, tôi thích quan niệm của Lão Tử hơn. Lão Tử không đánh giá cao sự thông thái của Nho gia. Một sự thông thái thiên về lý trí. Bởi lẽ lý trí có đặc tính tách cái này ra khỏi cái khác rồi lại hệ thống hóa chúng. Lý trí tạo ranh giới giữa các sự vật, tạo nên sự đối lập giữa chúng. Song thực tế thì mọi vật hòa tan trong một cái trọn vẹn.
Lão Tử coi trọng Đạo vì Đạo cao hơn đức. Ông cho rằng : chữ đức xác định sự đối lập giữa cái tốt và cái xấu còn Đạo lớn vượt ra khỏi ranh giới cái thiện và cái ác.
Với ông, thiện và ác chỉ là tương đối, chúng quy định lẫn nhau, không có cái thiện tuyệt đối hay cái ác tuyệt đối. Một cái được gọi là thiện khi nó ở cạnh một cái không thiện; một cái được gọi là đẹp khi nó ở gần cái xấu hay một cái được xem là xấu khi nó ở cạnh cái đẹp hơn.
Do đó, mọi thứ chỉ là tương đối. Tôi cho rằng : trong một con người có cả thiện và ác. Người được xem là thiện khi họ biết kiềm chế cái ác và làm cho cái thiện được lớn lên; còn người được xem là ác khi họ cứ để cho cái ác lấn át cái thiện. Tôi rất tâm đắc một ý tưởng trong triết lý nhà Phật : “gieo hành động sẽ gặt thói quen, gieo thói quen sẽ gặt tính cách, gieo tính cách sẽ gặt định mệnh”. Nếu bạn nói dối và sự nói dối đem lại hiệu quả, bạn sẽ tin vào hiệu năng của lời nói dối và lần sau bạn tiếp tục nói dối… cứ như thế nói dối sẽ thành thói quen, thói quen lâu ngày sẽ thành tính cách của bạn và cuối cùng bạn sẽ lãnh những hậu quả không mong muốn từ nói dối mang lại.
Phạm Thị Bích Hằng K.7
RANDOM_AVATAR
pham thi bich hang
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 06/07/07 7:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi mituot » Thứ 4 31/12/08 17:59

Phân tích của chị Bích Hằng rất sâu sắc. Ác và thiện vốn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân và rất tương đối. Khi nhận định một hành động, một người nào đó là “ác” hay “thiện” thì phải dựa vào rất nhiều yếu tố: họ làm điều ấy vì cái gì, vì thiểu số hay đa số, vì cá nhân hay tập thể… Thế nên, một kẻ giết người chưa hẳn đã là người ác, một kẻ cứu người cũng chưa chắc đã là người thiện. Ngay chính bản thân ta, đôi khi thấy việc xấu, việc ác mà vẫn làm (mặc dù đã được giáo dục đó là “ác”), khi cần thiết phải giúp đỡ người khác thì lại làm ngơ (tuy biết rõ ràng đó là việc “thiện”).
Con người quả là một sinh vật phức tạp. Giáo dục, chỉ có thể đóng một vai trò quan trọng, chứ không thể quyết định bản tính của con người.
Nguyễn Thị Lệ Huyền – VHH K8
"Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" -TCS
RANDOM_AVATAR
mituot
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 2 31/12/07 11:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 01/01/09 17:40

Còn theo Duy thức học Phật giáo thì trong mỗi con người đều chứa những chủng tử (hạt giống) thiện ác rồi.
Và tùy vào hoàn cảnh mà nó có khởi hiện lên hay nằm sâu dưới tàng thức
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi phanthimaianh_hvchk9 » Thứ 6 02/01/09 1:11

Nghe các anh chị bàn tán sôi nổi về đề tài này, em cũng muốn góp đôi lời phiếm luận, vì thực ra câu hỏi này cũng luôn day dứt trong em suốt thời gian qua! Con người bản chất, khi vừa lọt lòng chào đời có "bổn thiện" hay không?
Không biết anh chị có bao giờ đặt câu hỏi hay cảm thấy thắc mắc là những đứa trẻ ra đời, có đứa thì khóc rất to, rất ngoa, nhưng cũng có đứa phải đợi cô y tá vỗ vào đùi mới chịu khóc, có khi chỉ khóc ti tỉ, thậm chí có em bé cũng… không chịu khóc. Rồi khi các em lên 2, lên 3, khi có người chọc các em, có em sẽ khóc, có em sẽ giơ tay đánh lại, có bé lại tỉnh bơ bơ và dường như không quan tâm đến. Phải nói rõ là khi ấy thì sự giáo dục chưa tác động nhiều đến các em, vì các em chưa thể cảm nhận hoặc nghe được những lời dạy bảo của bố mẹ, người lớn. Lớn lên, cũng là anh em trong một nhà, cùng nhận được sự giáo dục của bố mẹ, cùng được học hành như nhau, nhưng có đứa thì rất nóng tính, hiếu thắng, nhưng cũng có đứa nhường nhịn, lành tính hơn… Vậy câu trả lời cho hiện tượng này là gì?
Có thể nói, giáo dục là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Giáo dục chỉ có thể giúp người ta hiểu biết hơn, sống “người” hơn và biết kiềm chế những bản năng thú tính lại, chứ không thể quyết định đến nhân cách của một con người. Cũng như loài động vật, nó không có ý thức như con người, nhưng con hổ sinh ra bản năng là biết săn mồi, con cá sinh ra bản năng là biết bơi (dù đâu ai dạy nó bơi?)… Nói như vậy chỉ để nhấn mạnh rằng: mỗi người sinh ra đều có một bản năng và tố chất riêng, và không phải ai sinh ra cũng “bổn thiện”. Đứa trẻ mới lên 3 bị người lớn chọc mà biết giơ tay đánh lại (dù không có bố mẹ nào bày) thì đó là bản năng của nó, và nó có lẽ sẽ “dữ dằn” hơn cái đứa chỉ khóc. Đứa trẻ 3 tuổi bị ngã đau nhưng không hề khóc hẳn sẽ “lỳ” hơn cái đứa bé khóc ầm ĩ khi bị ngã… Như vậy, mỗi đứa trẻ khi được sinh ra trên đời đều đã có sẵn những cá tính riêng, có thể hiền, dữ, lỳ, im lặng, nhường… (nên dân gian đã nói “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”). Có điều, theo thời gian, khi đứa trẻ lớn lên, hấp thụ được sự giáo dục của gia đình và xã hội thì những tính cách mang tính chất bản năng đó sẽ có những sự thay đổi, điều chỉnh mà thôi. Mà ở đây ta đang bàn đến “nhân chi sơ tính bổn thiện”, tức là muốn đặt vấn đề rằng con người lúc vừa mới sinh ra có phải vốn dĩ là “thiện” không, thì câu trả lời với em là: chưa chắc! Có nhiều người sinh ra bản tính đã “hung” rồi. Cũng có nhiều người khi còn nhỏ thì bản tính “hung” ấy chưa bộc lộ, nhưng khi trưởng thành thì nó bộc lộ ra rõ ràng, thì đừng vội đổ lỗi cho giáo dục. Chẳng qua bản tính “hung” ấy bấy lâu được che đậy, giống như một con sóng ngầm, chực chờ cơ hội là cuộn lên mà thôi!
Ta vẫn muốn tin vào bản chất lương thiện, bản ngã tốt đẹp của con người, nhưng cũng có lúc cần tỉnh táo và nhìn thẳng vào sự thật, rằng không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho một bản chất tốt đẹp. Vì bên cạnh phần “người” bao giờ cũng vẫn tồn tại phần “con”. Cũng chính vì thế nên mới cần đến giáo dục, để phần “con” được hạ thấp, phần “người” được nâng lên!
Trên đây là một vài thiển ý của em!
RANDOM_AVATAR
phanthimaianh_hvchk9
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 7 06/12/08 21:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 7 03/01/09 22:35

Trước Mạnh Tử và Tuân Tử, Đặng Tích đã dạy rằng: thiện và ác là vấn đề tương đối. Ông đưa ra rất nhiều lý lẽ để bênh vực thuyết của mình, cũng như làm “thầy cãi” cho những ai chịu trả tiền cho ông: bất luận phải trái, ông đều cãi cho hết…
Một người giàu có ở cùng quê với Đặng Tích bị chết đuối. Người kia vớt được xác lên, bắt gia đình kẻ bất hạnh phải trả tiền rồi mới giao xác. Họ hỏi Đặng Tích, ông khuyên: mặc hắn, cứ thủng thỉnh, còn có nhà nào khác lại chuộc thây đó đâu. Họ làm theo. Kẻ vớt được xác đợi hoài đâm lo, lại nhờ Đặng chỉ bảo. Ông cũng khuyên: cứ thủng thỉnh, họ còn có thể chuộc xác ở nơi nào nữa đâu… :roll:
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 2 19/01/09 11:29

Mấy ngày qua để các bạn và các anh chị phải “mỏi mắt” chờ tín hiệu của chủ nhân topic. Mình muốn anh chị và các bạn có thật nhiều góp ý rồi mình sẽ tổng hợp và đưa ra những ý kiến của mình.
Nhìn lại vấn đề như sau:
Phương và một số anh chị cho rằng con người sinh ra là trung tính và yếu tố quyết định hình thành nên tính cách con người là giáo dục. Chị phamthibichhang và một số bạn khác lại cho rằng con người sinh ra đã tiềm ẩn tính thiện lẫn ác và tuỳ vào hoàn cảnh mà xét nó, giáo dục chị giữ vai trò quan trọng chứ không quyết định tính cách con người. Như vậy, đến đây chúng ta đã có hai luồng ý kiến rất khác nhau.
Thực sự thì sau khi đọc bài phân tích rất sâu sắc của chị bichhang thì mình cũng bắt đầu lung lay về ý kiến cho rằng bản tính con người mới sinh ra là trung tính. Và thật vậy, có những người sinh ra đã tiềm ẩn tính thiện hoặc tính ác rồi. Nhưng khi chị nói thiện, ác chỉ xét ở mức độ tương đối vì mọi thứ đều tương đối thì Phương lại không đồng quan điểm ấy lắm. Dẫu biết rằng mọi thứ đều tương đối nhưng ta cũng đừng đẩy cái tương đối ấy lên thành tuyệt đối. Chị cho rằng cái được gọi là đẹp khi nó đứng gần một cái xấu. Phương không cho là vậy. Khi cái đứng gần cái xấu, nó chỉ có thể gọi là bớt xấu hơn chứ không thể gọi là đẹp khi bản chất của nó đã là xấu. Một cô gái xấu đứng cạnh một cô gái quá xấu thì chỉ được gọi là đỡ xấu hơn chứ không ai nói cô ấy đẹp khi bản chất đã xấu.
Và dù không thiện, không ác hay tiềm ẩn thiện lẫn ác thì theo Phương giáo dục vẫn là yếu tố quyết định. Khi phân tích hay nghiên cứu vấn đề gì ta nên loại bỏ những trường hợp ít xảy ra mà cần hướng đến số đông để có một kết luận tương đối chính xác. Trường hợp 2 người cùng thụ hưởng một nền giáo dục như nhau nhưng tính cách khác nhau theo Phương đó cũng chỉ là số ít. Nói chung Phương vẫn cho rằng giáo dục giữ vai trò quyết định.
Mời các bạn và các anh chị tiếp tục thảo luận nha!
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN"?

Gửi bàigửi bởi thuyanh tw2 » Thứ 7 19/12/09 11:24

8O em cũng đồng ý với ý kiến lúc sinh ra con người là trung tính. một em bé lúc mới sinh chỉ biết khóc, cười, bú, ngủ mà những hành động đó thì chưa thể gọi là thiện hay ác được. có thể nói lúc này em bé đó sống với phần ''con'', mang bản năng sinh tồn, đói thi khóc, no thì cười. chưa làm điều gì thiệt hại đến ai và cũng chưa làm điều gì tốt cho ai cả .moi sinh,người chưa hình thành nhân cách nên thiện hay ác vẫn còn la một điều tiêm tàng, ẩn dấu bên trong. có một câu chuyện như sau: hai bà mẹ sinh được hai đứa con cùng lần, nhưng chỉ một bà có sữa cho con bú còn người mẹ kia không có sữa, bà mẹ không có sũa mang con qua chỗ bà mẹ có sữa để xin cho con mình bú, kết quả là đứa bé đang được bú sữa mẹ thấy đứa kia dành vú mẹ của mình liền khóc oà lên, lấy tay cấu vào mặt của đứa bé kia. hic cho nên có nhiều đứa trẻ trời ban cho nó tính xấu hơn những đứa trẻ khác một ít đó, nhưng khi lớn lên nhân cách được hình thành thiện hay ác là do các yếu tố khác ảnh hưởng và quyết định. đây chỉ la suy nghĩ của em thôi :D :D em chuẩn bị làm bài kiểm tra môn giáo dục đại cương về vấn đè này, mong được chỉ giáo.
RANDOM_AVATAR
thuyanh tw2
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 7 19/12/09 10:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron