Vũ đạo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Văn hoá Trung Hoa qua nghệ thuật vũ đạo

Gửi bàigửi bởi anhdao » Thứ 2 07/04/08 9:35

Vũ đạo là một bộ phận hợp thành quan trọng trong một loại hình nghệ thuật mà ở thời kỳ Trung Hoa cổ đại gọi là "nhạc", vốn là một hình thái nghệ thuật tổng hơp. Thông qua nghệ thuật vũ đạo có thể nhận thấy những đặc trưng cơ bản của văn hoá dân tộc Trung Hoa.
+ Không gian văn hoá: nghệ thuật vũ đạo phát triển rộng rãi trên toàn lãnh thổ Trung Hoa, bao gồm cả miền Nam và miền Bắc, phía Đông và phía Tây. Trải qua mấy nghìn năm, hiện nay vũ đạo vẫn là một loại hình nghệ thuật phổ biến trên toàn đất nước Trung Quốc.
+ Chủ thể văn hoá: chủ thể sáng tạo nghệ thuật vũ đạo là dân tộc Trung Hoa, xuất phát từ những nghi lễ tôn giáo thể hiện nguyện vọng hoà hợp với thế giới tự nhiên. Trong quá trình phát triển, người Trung Hoa còn tiếp thu những điệu múa của các dân tộc ở phía Bắc, phía Tây đất nước, làm phong phú nghệ thuật vũ đạo dân tộc. Đến thời kỳ hiện đại, Trung Hoa còn tiếp thu cả những yếu tố của vũ đạo phương Tây.
+ Thời gian văn hoá: nghệ thuật vũ đạo xuất hiện từ xa xưa. Sách "Lã thị xuân thu" có nói về âm nhạc, nhạc khí, qua đó thể hiện sự thật là vũ nhạc nguyên thuỷ có hình thức mô phỏng tự nhiên, liên quan đến việc tế lễ.
Vũ đạo nguyên thuỷ phát triển trong thời gian dài, trải qua nhiều biến đổi, để lại nhiều loại nhạc khí thời đại đồ đá mới: sáo, khánh đá, trống...
Thời kỳ Tây Chu đã có hệ thống nhã nhạc, đây là thời kỳ thành thục của vũ đạo Trung Hoa. Vũ đạo chia làm nhiều loại hình như: vũ đạo nhã nhạc, vũ đạo kỹ nhạc, vũ đạo tôn giáo... Các loại hình này được duy trì, tiếp thu những yếu tố ngoại nhập và phát triển xuyên suốt qua thời kỳ phong kiến Trung Hoa.
Khi có sự giao lưu văn hoá với phương Tây, vũ đạo Trung Hoa lại tiếp thu những yếu tố mơi, chẳng hạn như nghệ thuật múa balê, tạo nên tính tổng hợp của vũ đạo Trung Hoa hiện đại.
RANDOM_AVATAR
anhdao
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 07/01/08 12:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá Trung Hoa qua nghệ thuật vũ đạo

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 2 07/04/08 9:48

anhdao đã viết:+ Không gian văn hoá: nghệ thuật vũ đạo phát triển rộng rãi trên toàn lãnh thổ Trung Hoa, bao gồm cả miền Nam và miền Bắc, phía Đông và phía Tây. Trải qua mấy nghìn năm, hiện nay vũ đạo vẫn là một loại hình nghệ thuật phổ biến trên toàn đất nước Trung Quốc.
+ Chủ thể văn hoá: chủ thể sáng tạo nghệ thuật vũ đạo là dân tộc Trung Hoa, xuất phát từ những nghi lễ tôn giáo thể hiện nguyện vọng hoà hợp với thế giới tự nhiên. Trong quá trình phát triển, người Trung Hoa còn tiếp thu những điệu múa của các dân tộc ở phía Bắc, phía Tây đất nước, làm phong phú nghệ thuật vũ đạo dân tộc. Đến thời kỳ hiện đại, Trung Hoa còn tiếp thu cả những yếu tố của vũ đạo phương Tây.
+ Thời gian văn hoá: nghệ thuật vũ đạo xuất hiện từ xa xưa. Sách "Lã thị xuân thu" có nói về âm nhạc, nhạc khí, qua đó thể hiện sự thật là vũ nhạc nguyên thuỷ có hình thức mô phỏng tự nhiên, liên quan đến việc tế lễ.
Nếu vũ đạo có từ xa xưa thì làm sao không gian của nó là "toàn lãnh thổ Trung Hoa" và chủ thể là "dân tộc Trung Hoa" được vì thời xa xưa đó làm gì đã có đất nước Trung Hoa và dân tộc Trung Hoa.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Văn hoá Trung Hoa qua nghệ thuật vũ đạo

Gửi bàigửi bởi anhdao » Thứ 5 24/04/08 9:45

Chào bạn meohen,
Đất nước có tên là "Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" thì mới thành lập năm 1949, nhưng lãnh thổ, dân tộc và nền văn minh Trung Hoa thì đã có trên thế giới từ rất lâu rồi, từ cách đây ít nhất 3500 năm. Tất nhiên, phạm vi lãnh thổ và thành phần dân tộc của quốc gia này có nhiều thay đổi theo thời gian. Nói chính xác hơn, Trung Hoa cổ đại (vào thời điểm mới hình thành nghệ thuật vũ đạo) không giống như Trung Hoa bây giờ. Do đó, tôi đã dùng tên gọi "Trung Hoa" với ý nghĩa là nền văn minh Trung Hoa (chứ không phải "CHND Trung Hoa"). Dù muốn bàn cãi thế nào, cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của nền văn minh Trung Hoa cùng với những thành tựu của nó!
RANDOM_AVATAR
anhdao
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 07/01/08 12:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Vũ đạo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 6 28/11/08 23:12

Trần Chung Thuỳ Trang (K8) 28-11-2008
Múa và nhạc có liên quan mật thiết với nhau. Các động tác trong Kinh kịch trãi qua sự gia công rèn luyện đã hình thành động tác vũ đạo có tính cách nhân vật. Vũ đạo ngày nay có kết hợp vũ thuật của Trung Quốc với vũ đạo hý khúc và vũ dân gian phương Tây.
Vũ đạo hay còn gọi chính xác đầy đủ là nghệ thuật múa Trung Hoa Cổ có từ thời rất xa xưa trong đời sống sinh hoạt dân gian ở Trung Quốc cổ đại. Nghệ thuật múa này ban đầu là để phục vụ các sinh hoạt trong lao động sau đó được dùng trong các nghi lễ truyền thống trong dân gian và cả trong các nghi lễ tôn giáo.
Múa cổ đại có hai phần gọi là vu vũ và nhạc vũ. Vu tức là bà đồng (đồng cốt nữ được gọi là vu, đồng cốt nam được gọi là hịch), có bổn phận cúng tế cầu đảo. Từ thời nhà Thương đến thời nhà Chu, một số Vu có địa vị cao và được đánh giá quan trọng trong triều đình. Do vậy vu vũ chính là một hình thức vũ đạo tôn giáo của các Vu khi cúng bái cầu đảo Thượng đế Ngọc hoàng hay cúng tế sau này tại các địa phương. Nhạc vũ lại do nô lệ biểu diễn, chủ yếu để phục vụ giải trí cho giai cấp quí tộc và các đại thần, tướng sĩ trong chốn cung đình.
Đến đầu thời nhà Tây Chu, lễ và nhạc được qui định thành kinh sách. Nhạc vũ được chỉnh lý lại trở thành nhã nhạc đầy tính chất đặc thù cung đình, trong khi vũ đạo của giới nô lệ trước đây lại được nâng cao đặc biệt. Cuối thời Tây Chu, vương thất nhà Chu suy yếu, nhã nhạc đã mất dần tác dụng khống chế của nó trong sinh hoạt chốn cung đình chỉ dành cho giai cấp quí tộc và quan lại địa chủ phong kiến. Lúc này, Nhạc và vũ đạo trong dân gian đã được khích lệ phát triển mạnh mẽ thay thế cho nhã nhạc thuần túy của sinh hoạt cung đình.
Vũ đạo Trung Quốc cho đến thời nhà Tần và nhà Hán có thể được phân làm hai giai đoạn, bắt đầu từ thời nhà Tống để làm mốc. Từ thời nhà Tần và nhà Hán đến thời nhà Tống, vũ đạo lúc đó chủ yếu được xem là một loại hình nghệ thuật để biểu diễn trong các sinh hoạt văn hoá, giao tế, và yến tiệc của giới quý tộc. Vũ đạo hưng thịnh nhất vào thời nhà Hán và nhà Đường. Thời Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán), triều đình thiết lập một cơ quan chuyên trách để quản lý và chỉnh lý về âm nhạc và vũ đạo được gọi là Nhạc phủ. Có nhiều gia đình quý tộc và quan lại nuôi các nghệ nhân vũ đạo.
Vào thời nhà Ngụy-Tấn và Nam Bắc Triều phân tranh, khu vực miền nam Trung Quốc trên cơ sở kế thừa âm nhạc của thời nhà Hán đã phát triển một thể loại vũ đạo mới được gọi là nhã vũ và tạp vũ. Nhã vũ được dùng để phục vụ các sinh hoạt tôn giáo, và tạp vũ được dùng để phục vụ cho toàn thể cộng đồng trong các kỳ hội hè yến tiệc hay các sinh hoạt văn hóa và lễ hội truyền thống trong đời sống dân gian lúc đó. Trong khi đó, các khu vực thuộc miền bắc Trung Quốc lại bị người Hồ cai trị, do đó hiển nhiên rằng vũ đạo mang đậm sắc thái và đường nét sinh hoạt văn hóa của các bộ tộc người Hồ. Các thể loại âm nhạc của dân gian Ấn Độ và vùng Tây Vực (Vân nam) cho đến khu Thiên Sơn thịnh hành cả cung đình lẫn dân gian.
Đầu thời nhà Tùy, nhã nhạc được chỉnh đốn lại toàn bộ, trong đó pha trộn phong cách các thể loại cổ nhạc của các dòng nhạc Nam Triều thuộc miền nam Trung Hoa với các thể loại nhạc Hồ vũ (vũ đạo của các bộ tộc người Hồ) của Bắc Triều thịnh hành ở miền bắc Trung Hoa. Đời nhà Đường đã kế thừa toàn bộ loại nhã nhạc đó rồi du nhập thêm các loại vũ đạo của khu vực Ba Tư Lưỡng Hà (là Iraque và Iran ngày nay) để tổ chức phân làm hai nhóm biểu diễn phục vụ : nhóm múa ngồi và nhóm múa đứng. Nhóm múa ngồi sẽ biểu diễn trên thềm cung điện, nhóm múa đứng biểu diễn ở phía dưới thềm cung điện. Thời nhà Đường là giai đoạn đỉnh cao của sự dung hợp các nền văn hoá, âm nhạc, vũ đạo của các dân tộc và các địa phương trong khung cảnh mở rộng giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc ở khắp miền nam bắc Trung Hoa cho đến vùng ngoài biên cương châu thổ Trung Nguyên.
Từ đời nhà Tống trở về sau, vũ đạo Trung Quốc đã được phát triển hoàn toàn khác. Vũ đạo với vị thế độc lập đã bị suy yếu đi và biến cách thành một thể loại mới hơn và đa phong cách thể hiện trong sự pha trộn thêm vào nhiều hình thức hí khúc, kể chuyện, ngâm nga v.v... và đã được phát triển rất mạnh. Những tiết mục độc lập bên ngoài vũ đạo có từ đời nhà Đường đã trở nên biến thái và hòa nhập vào các thể loại ca vũ kịch hoặc tạp kỹ (xiếc, nhào lộn). Vũ đạo chuyên nghiệp đã suy thoái tại cung đình còn vũ đạo dân gian thì thịnh hành vào thời này.
Vũ đạo sau này có một vị thế quan trọng trong Kinh kịch, một thể loại nghệ thuật sân khấu ca kịch cổ rất thịnh hành từ cuối triều nhà Thanh cho đến nay.
Vũ đạo có một vai trò đặc biệt trong các bộ môn quyền thuật thuộc miền Bắc Trung Hoa, nếu ta quan sát kỹ các tư thế, điệu bộ, phong cách thể hiện và thần thái diễn tập trong nghệ thuật múa nhà Đường qua bộ phim truyền hình nhiều tập Tây Du Ký ở phần cuối phim do Trung Quốc sản xuất với vai Tôn Ngộ Không do Lục Tiểu Linh Đồng thủ vai diễn, ta sẽ thấy rất nhiều động tác dễ nhận ra trong một số bộ môn quyền thuật bắc Trung Hoa sau này. Các động tác như chạy lòng vòng thật nhanh hay chạy thật xa và dài, bay nhảy, uốn éo và lắc lư nghiêng ngả của thân pháp trong kỹ thuật của Trường Quyền có thể là do ảnh hưởng từ các điệu múa và được cách điệu lên trong các chiêu thức quyền thuật làm cho các bộ môn quyền thuật thuộc miền bắc Trung Hoa (sau này được tích hợp thành các bộ môn quyền Bắc Thiếu Lâm) trở nên có một phong cách hoàn toàn khác biệt các phái võ miền nam Trung Hoa, nhất là các bộ môn quyền thuật của Nam Thiếu Lâm. Các tư thế và chiêu thức của các môn quyền Bắc Thiếu Lâm trông rất lả lướt, phong cách hoa mỹ bay bổng hơn các dòng quyền thuật Nam Thiếu Lâm rất nhiều trong khi các tư thế và chiêu thức của quyền thuật ở Nam Thiếu Lâm trông rất thô bạo và dũng mãnh, ngắn gọn và chặt chẽ, chú trọng thực dụng.
Vũ đạo Trung Hoa có ảnh hưởng đến vũ đạo của người Việt. Những động tác múa của người Việt phảng phất nét Trung Hoa. Nghệ thuật múa của ta cũng theo quy luật hài hoà, đối xứng, được cách điệu hoá, mang tính biểu trưng. Người Việt gốc nông nghiệp nên múa tay là chính. Không phải ngẫu nhiên mà người ta có câu "nam quyền bắc cước". Vũ đạo trong tuồng, chèo, cải lương của người Việt cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của vũ đạo Trung Hoa. Nhưng vũ đạo Trung Hoa có phần mạnh mẽ hơn, vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Việt Nam ta thì nhẹ nhàng hơn. Xem qua Kinh kịch, Hý kịch, Triều Kịch... nhất là Côn kịch, mình thấy những diễn viên biểu diễn vũ đạo như là những diễn viên xiếc, có những động tác võ thuật rất mạnh mẽ.
Đây là những hiểu biết ít ỏi của mình về vũ đạo Trung Hoa, mình mong các anh chị góp ý, bổ sung.
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vũ đạo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 7 29/11/08 11:26

Nghệ thuật vũ đạo Trung Quốc ngoài mối liên quan với hoạt động lao động sản xuất còn liên hệ mật thiết với tín ngưỡng nguyên thủy, với sự sùng bái tôtem. Ví dụ: thông qua múa rồng, dân tộc Hán thể hiện sự sùng bái đối với vật tổ của mình - "rồng". Cũng tương tự đối với điệu múa kì lân của tộc Tráng, múa chim công của tộc Thái, múa "thập nhị thú thần" của tộc Di.
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Vũ đạo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 7 29/11/08 19:26

troi, minh dang dinh dua len dien dan ve mua Trung Hoa, vay ma ban lam mat tieu rui. Dung la tu tuong lon gap nhau. hi..hi. Dung rui ban ah, co the noi vu dao Trung Hoa rat tuyet voi va co suc anh huong rat lon den ca mua nhac o nhieu nuoc tren the gioi. Minh da tung tham gia biểu diên mua Trung Hoa, va cam giac rat thich. Mua va nhạc co lien quan mật thiet voi nhau, không co nhạc thi mua chi la cai xac không hon. Nhạc Hoa va nhưng điẹu bộ cua mua da lam me man nhieu nguoi. Ngoai ra trang phuc cua mua TH cung rat dẹp măt va tuoi tan.
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vũ đạo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 5 04/12/08 1:19

TCTTrang K8
Bổ sung
Cũng giống như ngôn ngữ, những điệu múa Trung Quốc được xem là hình thái "độc nhất vô nhị" kể cả về ngôn ngữ thể hiện, chủ đề, kết cấu... Chỉ qua một điệu múa, người xem có thể hiểu được cảm giác, tâm trạng hay những gì mà các vũ công muốn thể hiện, và có thể cảm thấy tâm hồn mình thư thái, nhẹ nhàng hơn. Nghệ thuật múa Trung Quốc có lịch sử gần 5.000 năm, có thể chia thành những loại chính như: Nghi lễ (cảm ơn và cầu nguyện cho mùa màng bội thu); Kịch (tái hiện hoặc bình luận những sự kiện lịch sử); Múa võ (phần lớn là biểu diễn vũ thuật ); Nông nghiệp (mô phỏng công việc đồng áng hay các hiện tượng tự nhiên).
Ở xã hội phong kiến Trung Quốc, vũ công phần lớn thuộc tầng lớp "dưới đáy", chỉ những người cực kỳ giỏi giang mới được hoàng triều hay những gia đình quý tộc mời vào biểu diễn. Bắt đầu từ thời nhà Đường (618-906 SCN), khi "con đường tơ lụa" thiết lập thì những điệu múa và cả phần nhạc đệm đã ít nhiều mang dấu ấn nước ngoài (đặc biệt là Ấn Độ, Ba Tư).
Vũ đạo nhà Đường phân làm hai loại “Kiếm vũ” và “Nhiễm vũ”. “Nhiễm vũ” đòi hỏi phải dũng mãnh, có lực, “Kiếm vũ” nhẹ nhàng, mềm mại. Những vũ khúc nổi tiếng lúc bấy giờ là: Hồ Toàn, Tây Lương, Hồ Đằng, Thúy Bàn… Tuyệt tác là “Nghê thường vũ y vũ khúc” của Dương Ngọc Hoàn kết hợp hòa quyện vũ đạo truyền thống trung nguyên vốn nhu mì điển nhã cùng nét trong sáng tú lệ của vùng Tây vực. Chính Dương Quý Phi cũng đã nói “Nghê thường vũ khúc có thể lấp trước đậy sau”.
Hình ảnh
Vũ đạo Trung Quốc thời Thương - Chu chia thành hai nhánh chính gồm "dân sự" và "quân sự". Ở vũ đạo "dân sự", nghệ sĩ múa thường cầm trên tay những ngọn cờ bằng lông chim - thể hiện cuộc sống săn bắt, hái lượm. Những vũ đạo "dân sự" này về sau phát triển thành các điệu múa (kèm theo nhạc) sử dụng trong những lễ hội cầu may, trừ tà tổ chức ở những vùng ngoài kinh thành. Trong những nhóm vũ đạo "quân sự" với nhiều người tham gia, nghệ sĩ múa thường mang vũ khí trên tay, di chuyển nhịp nhàng. Hàng loạt bài tập sau này áp dụng cho binh lính luyện tập có nguồn gốc từ đây. Người Trung Quốc thông qua các động tác phối hợp tay và chân tạo nên điệu múa thể hiện sự biết ơn với Đấng Tối cao cho họ sức khoẻ, hạnh phúc, cuộc sống bình yên, đồng thời tái hiện nét sinh hoạt đời thường, cảm giác vui thích hay đau khổ.
Một vài điệu múa chính:
1. Múa sư tử
Điệu múa này thường thấy trong những dịp lễ hội của người Trung Quốc, bởi người ta tin rằng, nó mang lại hạnh phúc và may mắn. Múa sư tử do hai hoặc một nhóm vũ công thể hiện. Những nghệ sĩ múa chuyển dịch đầu sư tử theo tiếng nhạc rộn rã. Có hai cách thức chính trong múa sư tử là múa của người phương Bắc và múa của người phương Nam. Phân biệt hai loại này dựa vào những động tác thể hiện hay vẻ ngoài của sư tử. Sư tử phương Bắc có bộ lông màu vàng, động tác miệng không nhiều trong khi sư tử phương Nam lại có bộ lông nhiều màu và miệng thể hiện rất sinh động. Trong những điệu múa truyền thống Trung Quốc, không có điệu nào náo nhiệt với thanh la não bạt như múa sư tử. Mỗi dịp tết Nguyên đán, người dân phương Nam thường thích tham gia múa hay xem biểu diễn từ sáng sớm đến tối khuya, trong khi người phương Bắc tổ chức lễ hội lớn rất công phu, màn múa sư tử xuất hiện lúc kết thúc. Múa sư tử không thể thiếu bộ gõ hay những nhạc cụ phụ trợ khác.
2. Múa rồng
Rồng - theo quan niệm của người phương Đông nói chung - là loại động vật lưỡng cư, vừa sống trên cạn, lại có thể bay trong không khí hay bơi trên biển cả. Rồng là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên, tính hào hiệp, phẩm cách cao thượng lại rất cẩn trọng. Mặc dù hình tượng rồng trông khá dữ tợn, nó là con vật 'tổng hợp" từ nhiều loài khác: sừng hươu, đầu lạc đà, tai trâu, mắt thỏ, vẩy cá... Múa rồng thể hiện sự kính trọng của người dân (đặc biệt là nông dân) Trung Quốc với thế giới tự nhiên, họ tin rằng có một số con vật đại diện cho sức mạnh thánh thần. Quan niệm này cũng xuất hiện ở một vài dân tộc châu Á khác. Múa rồng thể hiện ước mơ một vụ mùa may mắn, đời sống thịnh vượng trên trái đất. Kích cỡ và độ dài của con rồng múa phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo, vào khả năng vũ công, diện tích sân khấu, và cả mức độ "đầu tư tài chính". Thông thường một con rồng được chia làm 7-13 khúc, đôi khi có thể lên tới 46 khúc. Rồng có thể làm bằng nhiều màu khác nhau, phổ biến là màu xanh (tượng trưng cho mùa màng bội thu) cùng một số màu khác như vàng (quyền lực của hoàng đế), màu bạc (sự thịnh vượng) hay màu đỏ (nhộn nhịp náo nhiệt)...
Tuy nhiên, dù là rồng Nam hay rồng Bắc thì đuôi và vảy rồng vẫn dùng màu ánh bạc là chủ yếu (tượng trưng cho những vì tinh tú lấp lánh, đem lại cảm giác vui vẻ, thư thái). Sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển theo từng khúc dọc thân rồng là yếu tố quyết định đến việc thành công trong múa rồng. Chỉ xảy ra sơ suất nhỏ nào đó trong đoàn vũ công, lập tức con rồng đang "vờn mây" có thể bị "đứt khúc".
Tiếng trống là âm thanh không thể thiếu trong múa rồng. Đầu rồng thường nặng tới 6kg, bởi vậy vũ công phần đầu phải là người mạnh khoẻ, khả năng chịu đựng cao và nhuần nhuyễn các điệu nhảy. Cả một đội nghệ sĩ tham gia múa rồng phải "nhìn trước ngó sau", không nhảy nhanh quá, không bước chậm quá và phải tự mình né vòng, dâng lên hạ xuống. Thông thường một "con rồng lớn" cần tới khoảng 68 người, mỗi khúc rồng cần 4 nghệ sĩ thể hiện. Điệu múa này thường xuất hiện trong những dịp lễ tết quan trọng, thu hút rất nhiều người tham gia.
3. Múa Tây Tạng
Hầu hết người dân Tây Tạng đều có thể hát và múa. Họ hát mọi nơi mọi lúc, trong những ngày hội, hay những sự kiện hoặc nghi lễ tôn giáo, họ nhảy trong đám cưới, thậm chí chỉ là trước đám đông tụ tập mỗi lúc rảnh rỗi. Lịch sử của những ca từ, điệu múa Tây Tạng có từ cách đây hàng ngàn năm, trong đó múa hát tôn giáo hoặc mang tính thần bí phù phép là quan trọng nhất. Trang phục của người múa phần lớn là áo truyền thống tay dài, hoạ tiết rực rỡ. Nội dung những bài hát và điệu nhảy phản ánh cuộc sống hạnh phúc, bình an, đầy ắp tiếng cười. Từ em nhỏ tới người già Tây Tạng, bất kể ai cũng có thể biểu diễn rất thành thục các điệu chính như: điệu múa của người chăn bò, vũ điệu chú hươu nhỏ, múa chim công, múa đàn sếu bay...
4. Múa trống
Vào cuối mùa đông, thanh niên trong các ngôi làng nông thôn Trung Quốc bắt đầu tập múa trống, biểu diễn trống chuẩn bị đón chào Tết Nguyên đán. Một vũ công mang bên mình chiếc trống sơn đỏ treo bằng dải lụa nhỏ ngang người, dùi trống cũng gắn dải lụa đỏ, vỗ hoặc đánh trống nhịp nhàng theo bước chân hay điệu đánh tay điêu luyện. Nhịp trống rộn rã với điệu nhảy mạnh mẽ dứt khoát thể hiện ước mơ một cuộc sống phóng khoáng, khát vọng tự do với cảm xúc nồng nàn, tha thiết.
Múa trống ở An Sai và Lạc Xuyên (phía bắc tỉnh Sơn Tây) được xem là mẫu mực với những nét phân biệt rõ ràng. Động tác múa An Sai sôi nổi, phần vũ điệu phụ thuộc nhiều vào nhịp trống. Lên tới cao trào của điệu múa, vũ công vừa đánh trống vừa nhảy, miệng hét vang "hei hei" nghe rất phấn khích, hào hứng. Múa trống Lạc Xuyên lại theo "chỉ đạo chung" của trống lớn (gọi là trống cái). Dùi trống cái dài và mảnh. Vũ công mặc y phục kiểu chiến binh màu trắng, với chiếc khăn bịt đầu và cờ giắt sau lưng. Dù quay sau hay tiến lên phía trước, toàn bộ vũ công đều hướng theo hiệu lệnh của người chỉ huy như binh lính tập trận thời xưa.
Ngoài ra còn có múa quạt, múa lụa, múa trong Kinh kịch…
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vũ đạo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 22:13

Minh góp ý 1 chút mong bạn đừng buồn . Trước khi post 1 đề tài ..hay mai mốt

làm 1 bài báo cáo khoa hoc, luận văn thì điều đầu tiên .. như thầy Thêm đã dạy

trong môn Phương pháp nghiên cứu là phải xem coi có ai đã nghiên cứu chưa ?

Mình tiếp cận lại có gì mới không?

Đế tài này chính là đề tài của bạn ANH ĐÀO gửi ngày 7/7/2008 với tựa đề văn

hóa THoa qua nghệ thuật vũ đạo.. Trí lớn gặp nhau rùi!! :P
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Vũ đạo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 7 06/12/08 23:47

mình biết có bạn đã làm rồi, mình chỉ muốn góp thêm tư liệu cho phong phú, bài của mình có thêm phần ảnh hưởng nữa mà!
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vũ đạo Trung Hoa và ảnh hưởng của nó

Gửi bàigửi bởi anhdao » Thứ 6 19/12/08 13:07

Chao cac ban VHH khoa VII,
Thuc ra, luc post de tai nay len dien dan, minh chua co dinh huong ro ve de tai tieu luan cho mon Van hoa Trung Hoa. Sau do, minh da chuyen sang lam de tai khac vi khong du kien thuc de trien khai de tai nay thanh tieu luan. Vay neu co ban nao quan tam den de tai vu dao Trung Hoa thi cu thuc hien nhe!
RANDOM_AVATAR
anhdao
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 07/01/08 12:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách